Thứ bảy 19/07/2025 02:20Thứ bảy 19/07/2025 02:20 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Thu hút đầu tư về công nghệ số, công nghệ xanh nông nghiệp

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam kêu gọi các DN trong và ngoài nước tham gia đầu tư về công nghệ số, công nghệ xanh, công nghệ sinh khối, xử lý chất thải, chế biến sản phẩm nông nghiệp…
Thu hút đầu tư về công nghệ số, công nghệ xanh nông nghiệp
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư về công nghệ số, công nghệ xanh, công nghệ sinh khối, xử lý chất thải, chế biến sản phẩm nông nghiệp…

Đây là phát biểu của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam tại Hội nghị thu hút đầu tư, ứng dụng công nghệ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, thực hiện Đề án "Phát triển bền vững một triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030" diễn ra vừa qua tại TP.Cần Thơ.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam, Nguyên phó cục trưởng Cục Trồng trọt, báo cáo tóm tắt đề án và kết quả triển khai Đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2023".

Theo ông Tùng, sau hơn 1 năm triển khai thực hiện đề án, đã có hàng chục mô hình thí điểm canh tác theo tiêu chuẩn đề án ở các tỉnh ĐBSCL. Các mô hình canh tác thí điểm đã mang lại hiệu quả cao như: Giảm lượng phân bón, thuốc trừ sâu, tăng sản lượng lúa, giảm phát thải và quan trọng là chất lượng lúa gạo sản xuất từ mô hình được cải thiện tốt. Các tỉnh ĐBSCL hiện nay được lên kế hoạch sản xuất theo đề án lên đến hàng chục ngàn ha.

ĐBSCL là vùng sản xuất lúa gạo trọng điểm của Việt Nam, đóng góp quan trọng vào an ninh lương thực và xuất khẩu gạo trên thế giới. Tuy nhiên, khu vực này đang đối mặt với nhiều thách thức như biến đổi khí hậu, suy thoái tài nguyên, gia tăng chi phí sản xuất, trong khi thị trường quốc tế ngày càng yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm và giảm phát thải carbon.

Theo Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, để triển khai thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, cần tập trung thu hút đầu tư vào 3 lĩnh vực công nghệ quan trọng. Bao gồm công nghệ áp dụng trong quy trình kỹ thuật theo Quyết định số 145/QĐ-TT-CLT do Cục Trồng trọt ban hành. Công nghệ ứng dụng cho 100% diện tích sản xuất vùng chuyên canh, có liên kết giữa doanh nghiệp với HTX; công nghệ thực hiện đánh giá và thẩm định kết quả giảm phát thải (MRV).

Thu hút đầu tư về công nghệ số, công nghệ xanh nông nghiệp
Các tỉnh ĐBSCL hiện nay được lên kế hoạch sản xuất theo đề án lên đến hàng chục ngàn ha. Ảnh minh họa

Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh, hiện bà con nông dân đã công nhận, tin tưởng và đồng lòng triển khai quy trình canh tác của đề án. Giai đoạn tiếp theo, đề án sẽ tập trung vào ứng dụng công nghệ để giảm chi phí, tối ưu thời gian sản xuất, tăng giá trị và đảm bảo sức khỏe cho nông dân.

Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất lúa ở ĐBSCL còn nhiều dư địa để phát triển. Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao dự kiến thu hút khoảng 2 triệu nông dân tham gia HTX. Đến năm 2030 sẽ có khoảng 1.230 HTX và 210 doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo đồng hành cùng đề án, điều này tạo ra nhu cầu lớn cần kêu gọi đầu tư vào công nghệ.

“Người nông dân không cần trực tiếp ra đồng gieo sạ, cấy hoặc rải phân bằng tay. Đề án khuyến khích bà con tăng cường làm dịch vụ nông nghiệp, chuyển lao động chân tay sang áp dụng công nghệ”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết.

Báo cáo dự án thí điểm chuyển đổi số, chuyển đổi xanh nông nghiệp vùng ĐBSCL, đại diện Công ty Sorimachi Việt Nam cho biết, dự án nhằm nâng cao lực cho cán bộ, HTX, bao gồm việc hướng dẫn HTX và thành viên giảm phát thải carbon khi tham gia vào Đề án 1 triệu ha.

Công ty Sorimachi Việt Nam kiến nghị Bộ NN&PTNT xem xét chỉ đạo ứng dụng các phần mềm vào quản lý Đề án đồng bộ từ trung ương đến địa phương, HTX, nông dân cũng như có công cụ để quản lý vùng trồng, quy trình sản xuất, phân bón, mực nước... Các tỉnh thành tiếp tục tăng cường năng lực quản trị và quản lý cho HTX thông qua đào tạo các phần mềm…” – đại diện Sorimachi kiến nghị và cho biết sẽ tiếp tục kết nối với các DN Nhật Bản để hỗ trợ cho Đề án nói riêng và nông nghiệp Việt Nam nói chung.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam, giải pháp rất cần thiết đối với các HTX tham gia Đề án là ứng dụng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Bộ đã phối hợp với Liên minh HTX Việt Nam, các đơn vị của Nhật Bản triển khai thí điểm mô hình ứng dụng công nghệ số trong sản xuất lúa giảm phát thải, đặc biệt hỗ trợ HTX về phần mềm kế toán và quản trị.

“Qua hội nghị cũng muốn kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư về công nghệ số, công nghệ xanh, công nghệ sinh khối, xử lý chất thải, chế biến sản phẩm nông nghiệp…” - Thứ trưởng Nam cho hay.

Bài liên quan

Bắc Giang: Thu hút đầu tư du lịch "Con đường Hoằng dương Phật pháp của các vị Tổ Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử"

Bắc Giang: Thu hút đầu tư du lịch "Con đường Hoằng dương Phật pháp của các vị Tổ Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử"

UBND tỉnh Bắc Giang vừa có công văn về việc đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, thu hút đầu tư du lịch "Con đường Hoằng dương Phật pháp của các vị Tổ Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử".
Bình Định phải trở thành điểm sáng mới trong thu hút đầu tư

Bình Định phải trở thành điểm sáng mới trong thu hút đầu tư

Sáng 28/3, trong khuôn khổ chuyến công tác tại tỉnh Bình Định, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng tham dự Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025.
Phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững ngành Dâu Tằm Tơ Việt Nam” đến năm 2030

Phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững ngành Dâu Tằm Tơ Việt Nam” đến năm 2030

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa Quyết định phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững ngành Dâu Tằm Tơ Việt Nam” với mục tiêu thúc đẩy ngành Dâu Tằm Tơ (DTT) phát triển theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, nâng cao giá trị sản phẩm và năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Theo Dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (trên cơ sở hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường) sẽ có 45 chức năng, nhiệm vụ và 30 đầu mối trực thuộc.
Tăng cường, chấn chỉnh việc kiểm dịch, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật

Tăng cường, chấn chỉnh việc kiểm dịch, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa chỉ đạo tăng cường, chấn chỉnh công tác kiểm dịch, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển trong nước.
Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 237/QĐ-TTg ngày 27/1/2025 điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 trong nội bộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Nghệ An phân bổ hơn 140 tỷ đồng cho các xã, phường mới để mua sắm trang thiết bị, phục vụ chuyển đổi số

Nghệ An phân bổ hơn 140 tỷ đồng cho các xã, phường mới để mua sắm trang thiết bị, phục vụ chuyển đổi số

Để đảm bảo tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp hiệu quả, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhân dân. Tỉnh Nghệ An sẽ phân bổ 141 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ cho các xã mới để mua sắm trang thiết bị và phục vụ chuyển đổi số.
Vai trò và vị trí của Nghị quyết 57 đối với kinh tế - xã hội

Vai trò và vị trí của Nghị quyết 57 đối với kinh tế - xã hội

Nghị quyết 57 xác định Khoa học công nghệ & Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số là động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Điều này có nghĩa là thay vì chỉ tập trung vào mở rộng quy mô, Việt Nam sẽ ưu tiên tăng trưởng về chất lượng, năng suất và hiệu quả.
Vượt qua màn hình cảm ứng và làn sóng tiếp theo của công nghệ di động

Vượt qua màn hình cảm ứng và làn sóng tiếp theo của công nghệ di động

Trong hơn một thập kỷ qua, điện thoại thông minh với màn hình cảm ứng đã thống trị thế giới công nghệ di động, trở thành trung tâm kết nối, giải trí và làm việc của hàng tỷ người. Tuy nhiên, sự đổi mới không bao giờ ngừng nghỉ, và một làn sóng công nghệ di động tiếp theo đang dần hình thành, hứa hẹn sẽ vượt xa những giới hạn của màn hình cảm ứng truyền thống, mang đến những trải nghiệm di động trực quan, cá nhân hóa và liền mạch hơn bao giờ hết.
Quảng Ngãi: Xã Tu Mơ Rông tập huấn ứng dụng AI nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ người dân

Quảng Ngãi: Xã Tu Mơ Rông tập huấn ứng dụng AI nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ người dân

Ngày 8/7, UBND xã Tu Mơ Rông, tỉnh Quảng Ngãi phối hợp cùng Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Giáo dục FUNEDU tổ chức lớp tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công tác hành chính” cho cán bộ, công chức và các lực lượng liên quan trên địa bàn xã.
Việt Nam - Brazil thúc đẩy hợp tác phát triển nông nghiệp, công nghệ

Việt Nam - Brazil thúc đẩy hợp tác phát triển nông nghiệp, công nghệ

Trên cơ sở quan hệ chính trị ngoại giao tốt đẹp và những giá trị cốt lõi chung giữa Việt Nam - Brazil, với tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", Thủ tướng kêu gọi doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh kết nối, hợp tác, đầu tư, cụ thể hóa các thỏa thuận của lãnh đạo hai nước. Cụ thể, triển khai 3 lĩnh vực hợp tác trọng tâm, đột phá gồm: Nông nghiệp; khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, viễn thông; khai thác, chế biến khoáng sản (đồng, dầu khí…).
Chuyển đổi số thúc đẩy khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao

Chuyển đổi số thúc đẩy khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao

Sau lễ công bố tại TP.Hồ Chí Minh, cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp công nghệ cao 2025 đã lan tỏa khắp cả nước, thắp lên tinh thần chuyển đổi số và khát vọng phát triển bền vững. Với chủ đề “Chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp bền vững”, cuộc thi trở thành điểm kết nối ý tưởng, công nghệ và nguồn lực cho hệ sinh thái khởi nghiệp nông nghiệp Việt Nam.
Lâm Đồng chuẩn bị đón Dự án bò sữa ứng dụng công nghệ cao hơn 8.000 tỷ đồng

Lâm Đồng chuẩn bị đón Dự án bò sữa ứng dụng công nghệ cao hơn 8.000 tỷ đồng

Một dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa ứng dụng công nghệ cao với tổng vốn đầu tư lên tới hơn 8.000 tỷ đồng sắp được triển khai tại xã Quảng Sơn, tỉnh Lâm Đồng. Đây được xem là dự án chăn nuôi bò sữa có quy mô và tổng mức đầu tư lớn nhất từ trước đến nay được phê duyệt trên địa bàn tỉnh.
Tiên phong ứng dụng công nghệ sấy đa năng trong nông nghiệp

Tiên phong ứng dụng công nghệ sấy đa năng trong nông nghiệp

Công ty TNHH Vua Sầu riêng DTY – đại diện của Công ty Cổ phần Cánh Đồng Vàng Lạng Sơn, đã tiên phong ứng dụng dòng "Máy sấy đa năng" nhằm gia tăng giá trị nông sản, tiết kiệm thời gian và chi phí cho nông dân, doanh nghiệp.
Fintech: Cuộc cách mạng tài chính số hóa toàn diện

Fintech: Cuộc cách mạng tài chính số hóa toàn diện

Fintech, viết tắt của "Financial Technology" (Công nghệ Tài chính), không chỉ là một xu hướng mà đã trở thành một cuộc cách mạng thực sự, đang định hình lại toàn bộ ngành dịch vụ tài chính truyền thống. Bằng việc ứng dụng các tiến bộ công nghệ vượt bậc như trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (Blockchain), dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud Computing) và internet vạn vật (IoT), Fintech đang phá vỡ các rào cản, tạo ra những sản phẩm và dịch vụ tài chính sáng tạo, tiện lợi, nhanh chóng và chi phí thấp hơn cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Cải thiện sức khoẻ của đất trong điều kiện nắng nóng, hạn mặn và phèn đầu vụ Hè Thu

Cải thiện sức khoẻ của đất trong điều kiện nắng nóng, hạn mặn và phèn đầu vụ Hè Thu

Phát thải khí nhà kính làm trái đất nóng lên, băng ở hai cực trái đất tan ra cộng với thể tích nước gia tăng làm nước biển dâng lên xâm nhập mạnh vào Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Bên cạnh đó, lượng nước ngọt của sông Cửu Long đổ về ĐBSCL ngày càng ít do phá rừng, do bị ngăn chặn bởi đập thủy điện. Hậu quả là đất canh tác bị nhiễm mặn, xì phèn, ngộ độc hữu cơ, thiếu nước ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của đất, nhất là vào đầu vụ Hè Thu. Một số biện pháp sau đây giúp cải thiện sức khỏe của đất và để cho cây lúa Hè Thu tốt ngay từ đầu vụ.
Bộ KH&CN thu hút 100 chuyên gia giỏi tham gia chương trình phát triển trí tuệ nhân tạo

Bộ KH&CN thu hút 100 chuyên gia giỏi tham gia chương trình phát triển trí tuệ nhân tạo

Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) vừa ban hành Quyết định số 1412/QĐ-BKHCN về Kế hoạch thu hút 100 chuyên gia giỏi tham gia các chương trình phát triển trí tuệ nhân tạo trọng điểm cấp quốc gia.
Luật Công nghiệp Công nghệ số tạo nền tảng pháp lý đồng bộ để phát triển

Luật Công nghiệp Công nghệ số tạo nền tảng pháp lý đồng bộ để phát triển

Luật Công nghiệp Công nghệ số điều chỉnh toàn diện các lĩnh vực công nghiệp công nghệ số, công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và tài sản số, tạo nền tảng pháp lý đồng bộ để phát triển các ngành công nghệ số mũi nhọn.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính