Thứ năm 17/07/2025 04:24Thứ năm 17/07/2025 04:24 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Chuyển đổi số - Giải pháp dài hạn nâng tầm sản phẩm OCOP Quảng Ngãi

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Tỉnh Quảng Ngãi đang đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ, đưa sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng. Từ hội chợ, kết nối cung cầu đến thương mại điện tử, các giải pháp đang dần phát huy hiệu quả, tạo động lực cho phát triển kinh tế nông thôn bền vững.
Chuyển đổi số - Giải pháp dài hạn nâng tầm sản phẩm OCOP Quảng Ngãi

Các phiên chợ, lễ hội giới thiệu sản phẩm là cơ hội đưa sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng.

Hiệu quả từ các hoạt động kết nối và quảng bá sản phẩm OCOP

Trong tiến trình phát triển nông nghiệp bền vững và xây dựng nông thôn mới, chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được tỉnh Quảng Ngãi xác định là động lực quan trọng nhằm nâng cao giá trị sản phẩm địa phương và gia tăng thu nhập cho người dân. Để hiện thực hóa mục tiêu này, tỉnh đã triển khai hàng loạt hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, tổ chức hội chợ và các phiên giao thương quy mô lớn.

Chuyển đổi số - Giải pháp dài hạn nâng tầm sản phẩm OCOP Quảng Ngãi

Các sản phẩm OCOP đa dạng được bày bán tại các cửa hàng, giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận những sản phẩm chất lượng cao, góp phần thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản địa phương.

Hiện nay, toàn tỉnh có 40 sản phẩm OCOP được xếp hạng 3 sao và 4 sao, đến từ các chủ thể tiêu biểu. Một trong số đó phải kể đến Hợp tác xã sản xuất và kinh doanh nấm Đức Nhuận. Đại diện HTX, chị Phạm Thị Thanh Hằng cho biết: “Việc tham gia các hội chợ, sự kiện kết nối cung cầu mang lại hiệu quả thiết thực cho hợp tác xã. Chúng tôi không chỉ quảng bá thương hiệu mà còn nhận được những góp ý quý báu để hoàn thiện sản phẩm, mở rộng thị trường”.

Kể từ khi triển khai tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức 22 hội chợ thương mại với quy mô gần 3.300 gian hàng, thu hút hơn 700.000 lượt khách tham quan, mua sắm và tổng doanh thu ước đạt khoảng 83 tỷ đồng. Cùng với đó là sự chủ động trong việc kết nối liên vùng, tiêu biểu là 6 hội nghị xúc tiến thương mại phối hợp với các tỉnh Nghệ An, Quảng Trị, Thái Bình, Lâm Đồng, TP. Hồ Chí Minh... nhằm mở rộng không gian tiêu thụ sản phẩm OCOP.

Chuyển đổi số - Giải pháp dài hạn nâng tầm sản phẩm OCOP Quảng Ngãi

Người tiêu dùng tham quan, trải nghiệm và mua sắm tại các gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP.

Từ thực tế tham gia các phiên chợ, anh Đoàn Đức Huy (Hộ kinh doanh Miền Trung Xanh) nhận định: “Qua các phiên chợ, tôi có cơ hội tiếp cận khách hàng ở nhiều địa phương khác nhau, học hỏi cách thức trưng bày, quảng bá sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ. Đây thực sự là kênh tiếp thị hiệu quả”.

Ở góc độ người tiêu dùng, ông Huỳnh Văn Minh (TP. Quảng Ngãi) bày tỏ: “Tôi ưu tiên lựa chọn sản phẩm OCOP vì an toàn và có nguồn gốc rõ ràng. Những hội chợ địa phương như thế này giúp người dân dễ dàng tiếp cận thực phẩm sạch, chất lượng tốt, giá cả hợp lý".

Chuyển đổi số – Giải pháp dài hạn nâng tầm sản phẩm OCOP

Bên cạnh các kênh tiêu thụ truyền thống, Quảng Ngãi đã chủ động ứng dụng chuyển đổi số như một hướng đi tất yếu trong việc nâng cao hiệu quả quảng bá và mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm OCOP. Tỉnh đã xây dựng và vận hành hiệu quả hai sàn thương mại điện tử chuyên biệt gồm www.quangngaitrade.gov.vnhttps://ocopquangngai.vn, giúp hàng trăm doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ sản xuất kinh doanh địa phương tiếp cận với thị trường rộng lớn hơn.

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 661 sản phẩm của hơn 220 doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ, cơ sở sản xuất kinh doanh, hợp tác xã, hộ kinh doanh được đưa lên hai sàn thương mại điện tử của tỉnh. Trong đó bao gồm 173/271 sản phẩm OCOP, 79 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và các đặc sản vùng miền khác. Đặc biệt, sàn www.quangngaitrade.gov.vn đã thiết lập được mạng lưới liên kết với hệ thống thương mại điện tử của 14 tỉnh miền Trung – Tây Nguyên, mở ra cơ hội hợp tác liên vùng và mở rộng thị phần.

Chuyển đổi số - Giải pháp dài hạn nâng tầm sản phẩm OCOP Quảng Ngãi
Giao diện của sản thương mại điện tử Quangngaitrade tỉnh Quảng Ngãi (đơn vị chủ quản là Sở Công Thương tỉnh Quảng Ngãi)

Chính nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Môi trường cùng các ban ngành liên quan, hoạt động chuyển đổi số đã và đang trở thành động lực thúc đẩy quá trình hội nhập, giúp sản phẩm OCOP không chỉ vươn xa ra thị trường nội địa mà còn sẵn sàng cho chiến lược xuất khẩu trong tương lai.

Dẫu vậy, những khó khăn về quy mô sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng, bao bì nhãn mác, hay khả năng đáp ứng số lượng lớn theo yêu cầu của hệ thống siêu thị hiện đại vẫn đang là rào cản đối với không ít chủ thể OCOP. Trước thực tế đó, ông Võ Quốc Hùng (Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Quảng Ngãi) cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với các ngành liên quan để rà soát, lựa chọn những chủ thể OCOP có năng lực sản xuất tốt, đủ điều kiện để tham gia vào chuỗi cung ứng hiện đại. Đồng thời, tỉnh sẽ hỗ trợ kết nối các sản phẩm OCOP vào hệ thống siêu thị và kênh bán hàng ổn định, bền vững”.

Hướng đến giai đoạn tiếp theo, Quảng Ngãi xác định xúc tiến thương mại và chuyển đổi số sẽ tiếp tục là trụ cột then chốt trong chiến lược phát triển OCOP. Ngoài việc tổ chức các diễn đàn, triển lãm, sự kiện quảng bá, tỉnh cũng lên kế hoạch hình thành những điểm đến kết hợp giữa du lịch – văn hóa – sản phẩm OCOP, qua đó tạo hệ sinh thái tiêu dùng bền vững, gắn sản phẩm với bản sắc địa phương.

Từ việc xây dựng thương hiệu, tổ chức hội chợ, kết nối siêu thị cho đến chuyển đổi số mạnh mẽ, Quảng Ngãi đã và đang từng bước đưa sản phẩm OCOP trở thành biểu tượng của nông thôn mới sáng tạo, năng động và hội nhập. Với chiến lược bài bản, sự phối hợp đồng bộ và tầm nhìn dài hạn, sản phẩm OCOP Quảng Ngãi đang tiến gần hơn đến mục tiêu chiếm lĩnh niềm tin người tiêu dùng trên thị trường trong nước và quốc tế./.

Bài liên quan

OCOP dần trở thành một trụ cột chiến lược trong phát triển kinh tế nông thôn khu vực

OCOP dần trở thành một trụ cột chiến lược trong phát triển kinh tế nông thôn khu vực

Bà Beth Bechdol - Phó Tổng Giám đốc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) cho biết, tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, các văn phòng FAO đang tích cực hỗ trợ quảng bá sản phẩm OCOP, nâng cao năng lực địa phương và đưa các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng ra thị trường toàn cầu. "Chúng tôi có thể khẳng định rằng, OCOP đang dần trở thành một trụ cột chiến lược trong phát triển kinh tế nông thôn khu vực".
Chủ tịch nước Lương Cường dự Hội nghị xúc tiến đầu tư thương mại Hải Phòng năm 2025

Chủ tịch nước Lương Cường dự Hội nghị xúc tiến đầu tư thương mại Hải Phòng năm 2025

Chiều 15/7, thành phố Hải Phòng tổ chức Hội nghị xúc tiến Đầu tư thương mại Hải Phòng 2025 với chủ đề "Hải Phòng - Điểm đến chiến lược của kỷ nguyên mới".
Hà Nội: Thực phẩm OCOP được phát triển lan tỏa trên thị trường

Hà Nội: Thực phẩm OCOP được phát triển lan tỏa trên thị trường

Triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thành phố Hà Nội đã công nhận hơn 3.400 sản phẩm, dẫn đầu cả nước về số lượng và chất lượng.
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Mã số vùng trồng: “Tấm thẻ căn cước” cho nông sản Nghệ An

Mã số vùng trồng: “Tấm thẻ căn cước” cho nông sản Nghệ An

Trong một thời gian dài, sản phẩm nông nghiệp Nghệ An chủ yếu tiêu thụ qua các kênh truyền thống, chưa thể hiện rõ thương hiệu và thiếu lợi thế cạnh tranh khi bước vào thị trường hiện đại. Tuy nhiên, bước chuyển mình bắt đầu từ khi các vùng trồng được cấp mã số – một khâu tưởng nhỏ nhưng mang ý nghĩa đột phá về tư duy sản xuất, truy xuất nguồn gốc và phát triển bền vững.
Đắk Nông công nhận 5 sản phẩm đạt OCOP 4 sao

Đắk Nông công nhận 5 sản phẩm đạt OCOP 4 sao

UBND tỉnh Đắk Nông vừa ban hành quyết định số 858/QĐ-UBND công nhận và cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Đắk Nông năm 2025.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Trà Như Ý Ngọc: Nâng cao sức khỏe trong từng loại trà

Trà Như Ý Ngọc: Nâng cao sức khỏe trong từng loại trà

Trà, một thức uống quen thuộc đã gắn bó với con người hàng ngàn năm, không chỉ là một nét văn hóa đẹp mà còn được ví như "ý ngọc" mang lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe. Từ những búp trà xanh non tơ đến những cánh trà đen đậm đà, mỗi loại trà đều chứa đựng những hợp chất quý giá, góp phần nuôi dưỡng cơ thể và tâm hồn.
Tại sao bột nghệ nano tốt cho sức khỏe và làn da?

Tại sao bột nghệ nano tốt cho sức khỏe và làn da?

Trong những năm gần đây, bột nghệ nano (nano curcumin) đang ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới, được xem là bước đột phá trong việc ứng dụng nghệ vàng vào chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Nhờ vào công nghệ nano hiện đại, curcumin – hoạt chất quý trong củ nghệ - được bào chế thành các hạt siêu nhỏ giúp cơ thể hấp thu hiệu quả hơn, từ đó mang lại nhiều lợi ích vượt trội so với bột nghệ truyền thống.
Đắk Lắk: Hỗ trợ doanh nghiệp, người dân ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp

Đắk Lắk: Hỗ trợ doanh nghiệp, người dân ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Lắk đã đẩy mạnh việc hỗ trợ phát triển chuyển đổi số ứng dụng công nghệ thông tin, trong công tác chất lượng, an toàn thực phẩm, chế biến và phát triển thị trường.
Cây cói trong đời sống kinh tế và văn hóa ở Việt Nam

Cây cói trong đời sống kinh tế và văn hóa ở Việt Nam

Cây cói, với vẻ ngoài giản dị nhưng ẩn chứa sức mạnh tiềm tàng, đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa và kinh tế của nhiều vùng đất, đặc biệt là ở Việt Nam. Từ những cánh đồng cói xanh mướt trải dài đến những sản phẩm thủ công tinh xảo, cây cói đã trở thành một phần không thể thiếu trong bức tranh đa dạng của đất nước. Hãy cùng khám phá sâu hơn về loài cây đặc biệt này và những giá trị mà nó mang lại.
Biến đất hoang hóa thành nông trại theo mô hình hữu cơ màu mỡ

Biến đất hoang hóa thành nông trại theo mô hình hữu cơ màu mỡ

Nhiều diện tích đất trồng lúa, hoa màu bị người dân bỏ hoang, chị Tống Thị Hiền đã mạnh dạn vận động các hộ dân dồn điền đổi thửa nhằm tích tụ đất đai, tạo ra cánh đồng mẫu lớn. Đến nay, 7ha của chị Hiền đã cho ra đời một nông trại sản xuất rau, củ, quả theo mô hình hữu cơ, tạo công ăn việc làm cho 20 lao động, thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
OCOP Đồng Nai: Chất lượng nâng tầm, thị trường mở rộng

OCOP Đồng Nai: Chất lượng nâng tầm, thị trường mở rộng

Với mục tiêu nâng tầm giá trị nông sản và phát triển kinh tế địa phương, Đồng Nai đang tích cực mở rộng đầu ra cho các sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm). Tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, từ hỗ trợ chủ thể đăng ký sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu hàng hóa, mã số vùng trồng đến đẩy mạnh kết nối với các sàn thương mại điện tử và hệ thống bán lẻ hiện đại. Nhờ đó, các sản phẩm OCOP Đồng Nai không chỉ vươn xa mà còn khẳng định được vị thế trên thị trường.
Tưới ngập - khô xen kẽ trong canh tác lúa góp phần hiện thực hóa mục tiêu sản xuất bền vững, phát thải thấp

Tưới ngập - khô xen kẽ trong canh tác lúa góp phần hiện thực hóa mục tiêu sản xuất bền vững, phát thải thấp

Tưới ngập - khô xen kẽ trong canh tác lúa góp phần hiện thực hóa mục tiêu sản xuất bền vững, phát thải thấp theo Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao.
Đã mắt với vườn nho, dưa lưới trĩu quả của anh nông dân xứ Nghệ

Đã mắt với vườn nho, dưa lưới trĩu quả của anh nông dân xứ Nghệ

Vườn nho hạ đen, dưa lưới trĩu quả của gia đình anh Lê Xuân Hải (SN 1982, trú xã Quan Thành, tỉnh Nghệ An) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hơn nữa nơi đây đã trở thành điểm đến thích thú cho người dân tham quan, trải nghiệm.
Độc đáo hương vị Cao trà Mục Nhan trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Độc đáo hương vị Cao trà Mục Nhan trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Trà Shan Tuyết nước vàng sánh, toả hương như hương hoa mộc lan hoà quyện chút khói sương, hàm lượng hoạt chất sinh học vượt trội. Do sống ở độ cao, môi trường khắc nghiệt, cây trà tích tụ nhiều chất chống oxy hoá để thích nghi với điều kiện sinh tồn. Chính điều đó giúp trà Shan Tuyết trở thành một trong những loại trà có dược tính cao nhất thế giới.
Bắc Kạn: Áp dụng kỹ thuật sản xuất lúa hữu cơ giúp cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt

Bắc Kạn: Áp dụng kỹ thuật sản xuất lúa hữu cơ giúp cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt

Mô hình sản xuất lúa hữu cơ đã mở ra nhiều cơ hội phát triển cho nông nghiệp hàng hóa địa phương. Đây sẽ là tiền đề để tỉnh Bắc Kạn tiếp tục thực hiện các mô hình sản xuất hữu cơ, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh.
Doanh nghiệp cần gì để chuyển mình nhanh hơn trong kỷ nguyên xanh

Doanh nghiệp cần gì để chuyển mình nhanh hơn trong kỷ nguyên xanh

Ông Lê Hoàng Minh - Giám đốc điều hành Sản xuất kiêm Trưởng dự án Net Zero của Vinamilk đã có những chia sẻ về sự tích hợp giữa sản xuất, năng lượng và công nghệ được đúc kết trong hành trình “xanh hóa” tại Vinamilk, hướng đến cam kết Net Zero vào 2050
Chẩm Chéo - Linh hồn ẩm thực Tây Bắc

Chẩm Chéo - Linh hồn ẩm thực Tây Bắc

Khi đặt chân đến vùng đất Tây Bắc hùng vĩ, du khách không chỉ bị mê hoặc bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, những thửa ruộng bậc thang vàng óng mùa lúa chín, hay những phiên chợ vùng cao rực rỡ sắc màu mà còn bởi một nền ẩm thực độc đáo, đậm đà bản sắc. Trong vô vàn món ngon làm nên tên tuổi của ẩm thực Tây Bắc, có một thứ gia vị mà người ta vẫn thường ví von là "linh hồn", là "nữ hoàng" của mọi món ăn: đó chính là chẩm chéo.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính