Thứ sáu 18/07/2025 09:12Thứ sáu 18/07/2025 09:12 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Định nghĩa mơ hồ về hữu cơ khiến Australia rối như tơ vò

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Australia có tới 53 triệu ha canh tác hữu cơ (chiếm 70% diện tích canh tác hữu cơ thế giới), nhưng có một nghịch lý là xứ sở chuột túi lại chưa có một định nghĩa cụ thể nào về những gì có thể được coi là hữu cơ, qua đó ảnh hưởng lớn đến nông dân, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Định nghĩa mơ hồ về hữu cơ khiến Australia rối như tơ vò
Australia chưa có định nghĩa hợp pháp về hữu cơ

Mới đây, rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp hữu cơ hàng đầu tại Australia đã phát biểu trước một cuộc điều tra liên bang về việc thực phẩm và đồ uống hữu cơ đang bị cản trở bởi cách tiếp cận luật ghi nhãn còn tụt hậu so với thế giới tại xứ sở chuột túi.

Australian Organic Limited (AOL) và cơ quan chứng nhận lớn nhất của Australia, ACO Certification Limited, đã có mặt tại phiên điều trần công khai ở Brisbane, cùng đại diện đến từ các thương hiệu nổi tiếng bao gồm: Barambah Organics, Nerada Tea, Kehoe's Kitchen, Trumps Organics, trang trại Inglewood và Hive+Wellness Australia.

Giám đốc điều hành AOL, bà Niki Ford cho biết, Úc là quốc gia duy nhất trong tổ chức “Hợp tác và Phát triển kinh tế” (OECD) không có định nghĩa hợp pháp về từ “hữu cơ”. Chính vì thế, điều này đã mở ra cơ hội cho những tuyên bố sai lệch về ghi nhãn từ một số nhà khai thác, làm giảm giá trị của những sản phẩm hữu cơ trải qua quá trình chứng nhận nghiêm ngặt, đồng thời tạo ra các thủ tục hành chính tốn kém cho các nhà sản xuất được chứng nhận hữu cơ xuất khẩu sang các đối tác thương mại lớn của Australia.

“Không có định nghĩa nào về những gì có thể được coi là hữu cơ. Nếu bạn nhìn vào trang web của Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Australia (ACCC), chưa hề có định nghĩa dành cho sản phẩm hữu cơ hay định nghĩa dành cho sản phẩm hữu cơ được chứng nhận. Đó là thách thức. Khi bạn có một thành phần hữu cơ hoặc một tỷ lệ rất nhỏ, bạn vẫn có thể đưa chữ hữu cơ lên ​​bao bì”.

“Chúng tôi đã có nhiều cuộc trò chuyện với ACCC và trình bày một bảng sản phẩm trước mặt họ, nhưng về mặt pháp lý thì không có khả năng thay đổi, vì việc được chứng nhận không bắt buộc ở thị trường nội địa”.

“Từ góc độ của người tiêu dùng, có rất nhiều nhầm lẫn và nhiều nhãn hiệu lừa đảo. Nghiên cứu cuối cùng của chúng tôi với người tiêu dùng cho thấy, 33% số người được hỏi đã bị đánh lừa bởi các sản phẩm được cho là hữu cơ nhưng chỉ chứa rất ít thành phần hữu cơ”.

“Điều đó dẫn đến việc 81% người tiêu dùng coi toàn bộ ngành là không rõ ràng và 67% sẽ gặp vấn đề với việc mua sản phẩm hữu cơ. Chúng ta đang lạc hậu, đó là vấn đề nghiêm trọng trong việc tạo ra một ngành hữu cơ có năng suất và lợi nhuận”.

Bà Niki Ford cho biết, nếu Australia có quy định trong nước sẽ mở cửa thị trường xuất khẩu vì các đối tác thương mại sẽ sẵn sàng cấp chứng nhận tương đương cho các sản phẩm được Australia chứng nhận. Hiện nay các nhà xuất khẩu tại Úc phải tìm kiếm chứng nhận ở từng thị trường.

Bà Katrina Kehoe, Giám đốc điều hành Kehoe's Kitchen, nhà sản xuất thực phẩm lên men hữu cơ của Úc cho biết, điều này đã tạo ra áp lực không đáng có cho doanh nghiệp: “Vì thiếu các tiêu chuẩn tương đương trong nước nên chúng tôi phải đạt được chứng nhận của Hoa Kỳ, Nhật Bản hay Hàn Quốc. Chúng tôi đang gặp phải tình trạng quá tải về quy định và điều đó gây khó khăn cho việc tồn tại và phát triển”.

Từ trái qua phải: Giám đốc Điều hành Inglewood Farms, Katrina Hobbs; Giám đốc Kehoe's Kitchen, Katrina Kehoe; Giám đốc điều hành Nerada Tea, Stewart Le Bon; Giám đốc Điều hành Hive & Wellness Australia, Tiến sĩ Ben McKee; Giám đốc điều hành Barambah Organics, Chris Elliot; Giám đốc điều hành ACO Certification Ltd, Mark Shaw; Giám đốc điều hành Trumps Organics, Declan Dart; Giám đốc điều hành Australian Organic Limited, Niki Ford.
Từ trái qua phải: Giám đốc Điều hành Inglewood Farms, Katrina Hobbs; Giám đốc Kehoe's Kitchen, Katrina Kehoe; Giám đốc điều hành Nerada Tea, Stewart Le Bon; Giám đốc Điều hành Hive & Wellness Australia, Tiến sĩ Ben McKee; Giám đốc điều hành Barambah Organics, Chris Elliot; Giám đốc điều hành ACO Certification Ltd, Mark Shaw; Giám đốc điều hành Trumps Organics, Declan Dart; Giám đốc điều hành Australian Organic Limited, Niki Ford.

Giám đốc điều hành của Hive+Wellness, Tiến sĩ Ben McKee cho biết, sức nặng của quy định đang khiến người trồng không được chứng nhận hữu cơ: “Đôi khi, những người nuôi ong của chúng tôi phải tuân thủ nhiều tiêu chuẩn, chẳng hạn như tiêu chuẩn USDA (Mỹ) hoặc tiêu chuẩn Hàn Quốc. Việc này nhiều khi khá phức tạp, bởi để được cấp chứng nhận, họ phải thực hiện các cuộc kiểm toán lặp đi lặp lại”.

“Hiện tại, chúng tôi đang dư thừa mật ong hữu cơ ở Úc, trong đó những người nuôi ong sản xuất nhiều hơn mức tiêu thụ tại địa phương. Khả năng tiếp cận và phát triển thị trường xuất khẩu với mật ong hữu cơ cao cấp của Úc là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi”.

Còn Giám đốc điều hành của Nerada Tea, ông Stewart Le Bon cho biết, sự mơ hồ xung quanh định nghĩa về hữu cơ không chỉ tạo ra sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư của công ty

“Chúng tôi có 1.100 mẫu đất ở phía bắc Queensland để trồng chè và 1/3 trong số đó đang chuyển sang trồng chè hữu cơ. Sự mơ hồ trong ngành gây ra sự nhầm lẫn cho những người phải đưa ra quyết định, chẳng hạn như liệu chúng ta có tiếp tục đi theo con đường chuyển đổi hữu cơ tại đồn điền không?, ông Stewart Le Bon đặt câu hỏi lớn.

Bài liên quan

Australia "mở cửa" chính ngạch cho bưởi tươi Việt Nam

Australia "mở cửa" chính ngạch cho bưởi tươi Việt Nam

Bộ Nông nghiệp, Thủy sản và Lâm nghiệp Australia (DAFF) vừa chính thức ban hành “Báo cáo cuối cùng về yêu cầu an toàn sinh học đối với quả bưởi tươi nhập khẩu từ Việt Nam”, khẳng định bưởi Việt Nam đủ điều kiện nhập khẩu vào Australia nếu tuân thủ đầy đủ các biện pháp kiểm soát sinh vật gây hại và quy trình kiểm dịch thực vật.
1.000 lao động Việt Nam sẽ sang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp tại Australia

1.000 lao động Việt Nam sẽ sang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp tại Australia

Chính phủ Australia sẽ cho phép tối đa 1.000 lao động Việt Nam làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp tại nước này tại cùng một thời điểm. Người lao động Việt Nam tham gia chương trình có thể làm công việc ngắn hạn (từ 6 đến 9 tháng), hoặc làm công việc dài hạn (từ 1 đến 4 năm).

CÁC TIN BÀI KHÁC

Gia Lai: Chủ tịch xã xin lỗi người dân về hoạt động thu gom, xử lý xác heo chết

Gia Lai: Chủ tịch xã xin lỗi người dân về hoạt động thu gom, xử lý xác heo chết

Chủ tịch UBND xã Bình Hiệp, tỉnh Gia Lai mới có Thư xin lỗi về hoạt động thu gom, xử lý xác heo chết làm phát sinh mùi hôi trong quá trình vận chuyển đến nơi chôn lấp, xử lý tập trung gửi Ban Nhân dân các thôn trên địa bàn xã và toàn thể Nhân dân xã Bình Hiệp.
Gia Lai: Xét xử phúc thẩm vụ hủy hoại rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Sông Ba

Gia Lai: Xét xử phúc thẩm vụ hủy hoại rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Sông Ba

Ngày 14-7, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Gia Lai đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án “Hủy hoại rừng” xảy ra tại Ban Quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) Nam Sông Ba. Trong số 3 bị cáo có một người là Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty chuyên về trồng rừng.
Phá đường dây ma túy xuyên quốc gia, thu giữ 60 bánh hêrôin và 37kg ma túy đá

Phá đường dây ma túy xuyên quốc gia, thu giữ 60 bánh hêrôin và 37kg ma túy đá

Công an tỉnh Nghệ An vừa triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy từ Lào về Việt Nam tiêu thụ, bắt 03 đối tượng, thu giữ 60 bánh hêrôin và 37kg ma túy đá.
Công ty Cổ phần Cà phê Gia Lai-Chi nhánh Chư Sê bị chiếm dụng hơn 262 ha đất

Công ty Cổ phần Cà phê Gia Lai-Chi nhánh Chư Sê bị chiếm dụng hơn 262 ha đất

Công ty Cổ phần Cà phê Gia Lai-Chi nhánh Chư Sê vừa có văn bản gửi UBND xã Chư Sê, Công an xã Chư Sê về việc hơn 262 ha đất và vườn cây thuộc sự quản lý của doanh nghiệp đang bị người dân trên địa bàn xã này chiếm dụng trái phép.
Đắk Lắk: Có hay không việc san ủi gần 2 ha đất nông nghiệp để làm điểm tập lái xe?

Đắk Lắk: Có hay không việc san ủi gần 2 ha đất nông nghiệp để làm điểm tập lái xe?

Theo phản ánh của người dân sống trên địa bàn thôn Giang Phong, xã Tam Giang, tỉnh Đắk Lắk, đã nhiều ngày qua có nhiều xe tải, máy xúc, máy ủi công suất lớn, tập trung hoạt động san lấp, đào bới đất rầm rộ một thửa đất rộng gần 2 ha. Điều khiến người dân khó hiểu là tại sao vụ việc diễn ra ngang nhiên, giữa ban ngày nhưng lại không bị cơ quan chức năng có thẩm quyền kiểm tra, xử lý.
Tạm giữ hơn 13 tấn chân gà ngâm hóa chất

Tạm giữ hơn 13 tấn chân gà ngâm hóa chất

Hơn 13 tấn chân gà được ngâm tẩy hóa chất chuẩn bị đưa đến tay người tiêu dùng thì bị lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa phát hiện, bắt giữ.
Đồng Nai xử phạt công ty hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm không có giấy phép môi trường

Đồng Nai xử phạt công ty hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm không có giấy phép môi trường

UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Quyết định số 287/QĐ-XPHC xử phạt hành chính Công ty TNHH Vạn Kiến Đạt vì vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Theo đó, Công ty bị phạt số tiền 320 triệu đồng do không có Giấy phép môi trường theo quy định.
Gia Lai: Siết chặt quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

Gia Lai: Siết chặt quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Văn bản số 170/UBND-NNMT nhằm nâng cao chất lượng và tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với các sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Động thái này được đưa ra sau chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 4007/BNNMT-VPĐP, thể hiện quyết tâm của tỉnh trong việc bảo đảm uy tín và phát triển bền vững cho sản phẩm OCOP địa phương.
Nhiều vụ vi phạm thị trường hàng thiết yếu tại thành phố Huế

Nhiều vụ vi phạm thị trường hàng thiết yếu tại thành phố Huế

Trong bối cảnh đời sống ngày càng cải thiện, nhu cầu người tiêu dùng đối với các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, sữa, xăng dầu, thuốc lá… không ngừng tăng, thành phố Huế có những hành động mạnh mẽ, quyết liệt trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, giữ thị trường trong sạch, bền vững.
Đắk Lắk: Đá lăn từ đồi đè 2 cháu nhỏ, một bé gái tử vong

Đắk Lắk: Đá lăn từ đồi đè 2 cháu nhỏ, một bé gái tử vong

Một vụ tai nạn thương tâm xảy ra tại xã Cư Pui, tỉnh Đắk Lắk khiến một bé gái 2 tuổi tử vong và một cháu nhỏ khác bị thương khi đang theo người lớn đi chăn bò.
Đắk Lắk: Khởi tố nhóm người làm thuê trộm tôm hùm hơn 300 triệu đồng của chủ

Đắk Lắk: Khởi tố nhóm người làm thuê trộm tôm hùm hơn 300 triệu đồng của chủ

Trong quá trình làm thuê tại trại nuôi tôm hùm ở tỉnh Đắk Lắk, một thanh niên đã câu kết với 3 người khác nhiều lần trộm tôm hùm của chủ, bán lấy tiền tiêu xài cá nhân. Tổng giá trị tài sản bị chiếm đoạt lên đến hơn 310 triệu đồng.
Đắk Lắk: Phát hiện 2 ca mắc bệnh "vi khuẩn ăn thịt người"

Đắk Lắk: Phát hiện 2 ca mắc bệnh "vi khuẩn ăn thịt người"

Ngày 10/7, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa phát hiện 2 trường hợp mắc bệnh "vi khuẩn ăn thịt người" - bệnh Whitmore.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính