Thứ hai 21/07/2025 03:40Thứ hai 21/07/2025 03:40 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Hải Dương tăng cường các biện pháp kỹ thuật chăm sóc vải thiều, nhãn lồng

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Dịp đầu xuân là thời điểm ra hoa, kết quả nhiều loại cây trồng, trong đó tỉnh Hải Dương là một tỉnh nổi tiếng về loại cây ăn quả vải thiều, nhãn lồng. Năm 2025, đến thời điểm này, giống vải sớm đã ra hoa được trên 90%, vải chính vụ (vải thiều) đã ra hoa được khoảng 60-70%; cây nhãn đang bắt đầu ra hoa.
Hải Dương tăng cường các biện pháp kỹ thuật chăm sóc vải thiều, nhãn lồng
Hình ảnh cây Vải đang ra hoa nở rộ. Ảnh nguồn internet.

Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn toàn tỉnh Hải Dương có khoảng 8.800 ha vải (tập trung chủ yếu ở huyện Thanh Hà, Ninh Giang, Tứ Kỳ và thành phố Chí Linh); khoảng 2.100 ha nhãn (tập trung chủ yếu ở thành phố Chí Linh, huyện Thanh Miện, Thanh Hà và thị xã Kinh Môn).

Để đảm bảo kỹ thuật, sinh trưởng phát triển tốt, tăng tỷ lệ ra hoa, đậu quả, bảo đảm năng suất, chất lượng quả vải, nhãn. Chi cục Trồng trọt và Bảo thực vật đề nghị Phòng Nông nghiệp và PTNT/Kinh tế và Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố có diện tích vải, nhãn trồng tập trung tăng cường chỉ đạo, thực hiện một số nội dung sau:

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hải Dương chỉ đạo, hướng dẫn nông dân bám sát diễn biến thời tiết, tình hình sinh trưởng phát triển của các giống vải, nhãn để kịp thời chăm bón giúp cây ra hoa nhanh, nở hoa tập trung, tăng tỷ lệ đậu quả. Sau khi cây kết thúc nở hoa và bắt đầu đậu quả: Cần tiếp tục duy trì tưới nước đảm bảo đủ ẩm cho cây, đồng thời kết hợp bón thúc phân bón NPK kịp thời cung cấp dinh dưỡng cho cây nuôi quả. Quan sát biểu hiện sinh trưởng của cây để điều chỉnh tỷ lệ hàm lượng NPK cho phù hợp. Giai đoạn này cũng cần phun bổ sung phân vi lượng có hàm lượng Bo cao qua lá để tăng khả năng đậu quả. Khi cây vải đang trong giai đoạn nở hoa vẫn cần phải tưới nước cho các diện tích khô hạn để đảm bảo cung cấp đủ nước cho cây giúp cây nở hoa tập trung, tăng khả năng đậu quả. Tuy nhiên, giai đoạn này không bón phân, nhất là phân đạm.

Hải Dương tăng cường các biện pháp kỹ thuật chăm sóc vải thiều, nhãn lồng
Hải Dương là tỉnh đứng đầu về năng suất thu hoạch vải trên cả nước. Ảnh nguồn internet.

Cùng với đó tăng cường theo dõi và hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại trên vải, nhãn. Ở giai đoạn này, tập trung theo dõi và phòng trừ đối với sâu đo, sâu đục chẽ hoa, sâu róm, rệp muội và bệnh sương mai; khuyến cáo, quán triệt nông dân không được phun thuốc bảo vệ thực vật khi cây vải, nhãn đang nở hoa để bảo vệ đàn ong mật và tăng tỷ lệ đậu quả.

Sở Nông nghiệp & PTNT Hải Dương khuyến cáo nông dân đẩy mạnh áp dụng quy trình sản xuất vải, nhãn, theo tiêu chuẩn an toàn (VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ); thực hiện duy trì tốt các vùng trồng đã được cấp mã số, thiết lập vùng trồng để cấp mã số mới. Đối với vùng sản xuất vải, nhãn phục vụ xuất khẩu: Tham mưu UBND cấp huyện chỉ đạo các xã, phường, thị trấn có vùng vải, nhãn sản xuất tập trung phục vụ xuất khấu liên hệ với các Doanh nghiệp, thương nhân thu mua vải, nhãn ký hợp đồng liên kết bao tiêu sản phẩm ngay từ đầu vụ để có tính rằng buộc pháp lý nhằm đảm bảo quản lý tốt nhất các vùng trồng.

Theo đó, tăng cường kiểm tra giám sát chất lượng vật tư đầu vào sử dụng trên vải, nhãn đặc biệt là thuốc bảo vệ thực vật. Yêu cầu các đại lý, cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật trong vùng sản xuất vải, nhãn xuất khẩu thực hiện ký cam kết tuyệt đối không bán, tư vấn, khuyến cáo nông dân sử dụng những loại thuốc bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất mà nước nhập khẩu cấm hoặc cho phép mức dư lượng thấp như Tricyclazole, Thiosultap-Sodium, Profenofos, Quinalphos, Permethrin, Hexaconazole./.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

OCOP Đồng Nai: Chất lượng nâng tầm, thị trường mở rộng

OCOP Đồng Nai: Chất lượng nâng tầm, thị trường mở rộng

Với mục tiêu nâng tầm giá trị nông sản và phát triển kinh tế địa phương, Đồng Nai đang tích cực mở rộng đầu ra cho các sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm). Tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, từ hỗ trợ chủ thể đăng ký sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu hàng hóa, mã số vùng trồng đến đẩy mạnh kết nối với các sàn thương mại điện tử và hệ thống bán lẻ hiện đại. Nhờ đó, các sản phẩm OCOP Đồng Nai không chỉ vươn xa mà còn khẳng định được vị thế trên thị trường.
Bắc Kạn: Áp dụng kỹ thuật sản xuất lúa hữu cơ giúp cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt

Bắc Kạn: Áp dụng kỹ thuật sản xuất lúa hữu cơ giúp cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt

Mô hình sản xuất lúa hữu cơ đã mở ra nhiều cơ hội phát triển cho nông nghiệp hàng hóa địa phương. Đây sẽ là tiền đề để tỉnh Bắc Kạn tiếp tục thực hiện các mô hình sản xuất hữu cơ, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh.
Hỗ trợ nông dân chuyển hướng sang canh tác hữu cơ

Hỗ trợ nông dân chuyển hướng sang canh tác hữu cơ

Với lợi thế về đất đai, khí hậu trong sản xuất nông nghiệp, các cấp chính quyền và tổ chức đoàn thể đã tích cực tuyên truyền, hỗ trợ nông dân áp dụng quy trình chăm sóc khoa học, chuyển hướng canh tác hữu cơ. Nhờ đó, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, bảo vệ môi trường và nguồn thu nhập cho nông dân.
Từ sản xuất rau sạch đến du lịch sinh thái: Hướng đi xanh cho nông nghiệp đô thị Đà Nẵng

Từ sản xuất rau sạch đến du lịch sinh thái: Hướng đi xanh cho nông nghiệp đô thị Đà Nẵng

Giữa nhịp sống đô thị sôi động của thành phố Đà Nẵng, những vườn rau xanh mướt ở Túy Loan và La Hường đang âm thầm viết nên câu chuyện chuyển mình của nông nghiệp đô thị hiện đại.
Sản xuất nông nghiệp xanh kết hợp du lịch trải nghiệm

Sản xuất nông nghiệp xanh kết hợp du lịch trải nghiệm

Đó là mô hình của anh Võ Vinh Ca - Chủ trang trại Ca Organic Farm ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định. Với mô hình này, gia đình anh có thu nhập tiền tỷ mỗi năm và tạo việc làm cho hơn 20 lao động tại địa phương. Nhiều năm liền, anh Ca được Hội Nông dân các cấp công nhận danh hiệu là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.
Ước mơ đưa thương hiệu rượu men lá vươn xa

Ước mơ đưa thương hiệu rượu men lá vươn xa

Hợp tác xã rượu men lá Thanh Tâm ở thôn Nà Pài, xã Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn là đơn vị vừa nấu rượu men lá theo phương pháp truyền thống đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, vừa chăn nuôi gia súc theo hướng tập trung đem lại hiệu quả kinh tế cao
Đắk Nông công nhận 5 sản phẩm đạt OCOP 4 sao

Đắk Nông công nhận 5 sản phẩm đạt OCOP 4 sao

UBND tỉnh Đắk Nông vừa ban hành quyết định số 858/QĐ-UBND công nhận và cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Đắk Nông năm 2025.
Người nâng giá trị sản phẩm hữu cơ cho cây ổi quê hương

Người nâng giá trị sản phẩm hữu cơ cho cây ổi quê hương

Nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm sạch ngày càng gia tăng. Nắm bắt xu hướng đó, chị Đỗ Thị Thanh Thúy (xã Hòa Phước, TP. Đà Nẵng) đã khởi nghiệp với sản phẩm ổi hữu cơ, góp phần lan tỏa lối sống xanh và tiêu dùng bền vững
Nông nghiệp hữu cơ ở Quảng Bình: Tiềm năng và thách thức

Nông nghiệp hữu cơ ở Quảng Bình: Tiềm năng và thách thức

Tỉnh Quảng Bình có nhiều tiềm năng mà thiên nhiên ban tặng để bà con nông dân nơi đây tiến hành sản xuất Nông nghiệp hữu cơ (NNHC), tạo ra những sản phẩm chất lượng và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, khi làm nông nghiệp hữu cơ ở Quảng Bình cũng gặp phải những thách thức khó khăn cả chủ quan và khách quan…
Vịt quay mác Mật và Khâu nhục: Hai món ẩm thực đậm hương vị núi rừng Đông Bắc

Vịt quay mác Mật và Khâu nhục: Hai món ẩm thực đậm hương vị núi rừng Đông Bắc

Lạng Sơn, vùng đất địa đầu Tổ quốc, không chỉ nổi tiếng với những hang động kỳ vĩ, những phiên chợ vùng cao rực rỡ sắc màu mà còn níu chân du khách bởi một nền ẩm thực độc đáo, mang đậm hương vị núi rừng Đông Bắc. Trong số vô vàn món ngon ấy, vịt quay mác mật và khâu nhục nổi lên như một cặp đôi hoàn hảo, một bản hòa tấu hương vị vừa thơm lừng, đậm đà, vừa mềm tan, béo ngậy, gói trọn tinh túy của núi rừng và sự khéo léo của người dân xứ Lạng.
Từ Nhà báo “sống chết” với biển đảo: Đến hành trình đưa rau hữu cơ ra quần đảo Trường Sa

Từ Nhà báo “sống chết” với biển đảo: Đến hành trình đưa rau hữu cơ ra quần đảo Trường Sa

Lần đầu tiên, những mầm rau hữu cơ đã có mặt trên một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa, Khánh Hòa. Đây là kết quả của dự án tự nguyện được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu và ứng dụng Nông nghiệp hữu cơ (thuộc VUSTA) kết hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân với mong muốn giúp quân dân Trường Sa cải thiện cuộc sống và tạo hệ sinh thái hữu cơ có lợi trên các đảo, góp phần phủ xanh biển đảo quê hương.
Cua, Cáy ở làng quê Việt Nam: Nguồn lợi thủy sản đa dạng

Cua, Cáy ở làng quê Việt Nam: Nguồn lợi thủy sản đa dạng

Việt Nam, với đường bờ biển dài và hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, là một thiên đường cho các loài giáp xác, đặc biệt là cua và cáy. Hai loài vật này không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái vùng nước lợ và nước mặn mà còn là nguồn thực phẩm phong phú, mang đậm hương vị đặc trưng của ẩm thực Việt Nam.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính