Thứ ba 15/07/2025 07:22Thứ ba 15/07/2025 07:22 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Ứng dụng khoa học công nghệ tạo đột phá cho ngành nông nghiệp

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Phát triển nông nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) là xu hướng tất yếu, là câu trả lời cho việc phát triển bền vững nền nông nghiệp Việt Nam. Khoa học công nghệ đóng vai trò then chốt, nhất là khi nền nông nghiệp đang chuyển từ nâu sang xanh.
Ứng dụng khoa học công nghệ tạo đột phá cho ngành nông nghiệp

Thực tế, từ nhiều năm trước, Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo và ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, thu hút đầu tư vào sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hỗ trợ cho các doanh nghiệp và hộ nông dân sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Thực tế, con đường “phủ” tri thức, khoa học công nghệ trên những cánh đồng đã gặt nhiều quả ngọt. Song nhìn một cách tổng thể cũng đang gặp nhiều thách thức, rào cản cần tháo gỡ để hướng tới phát triển nền nông nghiệp sạch, nền nông nghiệp hữu cơ và vươn ra thị trường xuất khẩu với quy mô lớn hơn, chất lượng cao hơn.

Những năm qua, khoa học công nghệ đã có những đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có ngành nông nghiệp. Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao sản phẩm khoa học và công nghệ vào thực tiễn sản xuất, mang lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân luôn là mục tiêu xuyên suốt của ngành nông nghiệp trong nhiều năm qua.

Chia sẻ với báo chí, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến cho biết: KHCN đóng vai trò rất quan trọng trong nông nghiệp, là động lực chính để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng, nếu lượng hóa có thể KHCN đóng góp khoảng 30% vào giá trị gia tăng của ngành. Ví dụ rõ nét có thể thấy ngay ở chương trình giống cây trồng, ứng dụng KHCN đã tạo ra bước đột phá lớn cho ngành lúa gạo.

Hiện nay, 85% giống lúa là giống mới, 89% là gạo chất lượng cao. Hiệu quả của giống chất lượng cao được thể hiện rõ trong giai đoạn giá lúa gạo giảm, nhưng gạo chất lượng cao vẫn duy trì giá tốt, ít bị ảnh hưởng. Khi giá lúa gạo tăng trở lại ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, gạo chất lượng cao tăng 100-150 đồng/kg, trong khi gạo chất lượng thấp chỉ tăng 50-100 đồng/kg. Điều này khẳng định vai trò của KHCN trong sản xuất nông nghiệp. Như vậy ứng dụng KHCN trpng phát triển giống đã giúp gia tăng giá trị khoảng 38%.

KHCN đã được ứng dụng rộng khắp trên mọi lĩnh vực, từ trồng trọt, chăn nuôi, thủy lợi đến phòng chống thiên tai. Ví dụ, việc áp dụng tiến bộ KHCN vào canh tác và tưới tiết kiệm đã giúp nhà sản xuất giảm 30-50% chi phí. Giống cây trồng thế hệ mới không chỉ tăng năng suất 10-15% mà còn giảm chi phí 20-30%. Trong lĩnh vực thủy lợi, các công trình tiêu biểu như cống âu thuyền Ninh Quới và cống Cái Lớn – Cái Bé đã mang lại hiệu quả lớn, giúp kiểm soát mặn, giữ ngọt và hỗ trợ sản xuất. Với lâm nghiệp, sản lượng nguyên liệu gỗ đạt 33 triệu tấn như hiện nay cũng nhờ ứng dụng KHCN.

Hiện nay, không chỉ các viện, trường mà cả doanh nghiệp cũng đang tiếp nhận KHCN từ các nước rất nhanh chóng, giúp ngành nông nghiệp Việt Nam bắt nhịp và đáp ứng yêu cầu của thị trường khu vực và quốc tế.

Phát biểu chị đạo tại cuộc họp nghe báo cáo công tác đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ, chuyển đổi số, xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật, quy chuẩn - tiêu chuẩn, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nhấn mạnh trong năm 2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ tập trung vào việc nâng cao năng lực khoa học công nghệ, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, phát triển tài nguyên số. Theo đó, kể từ tháng Ba và thời gian tiếp theo trong năm, bộ sẽ tiếp tục rà soát và hoàn thiện các kế hoạch triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW và Nghị quyết số 03/NQ-CP của Chính phủ về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Một trong những mục tiêu quan trọng trong lĩnh vực này là hoàn thiện hệ thống thông tin đất đai quốc gia, cơ sở dữ liệu đất đai đồng thời xây dựng bản đồ số về quy hoạch đất đai và giá đất, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp và bảo vệ môi trường; đặc biệt là hoàn thiện hệ thống Cổng truy xuất nguồn gốc nông sản, hướng tới việc áp dụng toàn quốc, góp phần nâng cao tính minh bạch trong ngành nông sản, tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong và ngoài nước…

Ngoài ra, để nâng cao chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đề nghị các đơn vị chuyên môn của bộ phối hợp với các địa phương và doanh nghiệp rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính; đẩy nhanh tốc độ số hóa hồ sơ, thủ tục hành chính, bảo đảm thông suốt, lành mạnh, minh bạch, hiệu quả; tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Bộ trưởng cũng yêu cầu các đơn vị tiếp tục xây dựng kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ về khoa học công nghệ và chuyển đổi số cho giai đoạn từ nay đến năm 2030. Để đạt được các mục tiêu này, cần có chiến lược rõ ràng và kế hoạch tài chính cụ thể.

Nâng cao năng lực khoa học công nghệ, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Nâng cao năng lực khoa học công nghệ, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy nhấn mạnh trong năm 2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ tập trung ...

Thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường Thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường

Sáng 19/3, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Quý Kiên đã chủ trì buổi làm việc với Cục Chuyển ...

Ngành Nông nghiệp và Môi trường đặt mục tiêu cán mốc tăng trưởng 4% Ngành Nông nghiệp và Môi trường đặt mục tiêu cán mốc tăng trưởng 4%

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy nhấn mạnh: “Trong xây dựng kế hoạch và kịch bản triển khai, chúng ta ...

Bài liên quan

Ngành Nông nghiệp và Môi trường duy trì đà tăng trưởng

Ngành Nông nghiệp và Môi trường duy trì đà tăng trưởng

Theo báo cáo từ các đơn vị của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), trong bối cảnh kinh tế-chính trị thế giới có nhiều biến động khó lường, từ xung đột địa chính trị đến chính sách thuế quan, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng vẫn giữ được đà tăng trưởng tích cực.
Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy đã ban hành Quyết định số 1818/QĐ-BNNMT sửa đổi một số điều có liên quan đến nhiệm vụ và tổ chức thanh tra tại các quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Bộ.
Quy trình cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản

Quy trình cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành Thông tư 17/2025/TT-BNNMT quy định về phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản.
Cải thiện chất lượng và phát triển ngành sắn theo hướng xanh, bền vững

Cải thiện chất lượng và phát triển ngành sắn theo hướng xanh, bền vững

Hiện nay, cây sắn và các sản phẩm từ sắn là một trong 13 sản phẩm nông sản chủ lực của Việt Nam, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam đứng thứ 3 thế giới. Việc ứng dụng mô hình canh tác tuần hoàn và các công nghệ mới sẽ giúp gia tăng giá trị, cải thiện chất lượng và phát triển ngành sắn theo hướng xanh, bền vững.
Lĩnh vực giám định tư pháp trong nông nghiệp và môi trường

Lĩnh vực giám định tư pháp trong nông nghiệp và môi trường

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành Thông tư 29/2025/TT-BNNMT quy định giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị 29 tỉnh, thành phố đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị 29 tỉnh, thành phố đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ

Bộ Nông nghiệp và Môi trường có công văn khẩn gửi UBND 29 tỉnh, thành phố có hệ thống đê điều, yêu cầu tăng cường đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ 2025.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Việt Nam - Brazil thúc đẩy hợp tác phát triển nông nghiệp, công nghệ

Việt Nam - Brazil thúc đẩy hợp tác phát triển nông nghiệp, công nghệ

Trên cơ sở quan hệ chính trị ngoại giao tốt đẹp và những giá trị cốt lõi chung giữa Việt Nam - Brazil, với tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", Thủ tướng kêu gọi doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh kết nối, hợp tác, đầu tư, cụ thể hóa các thỏa thuận của lãnh đạo hai nước. Cụ thể, triển khai 3 lĩnh vực hợp tác trọng tâm, đột phá gồm: Nông nghiệp; khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, viễn thông; khai thác, chế biến khoáng sản (đồng, dầu khí…).
Tiên phong ứng dụng công nghệ sấy đa năng trong nông nghiệp

Tiên phong ứng dụng công nghệ sấy đa năng trong nông nghiệp

Công ty TNHH Vua Sầu riêng DTY – đại diện của Công ty Cổ phần Cánh Đồng Vàng Lạng Sơn, đã tiên phong ứng dụng dòng "Máy sấy đa năng" nhằm gia tăng giá trị nông sản, tiết kiệm thời gian và chi phí cho nông dân, doanh nghiệp.
Dấu ấn 215 năm di sản và khát vọng tương lai của thương hiệu Peugeot

Dấu ấn 215 năm di sản và khát vọng tương lai của thương hiệu Peugeot

Ngày 04/7/2025, THACO AUTO chính thức giới thiệu mẫu xe Peugeot 408 Legend Edition. Đây là phiên bản giới hạn chỉ 215 chiếc nhân kỷ niệm 215 năm hình thành và phát triển của thương hiệu Peugeot toàn cầu.
Fintech: Cuộc cách mạng tài chính số hóa toàn diện

Fintech: Cuộc cách mạng tài chính số hóa toàn diện

Fintech, viết tắt của "Financial Technology" (Công nghệ Tài chính), không chỉ là một xu hướng mà đã trở thành một cuộc cách mạng thực sự, đang định hình lại toàn bộ ngành dịch vụ tài chính truyền thống. Bằng việc ứng dụng các tiến bộ công nghệ vượt bậc như trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (Blockchain), dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud Computing) và internet vạn vật (IoT), Fintech đang phá vỡ các rào cản, tạo ra những sản phẩm và dịch vụ tài chính sáng tạo, tiện lợi, nhanh chóng và chi phí thấp hơn cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Cải thiện sức khoẻ của đất trong điều kiện nắng nóng, hạn mặn và phèn đầu vụ Hè Thu

Cải thiện sức khoẻ của đất trong điều kiện nắng nóng, hạn mặn và phèn đầu vụ Hè Thu

Phát thải khí nhà kính làm trái đất nóng lên, băng ở hai cực trái đất tan ra cộng với thể tích nước gia tăng làm nước biển dâng lên xâm nhập mạnh vào Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Bên cạnh đó, lượng nước ngọt của sông Cửu Long đổ về ĐBSCL ngày càng ít do phá rừng, do bị ngăn chặn bởi đập thủy điện. Hậu quả là đất canh tác bị nhiễm mặn, xì phèn, ngộ độc hữu cơ, thiếu nước ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của đất, nhất là vào đầu vụ Hè Thu. Một số biện pháp sau đây giúp cải thiện sức khỏe của đất và để cho cây lúa Hè Thu tốt ngay từ đầu vụ.
Đi tìm hương vị cà phê Việt bằng công nghệ và đam mê

Đi tìm hương vị cà phê Việt bằng công nghệ và đam mê

Công ty Cổ phần Công nghệ James Boat, được biết đến rộng rãi hơn với thương hiệu Toninni Caffe, là một doanh nghiệp Việt Nam mang trong mình khát vọng nâng tầm giá trị hạt cà phê nước nhà thông qua sự kết hợp hài hòa giữa công nghệ tiên tiến và niềm đam mê bất tận với thức uống này.
Bộ KH&CN thu hút 100 chuyên gia giỏi tham gia chương trình phát triển trí tuệ nhân tạo

Bộ KH&CN thu hút 100 chuyên gia giỏi tham gia chương trình phát triển trí tuệ nhân tạo

Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) vừa ban hành Quyết định số 1412/QĐ-BKHCN về Kế hoạch thu hút 100 chuyên gia giỏi tham gia các chương trình phát triển trí tuệ nhân tạo trọng điểm cấp quốc gia.
Luật Công nghiệp Công nghệ số tạo nền tảng pháp lý đồng bộ để phát triển

Luật Công nghiệp Công nghệ số tạo nền tảng pháp lý đồng bộ để phát triển

Luật Công nghiệp Công nghệ số điều chỉnh toàn diện các lĩnh vực công nghiệp công nghệ số, công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và tài sản số, tạo nền tảng pháp lý đồng bộ để phát triển các ngành công nghệ số mũi nhọn.
Khẳng định thương hiệu Miến dong Án Lại qua dự án tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận

Khẳng định thương hiệu Miến dong Án Lại qua dự án tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận

Miến dong Án Lại – sản phẩm truyền thống nổi tiếng của xã Nguyễn Huệ, tỉnh Cao Bằng từ lâu đã chinh phục người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh nhờ chất lượng vượt trội, sợi miến dai ngon, thơm tự nhiên, với quy trình sản xuất hoàn toàn thủ công. Để sản phẩm có thể vươn xa, tạo lập được chỗ đứng bền vững trên thị trường trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, Dự án khoa học “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận Miến dong Án Lại” đã được triển khai thực hiện từ năm 2023 đến tháng 6/2025.
Lâm Đồng thúc đẩy ứng dụng năng lượng tái tạo vào sản xuất nông nghiệp

Lâm Đồng thúc đẩy ứng dụng năng lượng tái tạo vào sản xuất nông nghiệp

Trong bối cảnh phát triển nông nghiệp bền vững gắn với bảo vệ môi trường, tỉnh Lâm Đồng đã tích cực triển khai ứng dụng công nghệ năng lượng tái tạo vào hoạt động sản xuất và kinh doanh nông nghiệp. Đây là một trong những bước đi quan trọng nhằm tiết kiệm chi phí, tận dụng tài nguyên và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Giải pháp đột phá nâng cao hiệu quả sản xuất

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Giải pháp đột phá nâng cao hiệu quả sản xuất

Tỉnh Cao Bằng đã xây dựng và triển khai thực hiện Đề án Nông nghiệp thông minh giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn năm 2030 đạt được một số kết quả quan trọng. Để hiểu rõ hơn về kết quả cũng như những giải pháp cần thiết để đẩy mạnh nông nghiệp thông minh trong lĩnh vực trồng trọt, bà Đoàn Thị Thuấn, Phó chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Cao Bằng đã có cuộc trao đổi với phóng viên (PV) Tạp chí Hữu cơ Việt Nam.
Phú Mỹ Fer-Right - Đồng hành cùng nền nông nghiệp hiện đại và bền vững

Phú Mỹ Fer-Right - Đồng hành cùng nền nông nghiệp hiện đại và bền vững

Trong bối cảnh nông nghiệp Việt Nam chuyển mình hướng tới sự hiện đại và bền vững, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (PVFCCo - Phú Mỹ) – tự hào giới thiệu về bộ sản phẩm chất lượng cao cùng chương trình đo dinh dưỡng đất thông minh kết hợp tư vấn hướng dẫn sử dụng phân bón hiệu quả.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính