![]() |
Gia đình anh Lý Tòn Ton, xóm Lũng Ỉn, xã Vũ Minh, huyện Nguyên Bình thu nhập hơn 200 triệu đồng từ chăn nuôi lợn và trồng cây ăn quả. |
Hành trình vượt khó từ chăn nuôi, trồng cây ăn quả
Cách đây hơn 10 năm, vợ chồng anh Lý Tòn Ton, chị Triệu Thị Xiên là một trong số hàng chục hộ nghèo ở xóm Lũng Ỉn. Cuộc sống gắn với cái nghèo truyền kiếp. Đất trồng ngô, đỗ chỉ đủ ăn, chăn nuôi nhỏ lẻ, không có đầu ra. Muốn mang hàng nông sản xuống chợ huyện thì đường xá gập gềnh, không có phương tiện. Vậy mà chỉ trong vòng 5 năm trở lại đây, họ đã vươn lên thành hộ khá nhờ mô hình chăn nuôi lợn quy mô lớn kết hợp trồng cây ăn quả. Mỗi năm, anh chị nuôi 3 lứa lợn trắng, mỗi lứa 30 – 40 con, xuất chuồng hơn 9,5 tấn thịt lợn hơi, thu nhập trên 120 triệu đồng.
“Trước kia gia đình mình nuôi lợn đen, chậm lớn, ăn nhiều, dễ lỗ. Giờ mình nuôi lợn trắng, chủ động con giống, biết cách phòng bệnh nên không còn thiệt hại như trước nữa”. Chị Xiên chia sẻ. Nhờ vay 100 triệu đồng từ Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện theo chương trình giải quyết việc làm, vợ chồng chị Xiên đầu tư xây dựng chuồng trại, lắp bể biogas vừa xử lý môi trường vừa tiết kiệm điện.
Không dừng lại ở chăn nuôi, vợ chồng chị Xiên còn chuyển đổi hơn 5.000 m² đất trồng ngô sang trồng 400 trụ thanh long được 5 năm, hơn 200 cây quýt đã cho thu hoạch, 100 cây lê giống VH6 mới trồng cuối năm 2024. Thu nhập từ cây ăn quả mỗi năm cũng hơn 100 triệu đồng.
Ở Lũng Ỉn còn có gia đình chị Lý Mùi Dần, dân tộc Dao đỏ cũng là hộ tiêu biểu trong phát triển kinh tế hộ. Mỗi năm, gia đình chị Dần nuôi khoảng 90 con lợn thịt, duy trì nuôi 3 con lợn nái để chủ động con giống. Chị Dần phấn khởi chia sẻ “Với 3 con lợn nái, chỉ sau 50 ngày chăm sóc, tôi đã bán được 28 lợn giống, mỗi con nặng 10 – 15 kg, giá bán từ 2 – 3 triệu đồng”. Qua nhiều năm nuôi lợn, chị Dần hiểu rõ thị trường lợn giống hiện đang khan hiếm, nhất là ở vùng sâu vùng xa. “ Do dịch bệnh, giá lợn giống năm nay cao gấp đôi so với năm ngoái. Mình phải tranh thủ nuôi vừa có sẵn lợn giống để gia đình nuôi, vừa có lợn giống bán”. Chị Dần khẳng định. Ngoài chăn nuôi, gia đình chị Dần còn trồng hàng trăm cây thanh long. Thu nhập ổn định giúp chị cải tạo, sửa chữa nhà cửa, xây nhà vệ sinh, nhà tắm sạch đẹp, tiện nghi.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, chị Dần còn là Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và vay vốn. “Nhờ tổ này, vốn vay đến tay người dân nhanh, đúng người, đúng việc. Ai cũng có trách nhiệm hơn với khoản vay của mình”. Ông Lương Thanh Hiếu, Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Nguyên Bình nhận định.
![]() |
Cuộc sống người dân Lũng Ỉn, xã Vũ Minh, huyện Nguyên Bình được đổi thay từ phát triển chăn nuôi và trồng cây ăn quả. |
Từ “tự cung tự cấp” đến kinh tế hàng hoá
Chuyện nuôi 30 – 40 con lợn xuất chuồng một lần, bán cả tấn thịt hơi, đó là cách làm ăn mới của lớp trẻ hôm nay ở vùng cao. Trước đây, muốn bán con lợn 1 tạ cũng loay hoay không biết vận chuyển bằng cách nào. Nay có đường, xe ô tô tải đến tận bản. Giao thông mở lối, nông dân có thêm cơ hội. Cái khác biệt lớn nhất là người dân đã thay đổi tư duy từ trông chờ hỗ trợ sang chủ động phát triển sản xuất. Nhiều hộ đã đầu tư giống tốt, chăm sóc theo quy trình, phòng dịch bệnh khoa học. Theo chị Xiên, mỗi lứa lợn con được tiêm phòng đầy đủ, từ uống Amoxicillin, Sirocoli khi 1 – 2 ngày tuổi, đến tiêm vaccine PRRS, lở mồm long móng khi được 40 – 50 ngày tuổi. Gia đình chị còn kết hợp nuôi 4 bò để lấy phân bón cây ăn quả.
Xóm Lũng Ỉn hiện có 70 hộ dân tộc Dao đỏ, thì 38 hộ đang vay vốn ưu đãi từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Nguyên Bình, tổng dư nợ hơn 2 tỷ đồng. Nguồn vốn vay đã góp phần quan trọng giúp người dân đầu tư vào chăn nuôi, trồng cây ăn quả, phát triển mô hình kinh tế tổng hợp. Ông Lãnh Huy Khôi, Chủ tịch UBND xã Vũ Minh khẳng định “Nhiều hộ đã thoát nghèo, có tích lũy. Các mô hình như của chị Xiên, chị Dần không chỉ giúp gia đình họ khấm khá mà còn là hình mẫu để các hộ khác làm theo”. Nhờ quản lý chặt chẽ, đúng đối tượng, tỷ lệ thu hồi nợ đạt cao, chất lượng tín dụng tốt, đội ngũ tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn như chị Dần đã góp phần đưa nguồn vốn ưu đãi đến từng người dân có nhu cầu vay vốn tại các xóm bản.
Giữa vùng núi xa xôi, những vườn cây ăn quả cho trái ngọt, những đàn lợn béo tốt, những căn nhà khang trang, sạch đẹp đang là minh chứng cho sự chuyển mình bền vững. Đó không chỉ là sự đổi thay về kinh tế, mà còn là sự đổi mới về tư duy làm nông nghiệp bài bản, khoa học. Câu chuyện của Lũng Ỉn cho thấy khi người dân có khát vọng làm giàu, được chính quyền hỗ trợ, tiếp sức thì kinh tế nông thôn vùng sâu vùng xa sẽ chuyển mình mạnh mẽ. Kinh tế của người dân được nâng cao, họ vững tin xây dựng cuộc sống ngay chính trên mảnh đất quê hương mình.
Hành trình vượt khó từ chăn nuôi, trồng cây ăn quả
Cách đây hơn 10 năm, vợ chồng anh Lý Tòn Ton, chị Triệu Thị Xiên là một trong số hàng chục hộ nghèo ở xóm Lũng Ỉn. Cuộc sống gắn với cái nghèo truyền kiếp. Đất trồng ngô, đỗ chỉ đủ ăn, chăn nuôi nhỏ lẻ, không có đầu ra. Muốn mang hàng nông sản xuống chợ huyện thì đường xá gập gềnh, không có phương tiện. Vậy mà chỉ trong vòng 5 năm trở lại đây, họ đã vươn lên thành hộ khá nhờ mô hình chăn nuôi lợn quy mô lớn kết hợp trồng cây ăn quả. Mỗi năm, anh chị nuôi 3 lứa lợn trắng, mỗi lứa 30 – 40 con, xuất chuồng hơn 9,5 tấn thịt lợn hơi, thu nhập trên 120 triệu đồng.
“Trước kia gia đình mình nuôi lợn đen, chậm lớn, ăn nhiều, dễ lỗ. Giờ mình nuôi lợn trắng, chủ động con giống, biết cách phòng bệnh nên không còn thiệt hại như trước nữa”. Chị Xiên chia sẻ. Nhờ vay 100 triệu đồng từ Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện theo chương trình giải quyết việc làm, vợ chồng chị Xiên đầu tư xây dựng chuồng trại, lắp bể biogas vừa xử lý môi trường vừa tiết kiệm điện.
Không dừng lại ở chăn nuôi, vợ chồng chị Xiên còn chuyển đổi hơn 5.000 m² đất trồng ngô sang trồng 400 trụ thanh long được 5 năm, hơn 200 cây quýt đã cho thu hoạch, 100 cây lê giống VH6 mới trồng cuối năm 2024. Thu nhập từ cây ăn quả mỗi năm cũng hơn 100 triệu đồng.
Ở Lũng Ỉn còn có gia đình chị Lý Mùi Dần, dân tộc Dao đỏ cũng là hộ tiêu biểu trong phát triển kinh tế hộ. Mỗi năm, gia đình chị Dần nuôi khoảng 90 con lợn thịt, duy trì nuôi 3 con lợn nái để chủ động con giống. Chị Dần phấn khởi chia sẻ “Với 3 con lợn nái, chỉ sau 50 ngày chăm sóc, tôi đã bán được 28 lợn giống, mỗi con nặng 10 – 15 kg, giá bán từ 2 – 3 triệu đồng”. Qua nhiều năm nuôi lợn, chị Dần hiểu rõ thị trường lợn giống hiện đang khan hiếm, nhất là ở vùng sâu vùng xa. “ Do dịch bệnh, giá lợn giống năm nay cao gấp đôi so với năm ngoái. Mình phải tranh thủ nuôi vừa có sẵn lợn giống để gia đình nuôi, vừa có lợn giống bán”. Chị Dần khẳng định. Ngoài chăn nuôi, gia đình chị Dần còn trồng hàng trăm cây thanh long. Thu nhập ổn định giúp chị cải tạo, sửa chữa nhà cửa, xây nhà vệ sinh, nhà tắm sạch đẹp, tiện nghi.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, chị Dần còn là Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và vay vốn. “Nhờ tổ này, vốn vay đến tay người dân nhanh, đúng người, đúng việc. Ai cũng có trách nhiệm hơn với khoản vay của mình”. Ông Lương Thanh Hiếu, Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Nguyên Bình nhận định.
Từ “tự cung tự cấp” đến kinh tế hàng hoá
Chuyện nuôi 30 – 40 con lợn xuất chuồng một lần, bán cả tấn thịt hơi, đó là cách làm ăn mới của lớp trẻ hôm nay ở vùng cao. Trước đây, muốn bán con lợn 1 tạ cũng loay hoay không biết vận chuyển bằng cách nào. Nay có đường, xe ô tô tải đến tận bản. Giao thông mở lối, nông dân có thêm cơ hội. Cái khác biệt lớn nhất là người dân đã thay đổi tư duy từ trông chờ hỗ trợ sang chủ động phát triển sản xuất. Nhiều hộ đã đầu tư giống tốt, chăm sóc theo quy trình, phòng dịch bệnh khoa học. Theo chị Xiên, mỗi lứa lợn con được tiêm phòng đầy đủ, từ uống Amoxicillin, Sirocoli khi 1 – 2 ngày tuổi, đến tiêm vaccine PRRS, lở mồm long móng khi được 40 – 50 ngày tuổi. Gia đình chị còn kết hợp nuôi 4 bò để lấy phân bón cây ăn quả.
Xóm Lũng Ỉn hiện có 70 hộ dân tộc Dao đỏ, thì 38 hộ đang vay vốn ưu đãi từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Nguyên Bình, tổng dư nợ hơn 2 tỷ đồng. Nguồn vốn vay đã góp phần quan trọng giúp người dân đầu tư vào chăn nuôi, trồng cây ăn quả, phát triển mô hình kinh tế tổng hợp. Ông Lãnh Huy Khôi, Chủ tịch UBND xã Vũ Minh khẳng định “Nhiều hộ đã thoát nghèo, có tích lũy. Các mô hình như của chị Xiên, chị Dần không chỉ giúp gia đình họ khấm khá mà còn là hình mẫu để các hộ khác làm theo”. Nhờ quản lý chặt chẽ, đúng đối tượng, tỷ lệ thu hồi nợ đạt cao, chất lượng tín dụng tốt, đội ngũ tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn như chị Dần đã góp phần đưa nguồn vốn ưu đãi đến từng người dân có nhu cầu vay vốn tại các xóm bản.
Giữa vùng núi xa xôi, những vườn cây ăn quả cho trái ngọt, những đàn lợn béo tốt, những căn nhà khang trang, sạch đẹp đang là minh chứng cho sự chuyển mình bền vững. Đó không chỉ là sự đổi thay về kinh tế, mà còn là sự đổi mới về tư duy làm nông nghiệp bài bản, khoa học. Câu chuyện của Lũng Ỉn cho thấy khi người dân có khát vọng làm giàu, được chính quyền hỗ trợ, tiếp sức thì kinh tế nông thôn vùng sâu vùng xa sẽ chuyển mình mạnh mẽ. Kinh tế của người dân được nâng cao, họ vững tin xây dựng cuộc sống ngay chính trên mảnh đất quê hương mình.