Chủ nhật 13/07/2025 08:01Chủ nhật 13/07/2025 08:01 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Giải pháp đột phá nâng cao hiệu quả sản xuất

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Tỉnh Cao Bằng đã xây dựng và triển khai thực hiện Đề án Nông nghiệp thông minh giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn năm 2030 đạt được một số kết quả quan trọng. Để hiểu rõ hơn về kết quả cũng như những giải pháp cần thiết để đẩy mạnh nông nghiệp thông minh trong lĩnh vực trồng trọt, bà Đoàn Thị Thuấn, Phó chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Cao Bằng đã có cuộc trao đổi với phóng viên (PV) Tạp chí Hữu cơ Việt Nam.
Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Giải pháp đột phá nâng cao hiệu quả sản xuất
Công ty TNHH Phát triển nông nghiệp và Tư vấn môi trường (DACE) liên kết theo chuỗi giá trị với nông dân các xã vùng cao huyện Hà Quảng (Cao Bằng) phát triển trồng 200 ha cây gừng hữu cơ, sản lượng bình quân đạt 2.000 tấn/vụ.

PV: Những năm qua, ngành Nông nghiệp và Môi trường Cao Bằng đã nỗ lực thực hiện hiệu quả nhiệm vụ đột phá về phát triển nông nghiệp thông minh, theo hướng sản xuất hàng hoá đặc hữu gắn với chế biến giai đoạn 2022 - 2025 theo Kế hoạch số 09/KH-BCĐ ngày 24/3/2022 của tỉnh Cao Bằng. Đề nghị đồng chí cho biết những kết quả thực hiện Kế hoạch số 09/KH BCĐ trong lĩnh vực trồng trọt của ngành Nông nghiệp và Môi trường Cao Bằng?

Bà Đoàn Thị Thuấn: Xác định xây dựng mô hình nông nghiệp xanh, ứng dụng công nghệ cao trong phát triển nông nghiệp là một yêu cầu cấp bách phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, Tỉnh uỷ Cao Bằng đã phê duyệt Đề án số 21-ĐA/TU ngày 30/8/2019 về Nông nghiệp thông minh tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn năm 2030. Việc triển khai Đề án nhằm khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế, nguồn lực của địa phương, tạo động lực mới có tính đột phá trong phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Năm 2022, Ban chỉ đạo Thực hiện các nội dung đột phá của Tỉnh uỷ Cao Bằng đã ban hành Kế hoạch số 09/ KH-BCĐ ngày 24/3/2022, thực hiện nội dung đột phá về phát triển nông nghiệp thông minh theo hướng sản xuất hàng hoá đặc hữu gắn với chế biến giai đoạn 2022 - 2025. Trong đó xác định rõ lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa đặc hữu gắn với chế biến đang là xu thế và coi đây là đột phá chiến lược trong phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Những năm qua, ngành Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Cao Bằng đã có nhiều nỗ lực thực hiện hiệu quả nhiệm vụ của ngành, đặc biệt về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá đặc hữu gắn với chế biến. Thực hiện Kế hoạch số 09/KH-BCĐ ngày 24/3/2022, nông nghiệp Cao Bằng đã đạt được nhiều kết quả. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn ước đạt 2,91%/năm, tăng 0,31 điểm % so với giai đoạn 2016-2020 (2,6%).

Từ năm 2020 đến nay, các huyện, thành phố đã tập trung phát triển các loại cây trồng đột phá, có giá trị kinh tế cao. Cụ thể, so với kế hoạch (KH) giai đoạn đề ra, cây lê trồng mới được 188,17ha, bằng 58,97% KH, nâng tổng diện tích cây lê hiện có toàn tỉnh lên 484,3ha; cây dẻ trồng mới 272,16ha,bằng 38,9% KH, nâng tổng diện tích cây dẻ toàn tỉnh lên 789,21ha; cây thạch đen tiếp tục duy trì ổn định diện tích toàn tỉnh lên 570ha, năng suất ước đạt 55,3 tạ/ha, sản lượng 3.152 tấn; cây thuốc lá trồng mới 2.232ha, tương ứng 223,2% KH, nâng tổng diện tích toàn tỉnh lên 5.184ha, năng suất ước đạt 26,83tạ/ha, sản lượng đạt 13.910 tấn.

Về xây dựng khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, từ năm 2022, UBND tỉnh Cao Bằng đã phê duyệt 2 dự án: Dự án Đầu tư phát triển nông nghiệp thông minh, tổng kinh phí 2.000 triệu đồng, hiện đã đưa vào sử dụng và gieo ươm một số loài cây trồng để làm gốc ghép nhân giống một số cây trồng bản địa như các cây: Lê vàng, mận máu, trám đen...; Dự án Xây dựng khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thuộc Đề án Nông nghiệp thông minh tỉnh Cao Bằng, tổng kinh phí 16.500 triệu đồng, đến thời điểm hiện nay, dự án đang gấp rút hoàn thành các hạng mục và lắp đặt chuyển giao các thiết bị để tiến hành nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng.

Ngoài ra, các huyện, thành phố còn lồng ghép các chương trình, dự án như Chương trình nông thôn mới để hỗ trợ xây dựng nhà máng, nhà lưới cho các tổ chức, các cơ sở sản xuất các cây trồng có gia trị kinh tế cao, như: Mô hình nho hạ đen, mô hình dâu tây, dưa lưới tại TP. Cao Bằng; mô hình dưa lưới, dưa chuột tại huyện Hà Quảng…

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Giải pháp đột phá nâng cao hiệu quả sản xuất

Mô hình trồng nho đen không hạt áp dụng công nghệ tại huyện Trùng Khành (Cao Bằng) cho hiệu quả kinh tế cao.

PV: Những khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ đột phá về phát triển nông nghiệp thông minh, theo hướng sản xuất hàng hoá đặc hữu gắn với chế biến trong lĩnh vực trồng trọt của Cao Bằng là gì? Tỉnh Cao Bằng có các chính sách đặc thù nào để thu hút, khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân tham gia đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, thực hiện tốt các nội dung đột phá trong lĩnh vực trồng trọt, thưa đồng chí?

Bà Đoàn Thị Thuấn: Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ đột phá về phát triển nông nghiệp thông minh, theo hướng sản xuất hàng hoá đặc hữu gắn với chế biến trong lĩnh vực trồng trọt, Cao Bằng vẫn còn những khó khăn, đó là: Một số chỉ tiêu vẫn đạt thấp so với kế hoạch đã đề ra, như chỉ tiêu về trồng mới các cây trồng: Cây lê, cây dẻ chưa tạo được vùng sản xuất quy mô lớn gắn với phát triển khoa học, công nghệ để thúc đẩy thành vùng hàng hóa trong giai đoạn tiếp theo. Sản xuất vẫn chủ yếu quy mô nhỏ, sản xuất tập trung các loại cây đặc hữu, giá trị cao như: cây lê, cây dẻ, cây thạch đen còn gặp khó khăn, chưa hình thành được nhiều chuỗi giá trị sản xuất từ người sản xuất, doanh nghiệp, hợp tác xã đến thị trường tiêu thụ sản phẩm. Kỹ thuật canh tác trong sản xuất nông nghiệp còn nhiều bất cập; việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ tiên tiến vào sản xuất còn hạn chế. Ngoài ra, do thiếu nguồn nhân lực nên việc mở rộng diện tích một số cây trồng hàng hóa gặp khó khăn.

Để thu hút, khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân tham gia đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, thực hiện các nội dung đột phá trong lĩnh vực trồng trọt, tỉnh Cao Bằng đã ban hành một số chính sách đặc thù, như: Nghị quyết số 20/2019/NQ-HĐND ngày 12/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; Nghị quyết số 48/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về ban hành Quy định chính sách hỗ trợ phát triển nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; Nghị quyết số 72/2023/NQ-HĐND ngày 18/10/2023 của HĐND tỉnh về ban hành quy định nội dung hỗ trợ; mẫu hồ sơ; trình tự, thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch, phương án sản xuất trong thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 –2025 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Các chính sách được ban hành đã góp phần thúc đẩy phát triển các sản phẩm nông nghiệp đột phá, đặc sản, đặc hữu của tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn 2021 – 2025. Thông qua các chính sách hỗ trợ, người dân đã được tiếp cận với các nguồn kinh phí để đẩy mạnh phát triển sản xuất nông lâm nghiệp tại địa phương.

Ngoài ra, UBND các huyện, thành phố lồng ghép chính sách của các Chương trình mục tiêu quốc gia để phát triển các sản phẩm nông nghiệp đột phá của tỉnh đảm bảo đúng quy định; thực hiện hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phát triển sản xuất, tiếp cận nguồn lực hỗ trợ từ các chính sách đang còn hiệu lực.

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Giải pháp đột phá nâng cao hiệu quả sản xuất

Mô hình trồng dưa lê lai và dưa chuột bao tử trong nhà màng kính, điều khiển hệ thống tưới bằng điện thoại thông minh của anh Nguỵ Văn Công (xóm Bản Hoàng, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, Cao Bằng) cho thu lợi hơn 400 triệu đồng/năm.

PV: Thưa đồng chí, với chức năng, nhiệm vụ, Chi cục Trồng trọt Cao Bằng tiếp tục tham mưu cho lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường Cao Bằng những giải pháp gì để giúp tỉnh Cao Bằng thực hiện đạt kết quả tốt hơn nữa mục tiêu Kế hoạch số 09/KH-BCĐ của tỉnh đặt ra?

Bà Đoàn Thị Thuấn: Trong thời gian tới để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch số 09/KH BCĐ của Ban chỉ đạo Thực hiện các nội dung đột phá của Tỉnh uỷ Cao Bằng, ngành Nông nghiệp và Môi trường Cao Bằng tiếp tục phối hợp với UBND các huyện, thành phố trong tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt chủ trương thực hiện các dự án phát triển các mô hình nông nghiệp thông minh và phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá đặc hữu của tỉnh đến cán bộ, đảng viên và người dân. Từ đó nâng cao nhận thức của người dân về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá đặc hữu gắn với chế biến. Chi cục Trồng trọt tích cực tham mưu cho lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh các văn bản chỉ đạo sản xuất nông nghiệp trong lĩnh vực trồng trọt, xây dựng phương án sản xuất vụ xuân và vụ hè thu năm 2025, tập trung chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân gieo trồng đảm bảo trong khung thời vụ, sử dụng giống mới, ngắn ngày, năng suất cao đảm bảo sản xuất đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch tỉnh giao.

Tiếp tục rà soát diện tích đất nông nghiệp chưa sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả để chuyển đổi sang cây trồng khác cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn. Hướng dẫn thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2025. Tham mưu cho lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh các văn bản chỉ đạo về quản lý vật tư nông nghiệp; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra vật tư nông nghiệp, kịp thời phát hiện những cơ sở buôn bán giống cây trông kém chất lượng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc xuất sứ làm ảnh hưởng đến chất lượng các sản phẩm trồng trọt trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Tăng cường công tác kiểm tra tại cơ sở, trên đồng ruộng, dự tính, dự báo tình hình phát sinh, gây hại của các loại sâu, bệnh, dịch hại trên cây trồng, khuyến cáo kịp thời cho người dân phòng ngừa. Tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân xây dựng mã số vùng nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất, chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm cây trồng.

PV: Xin cảm ơn bà!

Bài liên quan

Hiệu quả tích cực từ mô hình Aquaponics, đưa thực phẩm sạch đến tận tay người tiêu dùng

Hiệu quả tích cực từ mô hình Aquaponics, đưa thực phẩm sạch đến tận tay người tiêu dùng

Tiên phong ứng dụng hệ thống “Aquaponics” trong nuôi cá và trồng rau tuần hoàn khép kín với quy mô lớn. Công ty TNHH Nông sản Sông Lam 37 đã cung cấp ra thị trường những sản phẩm chất lượng đến tận tay người tiêu dùng.
Cây mía tạo sinh kế ổn định, cho nông dân cơ hội làm giàu bền vững

Cây mía tạo sinh kế ổn định, cho nông dân cơ hội làm giàu bền vững

“Trong những cây trồng có giá trị kinh tế như: sắn, dưa hấu trồng xen canh thì cây mía vẫn là cây trồng từ hàng chục năm nay được xã Phục Hoà mới, tỉnh Cao Bằng (gồm các xã: Đại Sơn, Mỹ Hưng và 2 thị trấn Hoà Thuận, Phục Hoà của huyện Quảng Hoà cũ sáp nhập) coi là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Từ trồng mía nguyên liệu bán cho Công ty cổ phần Mía đường Cao Bằng, nhiều hộ nông dân xã Phục Hoà thu nhập trăm triệu đồng mỗi năm. Cây mía đã tạo sinh kế ổn định, cho nông dân cơ hội thoát nghèo và làm giàu bền vững”. Anh Đỗ Văn Tĩnh, chuyên viên Phòng Kinh tế, xã Phục Hoà trên đường đến vùng trồng mía của xã hồ hởi nói.
Chuyển đổi số thúc đẩy khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao

Chuyển đổi số thúc đẩy khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao

Sau lễ công bố tại TP.Hồ Chí Minh, cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp công nghệ cao 2025 đã lan tỏa khắp cả nước, thắp lên tinh thần chuyển đổi số và khát vọng phát triển bền vững. Với chủ đề “Chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp bền vững”, cuộc thi trở thành điểm kết nối ý tưởng, công nghệ và nguồn lực cho hệ sinh thái khởi nghiệp nông nghiệp Việt Nam.
Nông sản sạch xứ Nghệ: Tự tin vươn ra thị trường - Nhưng đã đủ sức cạnh tranh?

Nông sản sạch xứ Nghệ: Tự tin vươn ra thị trường - Nhưng đã đủ sức cạnh tranh?

Trong dòng chảy của nông nghiệp xanh – sạch, Nghệ An đang từng bước khẳng định vị thế với nhiều mô hình sản xuất nông sản an toàn, hữu cơ. Tuy nhiên, hành trình từ vùng nguyên liệu đến bàn ăn của người tiêu dùng vẫn còn nhiều thử thách. Câu hỏi đặt ra là: nông sản sạch xứ Nghệ đã thực sự sẵn sàng để chinh phục thị trường lớn, hay vẫn đang loay hoay trong chính “vườn nhà” mình?
Làm giàu từ dưa lưới công nghệ cao: Hướng đi bền vững của nông dân Hà Tĩnh

Làm giàu từ dưa lưới công nghệ cao: Hướng đi bền vững của nông dân Hà Tĩnh

Trong những năm gần đây, khi biến đổi khí hậu và giá cả nông sản ngày càng khó lường, nhiều hộ nông dân ở Hà Tĩnh đã lựa chọn một lối đi khác: trồng dưa lưới trong nhà màng, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Từ chỗ chỉ là thử nghiệm, mô hình này ngày càng chứng minh hiệu quả vượt trội cả về kinh tế lẫn môi trường, mở ra hướng phát triển mới cho nền nông nghiệp địa phương.
Chàng trai thu nhập hơn 1 tỉ mỗi năm với nghề trồng lúa hữu cơ

Chàng trai thu nhập hơn 1 tỉ mỗi năm với nghề trồng lúa hữu cơ

Tốt nghiệp thạc sĩ ngành luật kinh tế, nhưng anh Trầm Minh Thuần (31 tuổi, ngụ ấp Chợ, xã Long Hiệp, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh - nay là xã Trà Cú, tỉnh Vĩnh Long) lại về quê thành lập hợp tác xã (HTX) nông nghiệp và đã gặt hái thành công khi thu lãi hơn 1 tỉ đồng mỗi năm.

Bình luận

avatar-comment

CÁC TIN BÀI KHÁC

Quảng Ngãi: Xã Tu Mơ Rông tập huấn ứng dụng AI nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ người dân

Quảng Ngãi: Xã Tu Mơ Rông tập huấn ứng dụng AI nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ người dân

Ngày 8/7, UBND xã Tu Mơ Rông, tỉnh Quảng Ngãi phối hợp cùng Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Giáo dục FUNEDU tổ chức lớp tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công tác hành chính” cho cán bộ, công chức và các lực lượng liên quan trên địa bàn xã.
Việt Nam - Brazil thúc đẩy hợp tác phát triển nông nghiệp, công nghệ

Việt Nam - Brazil thúc đẩy hợp tác phát triển nông nghiệp, công nghệ

Trên cơ sở quan hệ chính trị ngoại giao tốt đẹp và những giá trị cốt lõi chung giữa Việt Nam - Brazil, với tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", Thủ tướng kêu gọi doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh kết nối, hợp tác, đầu tư, cụ thể hóa các thỏa thuận của lãnh đạo hai nước. Cụ thể, triển khai 3 lĩnh vực hợp tác trọng tâm, đột phá gồm: Nông nghiệp; khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, viễn thông; khai thác, chế biến khoáng sản (đồng, dầu khí…).
Chuyển đổi số thúc đẩy khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao

Chuyển đổi số thúc đẩy khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao

Sau lễ công bố tại TP.Hồ Chí Minh, cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp công nghệ cao 2025 đã lan tỏa khắp cả nước, thắp lên tinh thần chuyển đổi số và khát vọng phát triển bền vững. Với chủ đề “Chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp bền vững”, cuộc thi trở thành điểm kết nối ý tưởng, công nghệ và nguồn lực cho hệ sinh thái khởi nghiệp nông nghiệp Việt Nam.
Lâm Đồng chuẩn bị đón Dự án bò sữa ứng dụng công nghệ cao hơn 8.000 tỷ đồng

Lâm Đồng chuẩn bị đón Dự án bò sữa ứng dụng công nghệ cao hơn 8.000 tỷ đồng

Một dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa ứng dụng công nghệ cao với tổng vốn đầu tư lên tới hơn 8.000 tỷ đồng sắp được triển khai tại xã Quảng Sơn, tỉnh Lâm Đồng. Đây được xem là dự án chăn nuôi bò sữa có quy mô và tổng mức đầu tư lớn nhất từ trước đến nay được phê duyệt trên địa bàn tỉnh.
Tiên phong ứng dụng công nghệ sấy đa năng trong nông nghiệp

Tiên phong ứng dụng công nghệ sấy đa năng trong nông nghiệp

Công ty TNHH Vua Sầu riêng DTY – đại diện của Công ty Cổ phần Cánh Đồng Vàng Lạng Sơn, đã tiên phong ứng dụng dòng "Máy sấy đa năng" nhằm gia tăng giá trị nông sản, tiết kiệm thời gian và chi phí cho nông dân, doanh nghiệp.
Fintech: Cuộc cách mạng tài chính số hóa toàn diện

Fintech: Cuộc cách mạng tài chính số hóa toàn diện

Fintech, viết tắt của "Financial Technology" (Công nghệ Tài chính), không chỉ là một xu hướng mà đã trở thành một cuộc cách mạng thực sự, đang định hình lại toàn bộ ngành dịch vụ tài chính truyền thống. Bằng việc ứng dụng các tiến bộ công nghệ vượt bậc như trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (Blockchain), dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud Computing) và internet vạn vật (IoT), Fintech đang phá vỡ các rào cản, tạo ra những sản phẩm và dịch vụ tài chính sáng tạo, tiện lợi, nhanh chóng và chi phí thấp hơn cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Cải thiện sức khoẻ của đất trong điều kiện nắng nóng, hạn mặn và phèn đầu vụ Hè Thu

Cải thiện sức khoẻ của đất trong điều kiện nắng nóng, hạn mặn và phèn đầu vụ Hè Thu

Phát thải khí nhà kính làm trái đất nóng lên, băng ở hai cực trái đất tan ra cộng với thể tích nước gia tăng làm nước biển dâng lên xâm nhập mạnh vào Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Bên cạnh đó, lượng nước ngọt của sông Cửu Long đổ về ĐBSCL ngày càng ít do phá rừng, do bị ngăn chặn bởi đập thủy điện. Hậu quả là đất canh tác bị nhiễm mặn, xì phèn, ngộ độc hữu cơ, thiếu nước ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của đất, nhất là vào đầu vụ Hè Thu. Một số biện pháp sau đây giúp cải thiện sức khỏe của đất và để cho cây lúa Hè Thu tốt ngay từ đầu vụ.
Bộ KH&CN thu hút 100 chuyên gia giỏi tham gia chương trình phát triển trí tuệ nhân tạo

Bộ KH&CN thu hút 100 chuyên gia giỏi tham gia chương trình phát triển trí tuệ nhân tạo

Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) vừa ban hành Quyết định số 1412/QĐ-BKHCN về Kế hoạch thu hút 100 chuyên gia giỏi tham gia các chương trình phát triển trí tuệ nhân tạo trọng điểm cấp quốc gia.
Luật Công nghiệp Công nghệ số tạo nền tảng pháp lý đồng bộ để phát triển

Luật Công nghiệp Công nghệ số tạo nền tảng pháp lý đồng bộ để phát triển

Luật Công nghiệp Công nghệ số điều chỉnh toàn diện các lĩnh vực công nghiệp công nghệ số, công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và tài sản số, tạo nền tảng pháp lý đồng bộ để phát triển các ngành công nghệ số mũi nhọn.
Khẳng định thương hiệu Miến dong Án Lại qua dự án tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận

Khẳng định thương hiệu Miến dong Án Lại qua dự án tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận

Miến dong Án Lại – sản phẩm truyền thống nổi tiếng của xã Nguyễn Huệ, tỉnh Cao Bằng từ lâu đã chinh phục người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh nhờ chất lượng vượt trội, sợi miến dai ngon, thơm tự nhiên, với quy trình sản xuất hoàn toàn thủ công. Để sản phẩm có thể vươn xa, tạo lập được chỗ đứng bền vững trên thị trường trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, Dự án khoa học “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận Miến dong Án Lại” đã được triển khai thực hiện từ năm 2023 đến tháng 6/2025.
Lâm Đồng thúc đẩy ứng dụng năng lượng tái tạo vào sản xuất nông nghiệp

Lâm Đồng thúc đẩy ứng dụng năng lượng tái tạo vào sản xuất nông nghiệp

Trong bối cảnh phát triển nông nghiệp bền vững gắn với bảo vệ môi trường, tỉnh Lâm Đồng đã tích cực triển khai ứng dụng công nghệ năng lượng tái tạo vào hoạt động sản xuất và kinh doanh nông nghiệp. Đây là một trong những bước đi quan trọng nhằm tiết kiệm chi phí, tận dụng tài nguyên và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Phú Mỹ Fer-Right - Đồng hành cùng nền nông nghiệp hiện đại và bền vững

Phú Mỹ Fer-Right - Đồng hành cùng nền nông nghiệp hiện đại và bền vững

Trong bối cảnh nông nghiệp Việt Nam chuyển mình hướng tới sự hiện đại và bền vững, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (PVFCCo - Phú Mỹ) – tự hào giới thiệu về bộ sản phẩm chất lượng cao cùng chương trình đo dinh dưỡng đất thông minh kết hợp tư vấn hướng dẫn sử dụng phân bón hiệu quả.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính