Thứ hai 21/07/2025 03:29Thứ hai 21/07/2025 03:29 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Hiệu quả từ sự cộng sinh đa tầng trên đất trồng cây cà phê

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Tại một địa phương trọng điểm về trồng cây cà phê như Di Linh - Lâm Đồng, sự tổn thương mùa màng đang dần trầm trọng do thời tiết thay đổi bất thường bởi biến đổi khí hậu cực đoan trên toàn cầu. Nhằm hướng tới "canh tác xanh" hiệu quả, cần có những thay đổi phù hợp và sáng tạo để bảo vệ thảm thực vật và phát triển bền vững.
Sự cộng sinh đa tầng cây hiệu quả trên đất trồng cây cà phê
Nền đất không được bao phủ bởi thảm thực vật đa tầng dễ trở thành nạn nhân của những trận mưa lớn hay nắng nóng kéo dài

Canh tác cây cà phê - tồn tại nhiều vấn đề nan giải

Biến đổi khí hậu khó dự báo không chỉ là vấn đề chung tại "thủ phủ" cà phê như Di Linh - Lâm Đồng, mà còn của các vùng trồng khác trên toàn quốc. Từ nhiều năm nay, lượng mưa thay đổi thất thường đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực tới sản lượng cà phê, đồng thời suy giảm tính hiệu quả trong sử dụng đất trồng. Khi lượng mưa tăng cao, đất trồng bị rửa trôi, xói mòn gây suy giảm tính phù hợp trong canh tác về dinh dưỡng và mật độ các vi sinh vật có lợi. Ngược lại, khi nắng nóng kéo dài, lượng mưa sụt giảm gây nên tình trạng thất thoát nước trong đất, khiến vùng trồng khô hạn trầm trọng. Ngoài ra, thiếu hụt độ ẩm trong không khí cũng dẫn tới tình trạng héo sốc, do đó sụt giảm chất lượng và sản lượng khai thác.

Từ những vấn đề trên, có thể tạm thời đi tới kết luận: khi không có cây lớn che bóng và thảm cỏ thực vật thì đất canh tác cây cà phê sẽ gặp nhiều bất lợi. Cụ thể, khi mưa lớn, các chất dinh dưỡng màu mỡ trong đất bị xói mòn, tập trung không đồng đều trên toàn bộ diện tích canh tác, và ngược lại, nếu nắng hạn kéo dài, lượng nước bốc hơi nhanh nếu không có thảm thực vật sát nền bảo vệ. Do đó, việc tìm ra phương án để khắc phục các khiếm khuyết trên là vấn đề nan giải đối với mỗi hộ canh tác cây cà phê, đặc biệt là các khu vực đang dần chuyển đổi từ nông nghiệp hoá học sang nông nghiệp hữu cơ.

Sự cộng sinh đa tầng cây hiệu quả trên đất trồng cây cà phê
Cây lạc dại được "quy hoạch" thành lớp thảm xanh trực tiếp bảo vệ đất trồng cà phê

"Giải pháp kép" giúp phát triển cây cà phê bền vững

Sau nhiều năm tìm kiếm phương án và thí điểm việc đa dạng hoá tầng cây trong khu vực trồng cà phê tại Di Linh - Lâm Đồng, địa phương có đặc điểm tự nhiên tương đối cao so với mặt nước biển (khoảng 1000m), cùng khí hậu đặc trưng "4 mùa trong ngày" tại tại farm Thuần Trịnh đã đạt được những kết quả tích cực trên trang trại trồng cà phê thuần hữu cơ với diện tích khoảng 1ha. Ở tầng thấp nhất, cây lạc dại được trồng có chủ đích tại những khu vực có ánh nắng tự nhiên, tạo nên một lớp thảm thực vật che phủ đất trồng. Lớp thảm xanh này không những giảm đáng kể sự rửa trôi, xói mòn đất, mà còn giúp đất tơi xốp và thông thoáng, nâng cao độ pH và chất dinh dưỡng của đất. Ở tầng cao nhất, cây sầu riêng là giải pháp phù hợp với đặc điểm thân cây lớn và tán lá rộng, tạo nên một chiếc ô tự nhiên che phủ cho thảm thực vật bên dưới, hạn chế nắng nóng và sức xói mòn của mỗi trận mưa lớn.

Do thân cây sầu riêng lớn và khó trồng xen kẽ bao phủ toàn bộ diện tích đất trồng, cây mắc ca với kích thước và chiều cao thấp hơn được bố trí rải rác quanh khu vực canh tác, bao phủ tầng cây chính và cũng quan trọng nhất là cây cà phê. Do được che chắn 2 lớp trước mưa nắng và thiên tai như gió bão, cây cà phê được đảm bảo an toàn, đồng thời giữ được hệ vi sinh vật có lợi trong đất, tác động cộng hưởng sinh vật đa tầng cây, qua đó cải thiện được chế độ nước và độ ẩm - những yếu tố quan trọng nhất tác động tới sản lượng canh tác.

Sự cộng sinh đa tầng cây hiệu quả trên đất trồng cây cà phê
Cây cà phê dưới lớp bảo vệ kép của đa tầng thực vật

Bên cạnh đó, do diện tích đất trồng được quy hoạch sản xuất hữu cơ, việc tăng cường sử dụng phân ủ vi sinh từ chính phụ, phế phẩm trong quá trình sản xuất là vỏ hạt cà phê lên men sinh học, đã giúp nền đất giàu dinh dưỡng hơn, vì vậy, việc bón phân khoáng và phun thuốc bảo vệ thực vật trở nên không cần thiết khi bản thân cây trồng đã có sức đề kháng tốt với sâu bệnh tự nhiên. Ngoài ra, môi trường hoàn toàn tự nhiên cũng thu hút nhiều động vật hoang dã sinh sống, tạo nên hệ sinh thái phong phú và đa dạng.

Sự cộng sinh đa tầng cây hiệu quả trên đất trồng cây cà phê
Chim bìm bịp - sát thủ của loài rắn tìm thường tìm đến những khu vực có cấu trúc tương tự tự nhiên

Đối với các vùng canh tác hữu cơ, đây có thể được xem xét là giải pháp kép, giúp cây trồng vừa được bảo vệ khỏi thiên tai và sâu bệnh, vừa gia tăng sản lượng. Giải pháp đã được thí điểm thành công tại farm Thuần Trịnh, Di Linh - Lâm Đồng và được các chuyên gia đánh giá cao bởi tính sáng tạo và phù hợp với thực tiễn trong quá trình chuyển đổi từ nông nghiệp hoá chất sang nông nghiệp hữu cơ trên toàn quốc.

Bài liên quan

"Organic Vibes" mở màn chiến dịch "Hữu cơ Easy" tại Đại học FPT TP.HCM

"Organic Vibes" mở màn chiến dịch "Hữu cơ Easy" tại Đại học FPT TP.HCM

Sáng nay, một không khí sôi động và đầy hứng khởi đã tràn ngập Trường Đại học FPT TP. Hồ Chí Minh khi sự kiện "Organic Vibes" chính thức khai mạc, đánh dấu bước đệm quan trọng cho chuỗi các hoạt động của chiến dịch "Hữu cơ easy với Gen G". Được định hướng nhằm phát triển bền vững thông qua việc nâng cao nhận thức về nông nghiệp hữu cơ trong cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ, sự kiện đã thu hút đông đảo sinh viên, đối tác, nhà báo và các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ.
Cao Bằng: Tặng 70 suất quà gia đình chính sách, hội viên có hoàn cảnh khó khăn

Cao Bằng: Tặng 70 suất quà gia đình chính sách, hội viên có hoàn cảnh khó khăn

Tại Cao Bằng, ngày 17/7/2025, Đoàn công tác Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam do Thượng tướng Bế Xuân Trường, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam làm trưởng đoàn tặng 70 suất quà cho gia đình chính sách, hội viên cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn xã Đức Long và phường Thục Phán.
Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 3: Gia tăng giá trị cho nông sản hữu cơ

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 3: Gia tăng giá trị cho nông sản hữu cơ

Để nông nghiệp hữu cơ miền núi không còn dừng lại ở những mô hình điểm mà thực sự thành một ngành kinh tế xanh bền vững, cần phải tối ưu lợi thế cạnh tranh, nâng tỷ lệ lợi nhuận trên mỗi đơn vị sản phẩm.
Phát triển nông nghiệp xanh, bền vững là xu thế tất yếu

Phát triển nông nghiệp xanh, bền vững là xu thế tất yếu

Diễn đàn Nông nghiệp 2025 với chủ đề “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chỉ đạo, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức chiều 16/7/2025, tại Hà Nội.
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng khoá XIX, tổ chức hội nghị lần thứ 23 (mở rộng)

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng khoá XIX, tổ chức hội nghị lần thứ 23 (mở rộng)

Ngày 15/7, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức hội nghị lần thứ 23 (mở rộng). Hội nghị tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến 56 điểm cầu các xã, phường trên địa bàn toàn tỉnh.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cao Bằng khoá XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 74

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cao Bằng khoá XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 74

Sáng 14/7, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy Cao Bằng khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 74. Đồng chí Quản Minh Cường, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng chủ trì hội nghị.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Chuyển đổi xe xăng sang xe điện ở đô thị: Lợi ích lớn, khó khăn thách thức còn nhiều

Chuyển đổi xe xăng sang xe điện ở đô thị: Lợi ích lớn, khó khăn thách thức còn nhiều

Việc chuyển đổi từ xe chạy xăng sang xe điện đang là một xu hướng tất yếu trên toàn cầu, đặc biệt tại các đô thị lớn, nơi ô nhiễm không khí và tiếng ồn đang trở thành vấn đề cấp bách. Tuy nhiên, quá trình này không hề đơn giản mà bao gồm cả những khó khăn đáng kể và những thuận lợi hấp dẫn. Việc hiểu rõ cả hai mặt sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về tương lai di chuyển trong đô thị. Mặc dù xe điện mang lại nhiều lợi ích, nhưng việc thay thế hoàn toàn xe xăng ở đô thị vẫn còn đối mặt với nhiều rào cản.
Dịch tả lợn Châu Phi bùng phát ở Nghệ An, người chăn nuôi thiệt hại nặng nề

Dịch tả lợn Châu Phi bùng phát ở Nghệ An, người chăn nuôi thiệt hại nặng nề

Tình hình dịch tả lợn Châu Phi đang tái bùng phát trên diện rộng tại các xã ở Nghệ An. Trong khi đó, lợn chết được vứt bừa bãi ở một số nơi nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh.
Phường Lĩnh Nam kết nối hành trình sống xanh

Phường Lĩnh Nam kết nối hành trình sống xanh

Phường Lĩnh Nam (TP. Hà Nội) vừa chính thức phát động phong trào “Lĩnh Nam vì môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp” với sự tham gia đồng loạt của hệ thống chính trị, đoàn thể, trường học và nhân dân.
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 12/7/2025 về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
Phát triển du lịch Quảng Ngãi gắn với đặc trưng văn hóa và địa hình sau sáp nhập

Phát triển du lịch Quảng Ngãi gắn với đặc trưng văn hóa và địa hình sau sáp nhập

Tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Tọa đàm “Kết nối, hợp tác phát triển du lịch” ngay sau sáp nhập với Kon Tum. Từ đây, chiến lược mới được định hình, hướng tới phát triển du lịch bền vững, liên kết và đậm đà bản sắc.
Lào Cai: 6 tháng đầu năm 2025 toàn tỉnh trồng mới gần 12.000 ha rừng

Lào Cai: 6 tháng đầu năm 2025 toàn tỉnh trồng mới gần 12.000 ha rừng

6 tháng đầu năm 2025, giá trị sản xuất lâm nghiệp toàn tỉnh Lào Cai ước đạt con số ấn tượng 2.474 tỷ đồng. Người dân đã hăng hái trồng mới hơn 12.000 ha rừng; biến những mảnh đồi trọc thành “vàng xanh”, góp phần đưa độ che phủ rừng của tỉnh ước đạt 61,37%.
Cây cọ biểu tượng của vùng đất trung du và miền núi

Cây cọ biểu tượng của vùng đất trung du và miền núi

Cây cọ, với dáng vẻ mạnh mẽ, vươn cao và tán lá xòe rộng như những chiếc quạt khổng lồ, là một biểu tượng quen thuộc của vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Không chỉ mang vẻ đẹp cảnh quan đặc trưng, cây cọ còn có giá trị kinh tế và văn hóa sâu sắc, gắn liền với đời sống của nhiều cộng đồng trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam.
Tạp chí Travel+Leisure đánh giá vẻ đẹp choáng ngợp và kỳ vĩ của hang Sơn Đoòng

Tạp chí Travel+Leisure đánh giá vẻ đẹp choáng ngợp và kỳ vĩ của hang Sơn Đoòng

Tạp chí Travel+Leisure mô tả Sơn Đoòng như một “kỳ quan thiên nhiên siêu thực” với những mái vòm khổng lồ, hệ sinh thái rừng nguyên sinh nằm sâu trong lòng đất, cùng một hệ thống sông ngầm và vi khí hậu riêng biệt…
Xử lý bãi tập kết hàng nghìn đầu trâu, bò bốc mùi nồng nặc ở Nghệ An

Xử lý bãi tập kết hàng nghìn đầu trâu, bò bốc mùi nồng nặc ở Nghệ An

Trước nguy cơ ô nhiễm môi trường bởi bãi tập kết đầu trâu, nội tạng động vật ở phường Vinh Phú (tỉnh Nghệ An), chính quyền địa phương đã có phương án xử lý để đảm bảo vệ sinh môi trường, tránh lây lan dịch bệnh.
Hướng tới Bạch Long Vĩ xanh – đổi mới để phát triển bền vững

Hướng tới Bạch Long Vĩ xanh – đổi mới để phát triển bền vững

Bạch Long Vĩ, hòn đảo tiền tiêu của Tổ quốc, không chỉ giữ vai trò chiến lược quan trọng mà còn là một kho báu tự nhiên với hệ sinh thái biển đa dạng và phong phú. Thế nhưng, sự phát triển kinh tế – xã hội cùng những tác động từ biến đổi khí hậu đang đặt ra không ít thách thức cho việc bảo tồn và phát triển bền vững tại đây. Hướng tới một “Bạch Long Vĩ Xanh” không chỉ là một mục tiêu mà đã trở thành định hướng chiến lược, đòi hỏi sự đổi mới toàn diện từ tư duy đến hành động nhằm đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế, an sinh xã hội và bảo vệ môi trường.
Giải bài toán ô nhiễm môi trường là hướng đi bền vững cho làng nghề

Giải bài toán ô nhiễm môi trường là hướng đi bền vững cho làng nghề

Làng nghề truyền thống là một phần không thể tách rời của văn hóa và kinh tế Việt Nam, lưu giữ những kỹ năng thủ công độc đáo và tạo ra nguồn sinh kế cho hàng triệu người dân. Tuy nhiên, sự phát triển tự phát và thiếu quy hoạch của nhiều làng nghề đã và đang gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đến môi trường, đe dọa sức khỏe cộng đồng và tính bền vững của chính các làng nghề. Khắc phục ô nhiễm môi trường từ các làng nghề không chỉ là nhiệm vụ cấp bách mà còn là yếu tố then chốt để bảo tồn di sản văn hóa và hướng tới một tương lai phát triển xanh.
Lâm Đồng đẩy mạnh nông nghiệp xanh, tuần hoàn hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng “0”

Lâm Đồng đẩy mạnh nông nghiệp xanh, tuần hoàn hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng “0”

Lâm Đồng là một trong những địa phương đi đầu trong thực hiện các cam kết tại Hội nghị COP26, đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 thông qua loạt giải pháp trọng tâm trong lĩnh vực nông nghiệp. Từ phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn đến ứng dụng năng lượng tái tạo và truy xuất nguồn gốc nông sản theo quy định EUDR của Liên minh châu Âu, tỉnh Lâm Đồng cho thấy quyết tâm mạnh mẽ trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng xanh và bền vững.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính