Thứ ba 15/07/2025 17:53Thứ ba 15/07/2025 17:53 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Vươn lên thoát nghèo nhờ liên kết sản xuất ớt bản địa

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Với mong muốn thay đổi tư duy, cách làm và có thu nhập ổn định cho người dân bản địa, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), Hội Liên hiệp Phụ nữ Thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương (Lào Cai) đã thành lập Tổ hợp tác liên kết sản xuất ớt Na Đẩy (Tổ hợp tác Na Đẩy).
Vươn lên thoát nghèo nhờ liên kết sản xuất ớt bản địa
Tổ hợp tác liên kết sản xuất ớt Na Đẩy tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người dân bản địa, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số.

Xuất phát từ mong muốn có việc làm và thu nhập ổn định cho người dân bản địa, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Hội Phụ nữ Thị trấn Mường Khương đã khảo sát thực tế và quyết định liên kết các hộ dân trồng ớt nhăn bản địa thông qua thành lập Tổ hợp tác liên kết sản xuất ớt Na Đẩy.

Sau khi chia sẻ về hướng đi và nhận được sự đồng thuận của hội viên, Tổ hợp tác Na Đẩy đã bắt tay triển khai ngay. Việc đầu tiên chính là xây dựng liên kết giữa các hộ hội viên để xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, tìm nguồn giống ớt bản địa chất lượng và phân bón cung cấp cho các hộ. Tiếp đó, Tổ hợp tác phối hợp với các cơ quan chuyên môn hỗ trợ, hướng dẫn về kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái. Trong quá trình triển khai, Tổ hợp tác luôn đồng hành với hội viên, người dân kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh, đồng thời hỗ trợ, chia sẻ với những hội viên khó khăn, từ đó tạo động lực và tiếp thêm niềm tin cho hội viên vào cây trồng này.

Đến nay, đã có khoảng 200 hộ dân tham gia trồng ớt bản địa, với diện tích lên tới 15ha tại các thôn: Sa Pả, Lao Chải, Na Đẩy, Sả Hồ... Nhiều hộ dân trồng ớt với diện tích lớn đã cho thu hoạch từ 50-70 triệu đồng/vụ. Nhờ đó, cuộc sống của các hộ dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số đã ổn định hơn. Không chỉ vậy, Tổ hợp tác Na Đẩy cũng tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân địa phương đem lại thu nhận ổn định tại xưởng sản xuất.

Vươn lên thoát nghèo nhờ liên kết sản xuất ớt bản địa
Xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, tìm nguồn giống ớt bản địa chất lượng và phân bón cung cấp cho các hộ.

Theo người dân tại Na Đẩy, trồng ớt bản địa tuy cần nhiều công chăm sóc nhưng cho thu nhập cao hơn trồng ngô, làm nương... Việc liên kết sản xuất ớt đã mang lại hiệu quả cao cho người dân, góp phần cải thiện kinh tế cho gia đình, phát triển kinh tế tại địa phương.

Chia sẻ với phóng viên, chị Lù Thị Thương – Tổ Trưởng Tổ hợp tác liên kết sản xuất ớt Na Đẩy cho biết: “Tổ hợp tác làm tương ớt theo công thức truyền thống của người địa phương. Trước kia người dân bản địa chỉ làm với số lượng nhỏ để phục vụ nhu cầu của gia đình, người thân. Nhưng vài năm trở lại đây Tổ hợp tác mới bắt đầu sản xuất với số lượng lớn hơn. Loại tương ớt này được chế biến từ những nguyên liệu đơn giản như: Ớt, tỏi, muối,… nhưng lại có hương vị đặc trưng cực kỳ thơm, ngon và không lẫn với bất cứ loại ớt nào khác”.

Theo chị Lù Thị Thương, để làm ra được tương ớt ngon, người hái cần phải tỉ mỉ từ khâu thu hái, chọn lọc nguyên liệu đến quá trình ủ lên men. Ớt phải đảm bảo tươi ngon, không bị dập, nhũn. Sau khi thu hoạch, ớt sẽ được nhặt bỏ cuống ớt, rửa sạch, để ráo nước và đem xay nhuyễn. Ớt sẽ được trữ trong những thùng nhựa cỡ lớn, trộn với các loại gia vị. Thời gian lên men để tương ớt đạt đến hương vị hoàn hảo là từ 4-6 tháng.

Vươn lên thoát nghèo nhờ liên kết sản xuất ớt bản địa
Cái đặc biệt của tương ớt Mường Khương là ớt được trồng ở Mường Khương chứ không phải nhập từ địa phương khác về, bởi khí hâu thổ những tạo ra cái hương vị ớt thơm ngon đặc trưng mà không ở đâu có được.

Do quá trình lên men hoàn toàn tự nhiên, dựa theo phương pháp truyền thống, không sử dụng chất bảo quản nên người làm phải đặc biệt lưu ý đảm bảo vệ sinh, nhiệt độ cũng như gia giảm gia vị để cho ra được những thành phẩm chất lượng nhất. Chỉ một sơ xuất nhỏ về vệ sinh hay gia giảm gia vị cũng sẽ khiến tương ớt bị hỏng, bị mốc và không có hương vị thơm ngon như mong muốn. Chị Lù Thị Thương cho biết thêm, nếu người chế biến cho nhiều muối thì tương ớt sẽ bị mặn, không đạt được vị ngon. Còn cho ít muối thì tương ớt sẽ bị hỏng trong quá trình lên men.

Sau khi quá trình lên men kết thúc, tương ớt sẽ được đóng vào chai. Để tương ớt luôn được thơm ngon, thực khách sau khi mở chai nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Tương ớt Mường Khương đặc biệt ngon khi thưởng thức cùng các món như: Thịt trâu sấy, lợn sấy, hải sản, mực khô,…

Trao đổi với phóng viên, bà Hà Ngọc Anh - Phó Chủ tịch UBND Thị trấn Mường Khương cho biết: “Cái đặc biệt của tương ớt Mường Khương là ớt được trồng ở Mường Khương chứ không phải nhập từ địa phương khác về, bởi khí hâu thổ những tạo ra cái hương vị ớt thơm ngon đặc trưng mà không ở đâu có được”. Theo bà Ngọc Anh, trong những năm qua Tổ hợp tác liên kết sản xuất ớt Na Đẩy đã vận động bà con làm kinh tế rất hiệu quả, lãnh đạo địa phương mong rằng trong thời gian tới sẽ có nhiều Tổ hợp tác khác ra đời để hỗ trợ bà con bản địa, nhất là bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn phát triển kinh tế, đem lại giá trị lớn cho địa phương.

Vươn lên thoát nghèo nhờ liên kết sản xuất ớt bản địa
Loại tương ớt này được chế biến từ những nguyên liệu đơn giản như: Ớt, tỏi, muối,…

Với những kết quả đạt được, thời gian tới, Tổ hợp tác Na Đẩy tiếp tục tuyên truyền, vận động hội viên tham gia liên kết, mở rộng diện tích trồng ớt bản địa, tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho sản xuất, góp phần giữ vững thương hiệu tương ớt Mường Khương. Cùng với đó, Tổ hợp tác liên kết sản xuất ớt Na Đẩy mong muốn các ngành chức năng của huyện, tỉnh quản tâm, hỗ trợ, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tương ớt Mường Khương vươn tầm Quốc tế./.

Bài liên quan

Phát huy giá trị kinh tế từ bài thuốc tắm của người Dao đỏ

Phát huy giá trị kinh tế từ bài thuốc tắm của người Dao đỏ

Sau 10 năm thành lập, HTX cộng đồng Dao đỏ (bản Tả Phìn, Sapa, Lào Cai) đã phát huy hiệu quả giá trị kinh tế từ cây dược liệu, mang lại thu nhập bền vững cho các thành viên.
“Chắp cánh” cho nông dân nghèo "vươn mình" thành triệu phú

“Chắp cánh” cho nông dân nghèo "vươn mình" thành triệu phú

Xuất phát từ một vùng “rốn nghèo” của tỉnh, hàng trăm hộ nông dân ở vùng cao các xã Bản Xèo, Dền Thàng, Pa Cheo... (Bát Xát, Lào Cai) đến nay đã thành những triệu phú nhờ trồng cây đao riềng đỏ, góp phần phát triển bền vững tại địa phương.
Lào Cai: Huyện Bát Xát hối hả vào vụ trồng sâm đất

Lào Cai: Huyện Bát Xát hối hả vào vụ trồng sâm đất

Đồng bào dân tộc ở huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai đang hối hả vào vụ trồng sâm đất trên nương, hi vọng về một vụ mùa bội thu.
Lào Cai: Nuôi kiến làm thiên địch phòng sâu bệnh cho cây trồng

Lào Cai: Nuôi kiến làm thiên địch phòng sâu bệnh cho cây trồng

Mô hình đặc biệt này được nông dân Lào Cai triển khai trên diện tích rừng và vườn cây ăn quả, không chỉ mang lại nguồn thu nhập mà còn giảm sâu bệnh cho cây trồng.
Lào Cai: 6 tháng đầu năm 2025 toàn tỉnh trồng mới gần 12.000 ha rừng

Lào Cai: 6 tháng đầu năm 2025 toàn tỉnh trồng mới gần 12.000 ha rừng

6 tháng đầu năm 2025, giá trị sản xuất lâm nghiệp toàn tỉnh Lào Cai ước đạt con số ấn tượng 2.474 tỷ đồng. Người dân đã hăng hái trồng mới hơn 12.000 ha rừng; biến những mảnh đồi trọc thành “vàng xanh”, góp phần đưa độ che phủ rừng của tỉnh ước đạt 61,37%.
Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đồng bộ với mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đồng bộ với mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Tại Văn bản 6352/VPCP-KTTH ngày 9/7/2025, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu các cơ quan chức năng kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.
Tỉnh Lào Cai sau hợp nhất: Cơ hội vàng để phát triển kinh tế nông nghiệp

Tỉnh Lào Cai sau hợp nhất: Cơ hội vàng để phát triển kinh tế nông nghiệp

Sau hợp nhất, tỉnh Lào Cai (mới) có 143.000 ha quế; 16.046 ha chè; 23.831 ha cây ăn quả, trong đó 5.993 cây ăn quả ôn đới; 8.875 ha cây dược liệu; gần 1.500 ha cây dâu tằm; tổng đàn gia súc chính trên 1,5 triệu con.
Lão nông kiếm bộn tiền nhờ phát triển mô hình nuôi loài vật gai mọc đầy thân

Lão nông kiếm bộn tiền nhờ phát triển mô hình nuôi loài vật gai mọc đầy thân

Từ 8 con nhím ban đầu, sau nhiều năm, ông Luân đã phát triển đàn nhím lên đến 30 con, đem lại thu nhập ổn định, từng bước xây dựng mô hình chăn nuôi nhím có quy mô tại xã Lương Thịnh, tỉnh Lào Cai.
Ông Trần Minh Sáng làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Lào Cai (mới)

Ông Trần Minh Sáng làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Lào Cai (mới)

Chiều ngày 1/7, UBND tỉnh Lào Cai đã tổ chức Hội nghị công bố Nghị quyết của HĐND tỉnh về việc thành lập các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh và công bố các quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh liên quan đến công tác cán bộ.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Đồng Nai: Lập tổ công tác gỡ khó đất cao su

Đồng Nai: Lập tổ công tác gỡ khó đất cao su

Đồng Nai đang gấp rút tháo gỡ những "nút thắt" trong công tác giải phóng mặt bằng đất cao su, đặc biệt là việc thanh lý cây và bàn giao mặt bằng. Tỉnh vừa thành lập một Tổ công tác đặc biệt, đặt ra mục tiêu đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số đã đề ra cho năm 2025.
Người nông dân tiên phong mở hướng đi mới cho nông nghiệp địa phương

Người nông dân tiên phong mở hướng đi mới cho nông nghiệp địa phương

“Năm 2021, vườn thanh long 4.000 m2, hơn 800 trụ được trồng từ năm 1999 của gia đình bị nhiễm bệnh hại diện rộng, lại đúng vào thời điểm quả thanh long rớt giá, vợ chồng tôi quyết định chặt bỏ toàn bộ vườn thanh long, chuyển sang trồng nho hạ đen theo mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn, tiêu chuẩn VietGAP. Năm nay, vườn nho cho thu hoạch vụ đầu, có thể nói đây là thành quả của sự “táo bạo” chuyển đổi cây trồng của vợ chồng tôi”. Nở nụ cười thân tình trên gương mặt rám nắng, ông Hà Văn Luân, chủ vườn nho hạ đen, xóm Vũ Ngược, xã Nguyên Bình (Cao Bằng) hồ hởi nói.
Gặp “vua cau” trên mảnh đất Giao An

Gặp “vua cau” trên mảnh đất Giao An

Đến với mảnh đất xã Giao An không ai còn lạ lẫm gì khi nhắc đến “vua cau” Hà Văn Dũng. Mỗi năm ông Dũng thu nhập từ việc bán cau cả trăm triệu đồng, trở thành hộ có kinh tế khá giả trong làng.
Quảng Trị: Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 66.500 tấn

Quảng Trị: Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 66.500 tấn

Trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng sản lượng khai thác thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ước đạt hơn 66.500 tấn, đạt 47,7% so với kế hoạch…
Thị trường nông sản 13/7/2025: Giá lúa tươi tiếp đà tăng, cà phê bình ổn

Thị trường nông sản 13/7/2025: Giá lúa tươi tiếp đà tăng, cà phê bình ổn

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa tươi tiếp đà tăng, trong khi đó tiêu và cà phê ổn định so với hôm qua.
Hiệu quả tích cực từ mô hình Aquaponics, đưa thực phẩm sạch đến tận tay người tiêu dùng

Hiệu quả tích cực từ mô hình Aquaponics, đưa thực phẩm sạch đến tận tay người tiêu dùng

Tiên phong ứng dụng hệ thống “Aquaponics” trong nuôi cá và trồng rau tuần hoàn khép kín với quy mô lớn. Công ty TNHH Nông sản Sông Lam 37 đã cung cấp ra thị trường những sản phẩm chất lượng đến tận tay người tiêu dùng.
Thị trường nông sản 12/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê giảm mạnh

Thị trường nông sản 12/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê giảm mạnh

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu giảm, đáng chú ý cà phê giảm mạnh từ 2.300 - 2.800 đồng/kg so với hôm qua.
Thị trường nông sản 11/7/2025: Giá lúa tươi tăng, cà phê giảm 1.200 đồng/kg

Thị trường nông sản 11/7/2025: Giá lúa tươi tăng, cà phê giảm 1.200 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo có biến động, tiêu giảm nhẹ, đáng chú ý cà phê giảm mạnh từ 1.000 - 1.200 đồng/kg so với hôm qua.
Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đồng bộ với mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đồng bộ với mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Tại Văn bản 6352/VPCP-KTTH ngày 9/7/2025, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu các cơ quan chức năng kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.
Cây mía tạo sinh kế ổn định, cho nông dân cơ hội làm giàu bền vững

Cây mía tạo sinh kế ổn định, cho nông dân cơ hội làm giàu bền vững

“Trong những cây trồng có giá trị kinh tế như: sắn, dưa hấu trồng xen canh thì cây mía vẫn là cây trồng từ hàng chục năm nay được xã Phục Hoà mới, tỉnh Cao Bằng (gồm các xã: Đại Sơn, Mỹ Hưng và 2 thị trấn Hoà Thuận, Phục Hoà của huyện Quảng Hoà cũ sáp nhập) coi là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Từ trồng mía nguyên liệu bán cho Công ty cổ phần Mía đường Cao Bằng, nhiều hộ nông dân xã Phục Hoà thu nhập trăm triệu đồng mỗi năm. Cây mía đã tạo sinh kế ổn định, cho nông dân cơ hội thoát nghèo và làm giàu bền vững”. Anh Đỗ Văn Tĩnh, chuyên viên Phòng Kinh tế, xã Phục Hoà trên đường đến vùng trồng mía của xã hồ hởi nói.
Thị trường nông sản 10/7/2025: Giá lúa gạo đi ngang, cà phê tăng 1.000 đồng/kg

Thị trường nông sản 10/7/2025: Giá lúa gạo đi ngang, cà phê tăng 1.000 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo đi ngang, tiêu không thay đổi, cà phê tăng nhẹ 1.000 đồng/kg so với hôm qua.
Cô gái Thái và câu chuyện khởi nghiệp với cây nghệ nếp đỏ

Cô gái Thái và câu chuyện khởi nghiệp với cây nghệ nếp đỏ

Với niềm đam mê nông nghiệp, Vi Thị Ánh đã mạnh dạn đưa cây nghệ nếp đỏ chinh phục vùng đất sỏi đá, nâng cao thu nhập cho bản thân cũng như những hộ dân trên quê hương. Đưa các sản phẩm từ nghệ nếp đỏ ra chinh phục thị trường trong nước.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính