Thứ sáu 18/07/2025 17:11Thứ sáu 18/07/2025 17:11 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy chỉ đạo thực hiện 3 quan điểm điều hành trong năm 2025

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Mục tiêu tăng trưởng của ngành nông nghiệp và môi trường trong năm 2025 mà Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đưa là: Bảo đảm tăng trưởng đạt 4,0% trở lên; xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 65 tỷ USD (phấn đấu đạt 70 tỷ USD); nhất là tăng cường xuất khẩu nông sản Việt Nam vào các thị trường tiềm năng như Hoa Kỳ, EU, ASEAN, Đông Bắc Á, và các quốc gia châu Phi.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức phát biểu tại Hội nghị giao ban công tác tháng 2 và triển khai thực hiện các nhiệm vụ quan trọng trong năm 2025.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy phát biểu tại Hội nghị giao ban công tác tháng 2 và triển khai thực hiện các nhiệm vụ quan trọng trong năm 2025.

Để hoàn thành các nhiệm vụ được giao, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đề nghị các Thứ trưởng chỉ đạo đơn vị trực thuộc Bộ thực bám sát 3 quan điểm chỉ đạo điều hành trong năm 2025, đó là:

Đoàn kết, thống nhất, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; đề cao tính năng động, chủ động, sáng tạo, trách nhiệm, nêu gương của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu, nỗ lực khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Chú trọng và nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo; theo dõi sát, nắm vững tình hình thực tiễn, nhất là diễn biễn thị trường trong nước và thế giới để có các giải pháp chủ động “từ sớm, từ xa”; phản ứng chính sách kịp thời, nhanh nhạy, hiệu quả.

Trong phân công, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phải bảo đảm “năm rõ” (rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ tiến độ, rõ hiệu quả); bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt, luôn kiên định về mục tiêu, linh hoạt về nhiệm vụ, giải pháp; đồng thời, có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, hiệu quả giữa các đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ.

Đây là chỉ đạo cảu Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ ĐứcTại Hội nghị giao ban tháng 2 và triển khai thực hiện các nhiệm vụ quan trọng trong năm 2025.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đã đưa ra một loạt yêu cầu nhằm “kích hoạt” các giải pháp để ngành nông nghiệp và môi trường tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cũng như thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường đồng thời đề xuất kịch bản tăng trưởng của ngành trong giai đoạn 2026 - 2030 làm cơ sở xây dựng văn kiện Đại hội Đảng Bộ Nông nghiệp và Môi trường lần thứ nhất, tiến tới Đại hội XIV của Đảng.

Trong phân công, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ, ông Duy yêu cầu Thứ trưởng và lãnh đạo các đơn vị trong toàn bộ phải bảo đảm “5 rõ” (rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm, rõ thời gian hoàn thành); bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt, kiên định về mục tiêu, linh hoạt về nhiệm vụ, giải pháp; có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, hiệu quả giữa các đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ.

Đối với các nhóm nhiệm vụ giao cho các đơn vị, tổ chức, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho rằng mục tiêu đầu tiên và quan trọng trong năm 2025 của Bộ Nông nghiệp và Môi trường là ổn định tổ chức bộ máy, hoàn thiện các quy chế, quy định về công tác cán bộ. Bộ sẽ tiếp tục thực hiện công tác sắp xếp tổ chức, bộ máy theo hướng tinh gọn và hiệu quả hơn. Sau khi hoàn tất việc sáp nhập và hợp nhất các đơn vị, việc ổn định tổ chức bộ máy và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các lãnh đạo và cán bộ của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ là điều kiện tiên quyết để triển khai các nhiệm vụ chuyên môn.

Đặc biệt, Bộ sẽ chú trọng công tác chính trị, tư tưởng cho cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình sắp xếp lại bộ máy, với sự quan tâm đặc biệt đến việc đảm bảo chế độ, chính sách cho những cán bộ tự nguyện xin nghỉ hưu sớm hoặc nghỉ công tác. Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ tiếp tục sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp và bộ máy của các cơ quan trực thuộc Bộ để phù hợp với mô hình tổ chức mới.

Ảnh minh họa.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ triển khai xây dựng, sửa đổi và trình các văn bản quy phạm pháp luật trong năm 2025. Ảnh minh họa.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng là xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp lý, nhằm tạo hành lang pháp lý vững chắc cho sự phát triển của ngành nông nghiệp và môi trường. Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ triển khai xây dựng, sửa đổi và trình các văn bản quy phạm pháp luật trong năm 2025. Đặc biệt, Bộ sẽ tập trung vào việc sửa đổi và bổ sung các quy định liên quan đến đất đai, cũng như các luật chuyên ngành liên quan đến thú y, bảo vệ thực vật và các lĩnh vực khác.

Bộ cũng sẽ đẩy mạnh việc hoàn thiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các tiêu chuẩn ngành, đặc biệt trong lĩnh vực nông sản và thủy sản, để đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế.

Cùng với đó, công tác quản lý tài nguyên cũng được ông Duy nhìn nhận là một trong những nhiệm vụ then chốt của Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Do đó, bộ sẽ tiếp tục triển khai các nhiệm vụ quản lý tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là đất đai, khoáng sản và rừng, nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Công tác điều tra, quy hoạch tài nguyên sẽ được tăng cường, hướng tới việc phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, đồng thời đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên liên quan.

Theo đó, “các đơn vị quản lý Nhà nước về các lĩnh vực chuyên ngành, chủ động thông tin chính xác về các lĩnh vực được giao quản lý ‘từ sớm từ xa,’ nhất là các lĩnh vực nóng, nhạy cảm; phối hợp với Văn phòng bộ để tổ chức họp báo, cung cấp thông tin định kỳ, hoặc đột xuất, để kịp thời có hướng giải quyết,” ông Duy nhấn mạnh.

Ngoài ra, ông Duy cũng lưu ý trong năm 2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ tiếp tục thúc đẩy công tác xây dựng nông thôn mới đồng thời triển khai các chương trình giảm nghèo bền vững. Theo đó, ông Duy đề nghị các đơn vị của bộ phối hợp với các cơ quan liên quan để đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo trong giai đoạn 2021-2025. Đặc biệt, bộ này sẽ nghiên cứu và triển khai các chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, với mục tiêu giảm nghèo và nâng cao đời sống cho người dân…

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Môi trường Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Theo Dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Môi trường ...

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phát triển bền vững kinh tế - văn hóa xã hội - môi trường Bộ Nông nghiệp và Môi trường phát triển bền vững kinh tế - văn hóa xã hội - môi trường

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) Đỗ Đức Duy cho biết, Bộ NN&MT quán triệt sâu sắc quan điểm: Phát triển kinh ...

Xóa nhà tạm, nhà dột nát nhiều địa phương có nhiều cách làm hay Xóa nhà tạm, nhà dột nát nhiều địa phương có nhiều cách làm hay

Chiều 10/3, phiên họp lần thứ 3 Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước ...

Bài liên quan

Ngành Nông nghiệp và Môi trường duy trì đà tăng trưởng

Ngành Nông nghiệp và Môi trường duy trì đà tăng trưởng

Theo báo cáo từ các đơn vị của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), trong bối cảnh kinh tế-chính trị thế giới có nhiều biến động khó lường, từ xung đột địa chính trị đến chính sách thuế quan, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng vẫn giữ được đà tăng trưởng tích cực.
Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy đã ban hành Quyết định số 1818/QĐ-BNNMT sửa đổi một số điều có liên quan đến nhiệm vụ và tổ chức thanh tra tại các quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Bộ.
Cải thiện chất lượng và phát triển ngành sắn theo hướng xanh, bền vững

Cải thiện chất lượng và phát triển ngành sắn theo hướng xanh, bền vững

Hiện nay, cây sắn và các sản phẩm từ sắn là một trong 13 sản phẩm nông sản chủ lực của Việt Nam, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam đứng thứ 3 thế giới. Việc ứng dụng mô hình canh tác tuần hoàn và các công nghệ mới sẽ giúp gia tăng giá trị, cải thiện chất lượng và phát triển ngành sắn theo hướng xanh, bền vững.
Thành lập Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng: Cơ chế mới thúc đẩy phát triển vùng kinh tế trọng điểm

Thành lập Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng: Cơ chế mới thúc đẩy phát triển vùng kinh tế trọng điểm

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1459/QĐ-TTg, thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng. Một bước đi chiến lược cho sự phát triển liên Vùng.
Luật Công nghiệp Công nghệ số tạo nền tảng pháp lý đồng bộ để phát triển

Luật Công nghiệp Công nghệ số tạo nền tảng pháp lý đồng bộ để phát triển

Luật Công nghiệp Công nghệ số điều chỉnh toàn diện các lĩnh vực công nghiệp công nghệ số, công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và tài sản số, tạo nền tảng pháp lý đồng bộ để phát triển các ngành công nghệ số mũi nhọn.
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm với Nhân dân TPHCM và thông điệp gửi Nhân dân cả nước

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm với Nhân dân TPHCM và thông điệp gửi Nhân dân cả nước

Tạp chí điện tử Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại "Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương" tại tại TP Hồ Chí Minh sáng 30/6/2025.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Đắk Lắk yêu cầu đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính để hỗ trợ người dân

Đắk Lắk yêu cầu đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính để hỗ trợ người dân

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Công văn số 0661/UBND-PVHCC về việc tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo vận hành chính quyền địa phương 2 cấp trong giải quyết thủ tục hành chính.
Lâm Đồng: Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nông dân phường Bắc Gia Nghĩa lần thứ I

Lâm Đồng: Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nông dân phường Bắc Gia Nghĩa lần thứ I

Ngày 17/7, Ban Chấp hành Hội Nông dân phường Bắc Gia Nghĩa, tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội nghị lần thứ I. Tham dự có các ông Trần Văn Tuấn - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy; ông Phạm Sỹ Nguyên – UVBTV Đảng ủy, Phó Chủ tịch HĐND phường; bà Tạ Thị Châm - UV BTV Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam phường; ông Nguyễn Đình Thắng – UVBTV Đảng ủy, Phó Chủ tịch UBND phường; đại diện các ban, ngành, đoàn thể; các chi hội trưởng, chi hội phó Hội nông dân trên địa bàn phường.
Phát triển nông nghiệp xanh, bền vững là xu thế tất yếu

Phát triển nông nghiệp xanh, bền vững là xu thế tất yếu

Diễn đàn Nông nghiệp 2025 với chủ đề “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chỉ đạo, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức chiều 16/7/2025, tại Hà Nội.
Đoàn công tác Bộ Ngoại giao đến thăm và làm việc tại tỉnh Đắk Lắk

Đoàn công tác Bộ Ngoại giao đến thăm và làm việc tại tỉnh Đắk Lắk

Chiều 16/7, UBND tỉnh Đắk Lắk đã tiếp đón và làm việc với Đoàn công tác của Bộ Ngoại giao do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng làm trưởng đoàn. Đón tiếp và làm việc với Đoàn công tác có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trương Công Thái cùng đại diện các sở, ngành, đơn vị liên quan.
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng khoá XIX, tổ chức hội nghị lần thứ 23 (mở rộng)

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng khoá XIX, tổ chức hội nghị lần thứ 23 (mở rộng)

Ngày 15/7, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức hội nghị lần thứ 23 (mở rộng). Hội nghị tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến 56 điểm cầu các xã, phường trên địa bàn toàn tỉnh.
Thủy điện Khe Bố vận hành hồ chứa, đảm bảo an toàn cho vùng hạ du

Thủy điện Khe Bố vận hành hồ chứa, đảm bảo an toàn cho vùng hạ du

Từ đêm 15/7, Nhà máy Thủy điện Khe Bố (Nghệ An) dự kiến vận hành hồ chứa với tổng lưu lượng xả từ khoảng 500 m3/s đến 900 m3/s (xả qua các tổ máy và qua khoang đập tràn), để đảm bảo công tác điều tiết nước hồ chứa, an toàn cho vùng hạ du.
Đắk Lắk: 80/102 xã, phường hoàn thành khởi công xóa nhà tạm, nhà dột nát

Đắk Lắk: 80/102 xã, phường hoàn thành khởi công xóa nhà tạm, nhà dột nát

UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức cuộc họp đánh giá tiến độ thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn. Chủ tịch UBND tỉnh Tạ Anh Tuấn và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thiên Văn đồng chủ trì cuộc họp. Tham dự có đại diện các sở, ngành liên quan và lãnh đạo 22 xã chưa hoàn thành khởi công.
Cao Bằng: Trao kinh phí hỗ trợ hộ nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát

Cao Bằng: Trao kinh phí hỗ trợ hộ nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát

Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Tà Lùng, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Cao Bằng cho biết, ngày 15/7/2025, đơn vị đã phối hợp với Đảng ủy, UBND xã Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng tổ chức trao 60 triệu đồng hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho gia đình ông Mông Văn Tuyệt, xóm Nà Chào, xã Phục Hòa, thuộc diện hộ nghèo.
Đắk Lắk: Phát động phong trào “Bình dân học vụ số” hướng tới phổ cập tri thức số toàn dân

Đắk Lắk: Phát động phong trào “Bình dân học vụ số” hướng tới phổ cập tri thức số toàn dân

Ngày 15/7, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức chương trình “Đắk Lắk số” và phát động phong trào “Bình dân học vụ số”, nhằm hiện thực hóa Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Đắk Lắk: Cán bộ, công chức về công tác tại địa phương sẽ được hỗ trợ đặc biệt

Đắk Lắk: Cán bộ, công chức về công tác tại địa phương sẽ được hỗ trợ đặc biệt

HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ nhất thông qua nhiều nghị quyết, trong đó nghị quyết quy định mức hỗ trợ đặc biệt cho cán bộ, công chức về công tác tại địa phương.
OCOP dần trở thành một trụ cột chiến lược trong phát triển kinh tế nông thôn khu vực

OCOP dần trở thành một trụ cột chiến lược trong phát triển kinh tế nông thôn khu vực

Bà Beth Bechdol - Phó Tổng Giám đốc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) cho biết, tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, các văn phòng FAO đang tích cực hỗ trợ quảng bá sản phẩm OCOP, nâng cao năng lực địa phương và đưa các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng ra thị trường toàn cầu. "Chúng tôi có thể khẳng định rằng, OCOP đang dần trở thành một trụ cột chiến lược trong phát triển kinh tế nông thôn khu vực".
Tiêu huỷ gần 2.000 con lợn do mắc dịch tả châu Phi ở Quảng Trị

Tiêu huỷ gần 2.000 con lợn do mắc dịch tả châu Phi ở Quảng Trị

Gần 2.000 con lợn, với tổng trọng lượng hơn 100 tấn mắc dịch tả châu Phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã được các cơ quan chức năng liên quan tổ chức tiêu huỷ…
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính