Thứ năm 17/07/2025 00:22Thứ năm 17/07/2025 00:22 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

OCOP dần trở thành một trụ cột chiến lược trong phát triển kinh tế nông thôn khu vực

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Bà Beth Bechdol - Phó Tổng Giám đốc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) cho biết, tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, các văn phòng FAO đang tích cực hỗ trợ quảng bá sản phẩm OCOP, nâng cao năng lực địa phương và đưa các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng ra thị trường toàn cầu. "Chúng tôi có thể khẳng định rằng, OCOP đang dần trở thành một trụ cột chiến lược trong phát triển kinh tế nông thôn khu vực".
Bà Beth Bechdol - Phó Tổng Giám đốc FAO phát biểu về ý nghĩa sáng kiến OCOP tại diễn đàn. (Ảnh: Bộ Nông nghiệp và Môi trường)
Bà Beth Bechdol - Phó Tổng Giám đốc FAO phát biểu về ý nghĩa sáng kiến OCOP tại diễn đàn. (Ảnh: Bộ Nông nghiệp và Môi trường)
Ngày 15 - 16/7/2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp FAO tổ chức Diễn đàn cấp cao liên khu vực về mô hình OCOP. Diễn đàn được tổ chức trong thời điểm hai bên cùng diễn ra các hoạt động hướng đến kỷ niệm 80 năm thành lập tổ chức.

Đây là phát biểu của bà Beth Bechdol - Phó Tổng Giám đốc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) tại Diễn đàn cấp cao liên khu vực về mô hình OCOP do Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với FAO tổ chức, ngày 15/7/2025.

Theo bà Beth Bechdol - Phó Tổng Giám đốc FAO, Việt Nam là một quốc gia năng động, đóng vai trò tích cực trong các nỗ lực chuyển đổi nông nghiệp bền vững. "Đây là lần đầu diễn ra sự kiện trao đổi kiến thức giữa các nước châu Phi và Việt Nam, cho thấy điểm sáng về phát triển nông nghiệp và hợp tác quốc tế ở nơi đây", bà Beth Bechdol khẳng định.

Bà nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng và chia sẻ kinh nghiệm giữa các quốc gia, giữa khu vực, đặc biệt khi các nước châu Phi và châu Á đang cùng đối mặt với những thách thức tương đồng về phát triển nông nghiệp.

Bà Bechdol đánh giá cao sáng kiến OCOP được triển khai tại Việt Nam từ năm 2018 với mục tiêu thúc đẩy các sản phẩm nông sản địa phương chưa được khai thác hết tiềm năng, đưa chúng vào chuỗi giá trị nông nghiệp hiện đại.

Bà nhấn mạnh, OCOP không chỉ là động lực phát triển kinh tế địa phương mà còn là nền tảng cho chiến lược tăng trưởng nông nghiệp bền vững. Việc đa dạng hóa sản phẩm, tăng khả năng chống chịu và thúc đẩy chia sẻ tri thức giữa các quốc gia là chìa khóa để châu Á và châu Phi cùng hành động, cùng tiến về phía trước.

Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, các văn phòng FAO đang tích cực hỗ trợ quảng bá sản phẩm OCOP, nâng cao năng lực địa phương và đưa các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng ra thị trường toàn cầu. "Chúng tôi có thể khẳng định rằng, OCOP đang dần trở thành một trụ cột chiến lược trong phát triển kinh tế nông thôn khu vực," bà Beth Bechdol tái khẳng định.

Thông qua sáng kiến Sáng kiến Mỗi quốc gia một sản phẩm ưu tiên (phiên bản OCOP quốc tế), tổ chức FAO đang hỗ trợ phát triển 56 sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, góp phần nâng cao sinh kế cho người dân và phát huy tiềm năng, lợi thế, giá trị văn hóa từng địa phương.

“Chúng tôi cam kết tiếp tục hỗ trợ các quốc gia châu Phi trong cuộc chiến chống đói nghèo và suy dinh dưỡng. Thông qua hợp tác ba bên, chúng ta có thể cùng nhau biến những thách thức tại châu Phi thành cơ hội phát triển, cùng nhau xây dựng mạng lưới lương thực thực phẩm xanh, minh bạch và bền vững", Tổng Giám đốc FAO Khuất Đông Ngọc nhấn mạnh trong video thông điệp.

Trước đó 14/7/2025, Thứ trưởng Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn lãnh đạo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc do Phó Tổng Giám đốc Beth Bechdol dẫn đầu.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam tự hào chia sẻ, sau 7 năm triển khai, Việt Nam đã có hơn 16.800 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, với 40% chủ thể sản xuất là phụ nữ. OCOP đã chứng minh là công cụ hiệu quả giúp trao quyền cho cộng đồng, nâng cao tính chủ động, trách nhiệm của từng cộng đồng nông thôn trong khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế, giá trị văn hóa để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.

“Chương trình OCOP tại Việt Nam đã khơi dậy những tiềm năng, lợi thế và tính sáng tạo của người dân nông thôn. Đồng thời, chương trình cũng tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ, cũng như các nhóm yếu thế tham gia chuỗi giá trị. Trong hành trình này, Chính phủ Việt Nam luôn hỗ trợ tích cực, tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất ở nông thôn mở rộng thị trường trên phạm vi toàn quốc và vươn ra thế giới”, Thứ trưởng đánh giá.

Trên tinh thần đó, Thứ trưởng Trần Thanh Nam bày tỏ mong muốn FAO sẽ nghiên cứu và thúc đẩy việc xây dựng một hệ sinh thái OCOP toàn cầu, tạo ra một mạng lưới phát triển bền vững và thương mại hóa sản phẩm đặc trưng giữa các quốc gia.

“Hệ sinh thái này không chỉ giúp đặc sản địa phương vươn xa hơn mà còn tạo điều kiện để các quốc gia toàn cầu học hỏi lẫn nhau. Sáng kiến cũng hoàn toàn phù hợp với Khung chương trình của FAO dựa trên bốn trụ cột: sản xuất tốt hơn, dinh dưỡng tốt hơn, môi trường tốt hơn và cuộc sống tốt hơn”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam khẳng định.

OCOP Đồng Nai: Chất lượng nâng tầm, thị trường mở rộng OCOP Đồng Nai: Chất lượng nâng tầm, thị trường mở rộng

Với mục tiêu nâng tầm giá trị nông sản và phát triển kinh tế địa phương, Đồng Nai đang tích cực mở rộng đầu ra ...

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg ...

Hà Nội: Thực phẩm OCOP được phát triển lan tỏa trên thị trường Hà Nội: Thực phẩm OCOP được phát triển lan tỏa trên thị trường

Triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thành phố Hà Nội đã công nhận hơn 3.400 sản phẩm, dẫn đầu cả nước ...

Bài liên quan

Hà Nội: Thực phẩm OCOP được phát triển lan tỏa trên thị trường

Hà Nội: Thực phẩm OCOP được phát triển lan tỏa trên thị trường

Triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thành phố Hà Nội đã công nhận hơn 3.400 sản phẩm, dẫn đầu cả nước về số lượng và chất lượng.
Mã số vùng trồng: “Tấm thẻ căn cước” cho nông sản Nghệ An

Mã số vùng trồng: “Tấm thẻ căn cước” cho nông sản Nghệ An

Trong một thời gian dài, sản phẩm nông nghiệp Nghệ An chủ yếu tiêu thụ qua các kênh truyền thống, chưa thể hiện rõ thương hiệu và thiếu lợi thế cạnh tranh khi bước vào thị trường hiện đại. Tuy nhiên, bước chuyển mình bắt đầu từ khi các vùng trồng được cấp mã số – một khâu tưởng nhỏ nhưng mang ý nghĩa đột phá về tư duy sản xuất, truy xuất nguồn gốc và phát triển bền vững.
OCOP – Nâng tầm sản phẩm, kết nối thị trường

OCOP – Nâng tầm sản phẩm, kết nối thị trường

Qua hơn 6 năm, huyện Hoà An triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế địa phương, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có giá trị gia tăng, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Chương trình trở thành một trong những giải pháp góp phần thực hiện mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững của Hoà An.
Chuyển đổi số - Giải pháp dài hạn nâng tầm sản phẩm OCOP Quảng Ngãi

Chuyển đổi số - Giải pháp dài hạn nâng tầm sản phẩm OCOP Quảng Ngãi

Tỉnh Quảng Ngãi đang đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ, đưa sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng. Từ hội chợ, kết nối cung cầu đến thương mại điện tử, các giải pháp đang dần phát huy hiệu quả, tạo động lực cho phát triển kinh tế nông thôn bền vững.
Sắp diễn ra Hội chợ OCOP khu vực Đồng bằng sông Hồng - Quảng Ninh 2025

Sắp diễn ra Hội chợ OCOP khu vực Đồng bằng sông Hồng - Quảng Ninh 2025

Từ ngày 29/4 đến 4/5/2025, sẽ diễn ra Hội chợ OCOP khu vực Đồng bằng sông Hồng - Quảng Ninh 2025 tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh.
Hợp tác xã nông nghiệp: Vai trò then chốt trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ngãi

Hợp tác xã nông nghiệp: Vai trò then chốt trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ngãi

Các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi đã và đang khẳng định vai trò then chốt trong xây dựng nông thôn mới. Thông qua đầu tư hạ tầng thủy lợi, ứng dụng sản xuất hiện đại và liên kết doanh nghiệp, HTX không chỉ nâng cao năng suất mà còn thúc đẩy phát triển nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Tiêu huỷ gần 2.000 con lợn do mắc dịch tả châu Phi ở Quảng Trị

Tiêu huỷ gần 2.000 con lợn do mắc dịch tả châu Phi ở Quảng Trị

Gần 2.000 con lợn, với tổng trọng lượng hơn 100 tấn mắc dịch tả châu Phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã được các cơ quan chức năng liên quan tổ chức tiêu huỷ…
Hội đồng Nhân dân tỉnh Sơn La thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng

Hội đồng Nhân dân tỉnh Sơn La thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng

Ngày 16/7 HĐND tỉnh Sơn La khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ 11 để xem xét, quyết định những nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Đại học Luật Huế tổ chức tọa đàm góp ý Dự thảo Luật Giáo dục Đại học sửa đổi

Đại học Luật Huế tổ chức tọa đàm góp ý Dự thảo Luật Giáo dục Đại học sửa đổi

Vừa qua, tại TP Huế, Trường Đại học Luật trực thuộc Đại học Huế chủ trì tổ chức buổi tọa đàm nhằm thu thập ý kiến đóng góp quan trọng cho Dự thảo Luật Giáo dục Đại học (sửa đổi).
Đồng Nai sẵn sàng cho một sự kiện xúc tiến thương mại quy mô lớn, mang tầm quốc gia

Đồng Nai sẵn sàng cho một sự kiện xúc tiến thương mại quy mô lớn, mang tầm quốc gia

UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Kế hoạch số 04/KH-UBND về việc tổ chức Hội chợ Triển lãm Công Thương vùng Đông Nam Bộ – Đồng Nai năm 2025, một hoạt động nằm trong Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại. Diễn ra từ ngày 14 đến 20 tháng 8 năm 2025 tại Trung tâm Tổ chức Sự kiện và Đối ngoại tỉnh Đồng Nai, hội chợ được kỳ vọng sẽ trở thành điểm nhấn quan trọng trong chuỗi hoạt động xúc tiến thương mại của khu vực phía Nam.
Gia Lai: Tăng cường triển khai giải pháp quyết liệt chống khai thác IUU

Gia Lai: Tăng cường triển khai giải pháp quyết liệt chống khai thác IUU

Nhằm thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các chỉ đạo của Chính phủ về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai đã có văn bản chỉ đạo mạnh mẽ, giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, lực lượng chức năng và địa phương ven biển triển khai các biện pháp kiểm soát, xử lý và chấn chỉnh hoạt động khai thác thủy sản.
Chủ tịch nước Lương Cường dự Hội nghị xúc tiến đầu tư thương mại Hải Phòng năm 2025

Chủ tịch nước Lương Cường dự Hội nghị xúc tiến đầu tư thương mại Hải Phòng năm 2025

Chiều 15/7, thành phố Hải Phòng tổ chức Hội nghị xúc tiến Đầu tư thương mại Hải Phòng 2025 với chủ đề "Hải Phòng - Điểm đến chiến lược của kỷ nguyên mới".
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: 6 tư duy cốt lõi mà cán bộ Lâm Đồng cần phải có !

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: 6 tư duy cốt lõi mà cán bộ Lâm Đồng cần phải có !

Sáng 15/7, Đảng bộ xã Đơn Dương long trọng tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, phiên chính thức. Đây là Đảng bộ cấp xã đầu tiên của tỉnh Lâm Đồng mới tổ chức Đại hội.
Quảng Ninh: Kết quả sản xuất chăn nuôi 6 tháng đầu năm 2025

Quảng Ninh: Kết quả sản xuất chăn nuôi 6 tháng đầu năm 2025

Trong 6 tháng đầu năm 2025, ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực. Tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh đều tăng hơn so với cùng kỳ năm trước.
Đà Nẵng: Hội nghị bàn giao chức vụ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân

Đà Nẵng: Hội nghị bàn giao chức vụ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân

Sáng 14/7, tại thành phố Đà Nẵng, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân tổ chức Hội nghị bàn giao chức trách, nhiệm vụ Tư lệnh Vùng 3. Phó Đô đốc Trần Thanh Nghiêm, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương đảng, Tư lệnh Hải quân dự và chủ trì.
Đắk Lắk: Quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GRDP trên 8% năm 2025

Đắk Lắk: Quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GRDP trên 8% năm 2025

Mới đây, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 2 để xem xét, cho ý kiến các nội dung quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh 6 tháng cuối năm 2025 và công tác chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp.
Thành lập 13 ban, đơn vị trực thuộc Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đắk Lắk

Thành lập 13 ban, đơn vị trực thuộc Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đắk Lắk

Ngày 14/7, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị công bố và trao các quyết định về công tác tổ chức, cán bộ. Theo đó, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chính thức thành lập 13 ban, đơn vị trực thuộc.
Phường Lĩnh Nam kết nối hành trình sống xanh

Phường Lĩnh Nam kết nối hành trình sống xanh

Phường Lĩnh Nam (TP. Hà Nội) vừa chính thức phát động phong trào “Lĩnh Nam vì môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp” với sự tham gia đồng loạt của hệ thống chính trị, đoàn thể, trường học và nhân dân.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính