18:05 29/05/23 Print

Hội nghị Đại biểu Người lao động Công ty Cổ phần Phân bón Miền Nam: Không ngừng đổi mới, sáng tạo

Hội nghị đã nghe báo cáo thực hiện Nghị quyết Hội nghị Người lao động năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2023.

Ông Phùng Quang Hiệp – Tổng Giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam phát biểu tại Hội nghị.

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM 2022

Năm 2022 tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty có những thuận lợi như: kinh tế - xã hội trong nước phục hồi nhanh sau đại dịch Covid-19 - Công ty luôn nhận được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Hội đồng quản trị Công ty - Tỷ giá USD tăng mạnh từ đầu năm mang lại hiệu quả cho hoạt động xuất khẩu của Công ty – Xuất khẩu thuận lợi -  Ban Lãnh đạo, các tổ chức đoàn thể và người lao động Công ty luôn đoàn kết.

Nhưng cùng với đó là những khó khăn: Dịch bệnh vẫn tiềm ẩn rủi ro ảnh hưởng đến triển khai nhiệm vụ - Xung đột Nga - Ukraine kéo dài, lạm phát tăng và có xu hướng tiếp tục tăng nhanh - Trung Quốc vẫn thực hiện chính sách “Zero Covid” làm gián đoạn chuỗi cung ứng - Những tháng cuối năm 2022, dưới áp lực của lạm phát, lãi suất ngân hàng, tỷ giá hối đoái biến động đã làm cho chi phí sản xuất của Công ty tăng cao - Nhu cầu sử dụng phân bón trong nước giảm sâu, cùng với mưa trái mùa trong những tháng cuối năm gây nhiều khó khăn cho công tác tiêu thụ - Luật số 71/2014/QH13 vẫn chưa được các cấp có thẩm quyền giải quyết tiếp tục làm tăng chí phí, tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng giữa phân bón sản xuất trong nước và phân bón nhập khẩu…

Trước tình hình đó, phần lớn các chỉ tiêu Công ty đặt ra đều đạt và vượt kế hoạch, đồng thời Công ty đã thực hiện một số giải pháp trong năm 2022 như:

  • Công tác tổ chức, cán bộ và lao động - tiền lương.
  • Công tác Tài chính - Kế toán.
  • Công tác thị trường - phát triển thương hiệu đối với thị trường trong nước và xuất khẩu.
  • Công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm.
  • Công tác quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm.
  • Đầu tư cho các hoạt động khoa học, công nghệ và môi trường.
  • Công tác đầu tư xây dựng.
  • Công tác phòng, chống dịch Covid-19.
  • Công tác chăm lo đời sống người lao động và các hoạt động đoàn thể.

Công tác thi đua khen thưởng cũng được Công ty quan tâm. Người lao động trong Công ty tích cực tham gia các phòng trào thi đua do Công ty và Nhà máy phát động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua đó đã khắc phục khó khăn hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu chính (giá trị sản xuất công nghiệp, doanh thu, xuất khẩu, lợi nhuận, thu nhập Người lao động), được cấp trên khen tặng: Công đoàn Công thương Việt Nam tặng Bằng khen cho 05 cá nhân - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam tặng Bằng khen cho 11 tập thể và 43 cá nhân - Công đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam tặng Cờ thi đua cho tập thể Công đoàn Công ty Cổ phần Phân bón Miền Nam - Công đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam tặng Bằng khen cho 03 tập thể và 21 cá nhân.

Ngoài các hình thức khen thưởng cấp trên trao tặng. Công ty Cổ phần Phân bón Miền Nam đã tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở cho 100 cá nhân, giấy khen cho 46 cá nhân và Công đoàn Công ty Cổ phần Phân bón Miền Nam tặng Giấy khen cho 10 cá nhân. 

Dù vậy, Công ty vẫn còn những hạn chế trong công tác đào tạo, lao động, tiền lương, thi đua khen thưởng; công tác Tài chính - Kế toán; công tác điều hành sản xuất, đầu tư xây dựng và sửa chữa; công tác thị trường, phát triển thương hiệu và tiêu thụ.

Ông Đặng Tấn Thành – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phân Phân bón Miền Nam phát biểu tại Hội nghị.

Chính vì thế, Hội nghị đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp năm 2023 như sau: 

  1. Giải pháp về nhân sự, tổ chức và quản trị

- Tiếp tục thực hiện rà soát, sắp xếp tổ chức lại cơ cấu bộ máy của các phòng chức năng/bộ phận Công ty và các đơn vị trực thuộc theo hướng tinh gọn, khắc phục tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ nhằm nâng cao năng lực quản trị và kết quả kinh doanh của Công ty;

- Rà soát sửa đổi, bổ sung các quy chế nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế tại Công ty nhằm nâng cao hiệu quả công tác điều hành;

- Thực hiện công tác rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ, lãnh đạo quản lý giai đoạn 2021 - 2026 và giai đoạn 2026 - 2031 theo quy định mới, phục vụ cho công tác đào tạo, đề bạt và bổ nhiệm cán bộ;

- Tuyển dụng mới nhân sự cho một số phòng chức n ăng và các đơn vị trực thuộc, ưu tiên đội ngũ nhân sự có chất lượng, đảm bảo cho sự phát triển của Công ty trong thời gian tới;

- Thực hiện tốt công tác quy hoạch có chiều sâu từ các đơn vị trực thuộc để đào tạo, đảm bảo chiêu sâu về đội ngũ cán bộ, vừa có kinh nghiệm vừa có tính kế thừa, phù hợp với mô hình hoạt động của Công ty để phát huy tối đa sức sáng tạo trong tình hình và môi trường kinh doanh mới;

- Tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân viên tham gia các lớp tập huấn nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là các khóa học về quản trị doanh nghiệp;

- Tổ chức cho cán bộ kỹ thuật, sản xuất tham quan học hỏi kinh nghiệm của các đơn vị bạn trong Tập đoàn, các tập đoàn kinh tế cùng lĩnh vực để học hỏi kinh nghiệm;

- Thực hiện tốt công tác chuyển đối số để ứng dụng vào công tác quản trị, giảm lực lượng lao động gián tiêp, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý điều hành, mang lại hiệu quả cho Công ty.

  1. Giải pháp về tài chính - kế toán

- Tiếp tục duy trì các nguồn vốn tín dụng để đảm bảo đủ nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh với lãi suất vay phù hợp và sử dụng hiệu quả nguồn vốn; chuẩn bị nguồn vốn để thực hiện dự án đầu tư trọng điểm của Công ty;

- Thực hiện quản lý chặt chẽ công nợ, theo dõi và đôn đốc thu hồi nợ theo quy chế của Công ty, tiếp tục tìm các giải pháp thu hồi các khoản nợ phải thu khó đòi, giảm trích lập dự phòng nợ khó đòi;

- Thực hiện quản trị tốt hàng tồn kho, tính toán dự trữ hàng tồn kho hợp lý phù hợp với kế hoạch sản xuất và tiêu thụ năm 2023;

- Tiếp tục thực hiện các giải pháp quản trị chi phí để hạ giá thành sản phẩm. Phát huy vai trò của kế toán quản trị và Kiểm toán nội bộ để kiểm soát và phòng ngừa những rủi ro.

  1. Giải pháp về thị trường, phát triển thương hiệu

- Năm 2023, Công ty tiếp tục thực hiện các chương trình đã triển khai có hiệu quả trong năm 2022;

- Rà soát lại công thức, bao bì sản phẩm, loại bỏ những công thức, bao bì có sản lượng tiêu thụ thấp, nhằm đơn giản hóa và tăng hiệu quả trong sản xuất, tăng tính nhận diện thương hiệu của sản phẩm Phân bón Miền Nam;

- Xây dựng các clip để quảng bá thương hiệu, sản phẩm của Công ty trên youtube, facebook;

- Tập trung giữ vững thị trường hiện có và mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước, chú trọng phát triển thị trường xuất khẩu trong khu vực Đông Nam Á;

- Đánh giá chất lượng phục vụ của Công ty đối với khách hàng, tiếp thu ý kiến, nhu cầu của khách hàng để cung cấp sản phẩm chất lượng, phù hợp;

- Đánh giá hệ thống phân phối để đưa ra các giải pháp phù hợp gia tăng sản lượng tiêu thụ;

- Để đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ ở các ngành hàng, công tác chăm sóc khách hàng đại lý cấp 2 có quy mô lớn rất quan trọng, triển khai chọn lọc các đại lý nồng cốt này để có kế hoạch thường xuyên chăm sóc và tương tác nhằm gia tăng sản lượng tiêu thụ, hạn chế thấp nhất sự chi phối (mang tính tiêu cực) của đại lý cấp 1 trên thị trường;

 - Hiện nay một số Công ty phân phối lớn có hệ thống nhân viên bán hàng, nên Công ty đã có kế hoạch tiếp cận lực lượng này để họ cùng đồng hành phát triển, tập trung tiêu thụ sản phẩm Phân bón Miền Nam.

Ông Phùng Quang Hiệp (bên phải) – Tổng Giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam trao cờ thi đua cho đơn vị của Công ty Cổ phần Phân bón Miền Nam.

  1. Giải pháp về thị trường và tiêu thụ sản phẩm

4.1. Đối với thị trường trong nước

- Tiếp tục duy trì và phát huy các giải pháp đã thực hiện có hiệu quả trong năm 2022;

- Tiếp tục kiện toàn hệ thống phân phối, giải quyết triệt để sự xung đột, chồng lấn thị trường giữa các đại lý cấp 1 có chung thị trường, đặc biệt thị trường tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông;

- Thành lập các CLB khách hàng cấp 2 cốt lõi ở thị trường Tây Nguyên;

- Phát triển sản phẩm mang tính cá biệt, có sức cạnh tranh cao trên thị trường như sản phẩm NPK hạt nhỏ - theo đúng tâm lý tiêu dùng của bà con nông dân như tan nhanh, hòa nước để tưới với công thức NPK 16.16.8.6S+TE (hạt xanh và tím) và NPK 20.5.5+TE (hạt xanh và tím). Các sản phẩm này được bán với hình thức phân phối độc quyền cho đại lý cấp 1;

- Phát triển sản phẩm SFJC Bio-Gold G.A.P ở thị trường canh tác cây ăn trái (sầu riêng) và vùng rau Lâm Đồng. Phát triển sản phẩm chuyên dùng cho lúa tại thị trường tỉnh Đắk Lắk (tỉnh có diện tích canh tác cây lúa trên 50.000 hécta) với bộ sản phẩm Bông lúa Nở bụi, Bông lúa Năng suất vàng. Tiếp tục nghiên cứu giải pháp tiêu thụ sản phẩm NPK, lân Long Thành lên thị trường Gia Lai, Kontum từ Quy Nhơn để giảm chi phí vận chuyển, tăng sức cạnh tranh về giá trên thị trường này;

- Đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ tại các thị trường trọng điểm phía Bắc như Hà Tỉnh, Thanh Hóa, Nam Định, Hải Dương, Sơn La, khảo sát và mở thị trường mới như Hòa Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Phát triển thị trường cây ăn trái ở thị trường tỉnh Sơn La (đặc biệt là huyện Yên Châu, với diện tích cây trái khoảng 88.000 hécta);

- Tập trung kết nối mối quan hệ kinh doanh các sản phẩm phân bón của Công ty với Công ty mía đường Thành Thành Công (TTC).

4.2. Đối với thị trường xuất khẩu

- Năm 2023, Công ty tiếp tục duy trì và phát triển các thị trường xuất khẩu đã có trong năm 2022;

- Ngoài ra, Công ty sẽ tìm kiếm và tiếp cận khách hàng tiềm năng để mở rộng thị trường xuất khẩu.

  1. Giải pháp về nghiên cứu phát triển sản phẩm mới

- Tiếp tục phối hợp với các nhà khoa học nghiên cứu cải tiến các sản phẩm chủ lực của Công ty như các dòng sản phẩm hạt nhỏ (NPK 16-16-8+6S+TE, NPK 20-5-5+TE, NPK 15-9-13+TE, NPK 19-11-7+TE), sản phẩm chuyên dùng lúa bổ sung chất điều hòa sinh trưởng (Bông lúa Nở bụi, Bông lúa Năng suất vàng), Lân hạt, hay sản phẩm Yogen sử dụng hoạt chất mới, …;

- Tiếp tục nghiên cứu và phát triển thêm từ 1 đến 2 dòng sản phẩm hạt nhỏ để đáp ứng như cầu đa dạng hóa sản phẩm;

- Nghiên cứu phát triển các sản phẩm hóa chất;

- Phát triển thêm dòng sản phẩm hữu cơ thế hệ mới có hàm lượng hữu cơ, acid Humic và acid Fulvic cao được dổ sung các chủng nấm vi sinh vật có lợi;

- Nghiên cứu phát triển các sản phẩm dịch vụ như cho thuê cảng, kho bãi và dịch vụ khác;

- Tăng cường hoạt động tư vấn, khuyến cáo để nâng cao giá trị sử dụng sản phẩm; tiếp tục cải tiến và hoàn thiện mẫu mã bao bì để tạo tính đồng bộ và nâng cao giá trị thương hiệu.

  1. Giải pháp về quản trị sản xuất

- Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm cần được tăng cường hơn nữa. Để đảm bảo các sản phẩm của Công ty khi xuất ra ngoài thị trường luôn đạt các chỉ tiêu theo quy định, đòi hỏi mỗi cá nhân liên quan (công nhân trực tiếp sản xuất, tổ trưởng, trưởng ca, nhân viên KCS, bộ phận Quản lý chất lượng, Kho vận, …) phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, phối hợp giám sát chặt chẽ quá trình sản xuất, kiểm tra chặt chẽ chất lượng các công đoạn từ tiếp nhận nguyên liệu, sản xuất, lưu kho đến đóng gói, xuất sản phẩm;

- Tiếp tục cải tiến máy móc thiết bị, nâng cao năng lực quản lý sản xuất, chú trọng công tác hợp lý hóa các khâu sản xuất nhằm tiết giảm tối đa chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm;

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu để thay thế nguyên liệu mới vào sản xuất trong bối cảnh giá nguyên liệu đầu vào vẫn cao;

- Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên làm công tác kiểm soát chất lượng tiếp thu được kiến thức mới, tiếp cận và sử dụng thành thạo những ứng dụng khoa học trong phân tích chất lượng.

  1. Giải pháp về khoa học công nghệ, môi trường

- Tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng các vật liệu mới như: nhựa composite, sơn phủ nano, bê tông chịu axit, để thay thế vật liệu thép hoặc phủ lớp bảo vệ lên các kết cấu bằng thép, đường ống, các kèo nhà xưởng khu vực sản xuất, giúp kéo dài tuổi thọ thiết bị, công trình nhà xưởng;

- Nghiên cứu, ứng dụng giải pháp cơ giới hoá một số công đoạn trong dây chuyền sản xuất như may bao, xếp dỡ chất bao lên pallet, chất cây nguyên liệu và sản phẩm;

- Nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp công nghệ mới như cải tạo hệ thống trộn axit sunfuric 76% (thay làm lạnh ống gang bằng làm lạnh tấm giải nhiệt nước tuần hoàn bằng không khí cưỡng bức) giúp tiết kiệm nước giải nhiệt, tránh ô nhiễm môi trường nước, ổn định hệ thống trộn, cải tiến được công nghệ làm lạnh này sẽ mang lại ý nghĩa lớn trong tương lai là công nghệ sạch và đảm bảo môi trường;

- Tiếp tục nghiên cứu, hợp tác các nhà khoa học, đơn vị tư vấn để triển khai hoàn thiện công nghệ sản xuất phân hữu cơ SFJC Bio-Gold G.A.P trên quy mô công nghiệp;

- Tiếp tục phối hợp với các nhà khoa học nghiên cứu, bổ sung các hoạt chất mới để cải tiến các sản phẩm chiến lược trong Công ty.

  1. Giải pháp về đầu tư và sửa chữa

Rà soát, đánh giá các hạng mục đầu tư, sửa chữa năm 2022 chưa thực hiện và triển khai một số hạng mục như sau:

- Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đơn vị, kiểm tra, rà soát, đánh giá tình trạng máy móc thiết bị, công trình kiến trúc để nghiên cứu, đề xuất các giải pháp sửa chữa, cải tạo tối ưu với chi phí sửa chữa hợp lý nhất, đảm bảo sự hoạt động sản xuất ổn định;

- Đầu tư cải tạo hệ thống cấp phối nguyên liệu, hệ thống nghiền mịn và hệ thống trộn đều nguyên liệu trước khi vào tạo hạt các dây chuyền sản xuất NPK hơi nước tại Nhà máy Phân bón Hiệp Phước và Nhà máy Phân bón Cửu Long giúp ổn định chất lượng thành phẩm, tiến tới có thể đóng bao trực tiếp thành phẩm, không đóng bao tạm;

- Đầu tư cải tạo máy tạo hạt và máy làm nguội dây chuyền sản xuất NPK hơi nước tại Nhà máy Phân bón Cửu Long để sản xuất các sản phẩm có yêu cầu hàm lượng NPK cao hơn và nâng cao hiệu suất tạo hạt và giảm nhiệt độ thành phẩm sau khi làm nguội trước khi đóng bao;

- Đầu tư cải tạo thiết bị dây chuyền sản xuất NPK đĩa quay tại Nhà máy Phân bón Hiệp Phước để sản xuất sản phẩm sấy 01 lần, không sấy lại;

- Đầu tư cải tạo hệ thống xử lý khí thải các dây chuyền sản xuất NPK tại Nhà máy Phân bón Hiệp Phước, Nhà máy Phân bón Cửu Long để thu hồi nguyên liệu thất thoát ra môi trường, đáp ứng các quy định về môi trường;

- Đầu tư nâng cấp kho chứa, bồn chứa và mở rộng cầu cảng tại Nhà máy Super Phốt Phát Long Thành để phục vụ kinh doanh dịch vụ xuất nhập hàng rời, hàng lỏng qua cảng Long Thành;

- Nghiên cứu giải pháp, đề xuất đầu tư thiết bị xếp bao tự động vào pallet, máy may bao tự động trong công đoạn đóng gói, xuất thành phẩm tại các dây chuyền sản xuất NPK, supe lân;

- Đầu tư thiết bị sản xuất phân hữu cơ SFJC Bio-Gold G.A.P trên quy mô công nghiệp;

- Tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu công nghệ mới, thiết bị mới ưu việt hơn thay thế, cải tiến thiết bị hiện hữu ngày càng tốt hơn, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng.

  1. Công tác chăm lo đời sống người lao động và các hoạt động đoàn thể

- Công ty tiếp tục chăm lo đời sống, đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động và thực hiện chế độ phúc lợi xã hội đối với Người lao động;

- Tham gia hội thao do Tập đoàn Hóa chất Việt Nam tổ chức năm 2023;

- Chính quyền cùng với Công đoàn tiếp tục thực hiện các hoạt động từ thiện có ích cho xã hội và cộng đồng;

- Chính quyền và Công đoàn phát động các phong trào thi đua trong hoạt động sản xuất kinh doanh để hoàn thành nhiệm vụ năm 2023.

Hội nghị tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Tập đoàn Hóa Chất Việt Nam để hoàn chỉnh báo cáo gửi Tập đoàn, đồng thời cụ thể hóa thành các chương trình hành động trong năm 2023.

Hội nghị kêu gọi toàn thể Người lao động, các tổ chức đoàn thể đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục khó khăn, năng động, sáng tạo, tích cực lao động, sản xuất kinh doanh để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị Đại biểu Người lao động năm 2023.

Một số hình ảnh đáng chú ý của Hội nghị:

Ông Phùng Quang Hiệp ( đứng giữa) – Tổng Giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam trao bằng khen cho cán bộ nhân viên của Công ty Cổ phần Phân bón Miền Nam.

Ông Nguyễn Văn Quý (đứng giữa) – Phó Bí thư Đảng Ủy Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Phân bón Miền Nam trao bằng khen cho cán bộ của Công ty Cổ phần Phân bón Miền Nam.

Ông Lê Mộng Nguyên – Phó Giám đốc phụ trách Phòng kinh doanh Công ty Cổ Phần Phân bón Miền Nam đọc tham luận.

Toàn cảnh Hội nghị Đại biểu Người lao động năm 2023 của Công ty Cổ phần Phân bón Miền Nam.

Nguyên Hạnh

 

 

 

 

 

 

Ý kiến bạn đọc

0 đánh giá Hội nghị Đại biểu Người lao động Công ty Cổ phần Phân bón Miền Nam: Không ngừng đổi mới, sáng tạo

0
Chọn đánh giá của bạn

0 bình luận

Tin tức liên quan

Công ty CP Bình Điền – MeKong và Tổng công ty Cà phê Việt Nam hợp tác thúc đẩy sản xuất cà phê bền vững

Công ty CP Bình Điền – MeKong và Tổng công ty Cà phê Việt Nam hợp tác thúc đẩy sản xuất cà phê bền vững

Ngày 25 tháng 2 năm 2024, tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Công ty CP Bình Điền- MeKong, một…

Lãnh đạo Supe Lâm Thao chúc Tết các đơn vị trong Công ty

Lãnh đạo Supe Lâm Thao chúc Tết các đơn vị trong Công ty

Nhân dịp Tết đến, Xuân về, lãnh đạo Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao…

Đất chua cho táo ngọt

Đất chua cho táo ngọt

Cánh đồng thôn Trung Nha, xã Minh Lãng (Vũ Thư) trước kia bỏ hoang, cấy lúa kém hiệu quả. Những…

Làm nông một cách khác biệt

Làm nông một cách khác biệt

Từng dồn sức học tập để không phải vất vả “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nhưng rồi…

Độc đáo kiểng lúa

Độc đáo kiểng lúa

Ông Nguyễn Văn Phương, ở ấp Vĩnh Bắc, xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách có 13 năm sản xuất kiểng…

Công ty CP Phân bón Bình Điền được vinh danh là một trong 50 doanh nghiệp xuất sắc nhất Việt Nam

Công ty CP Phân bón Bình Điền được vinh danh là một trong 50 doanh nghiệp xuất sắc nhất Việt Nam

Ngày 18/1/2024 tại lễ công bố top 50 Vietnam the Best tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, Công…

Trải nghiệm vườn táo hữu cơ trĩu quả ở Hà Tĩnh

Trải nghiệm vườn táo hữu cơ trĩu quả ở Hà Tĩnh

Vườn táo Đài Loan hơn 300 gốc của anh Nguyễn Trung Tính ở Đức Thọ (Hà Tĩnh) được trồng theo…

Bình Điền lần thứ 2 đạt Thương hiệu Vàng TP. Hồ Chí Minh

Bình Điền lần thứ 2 đạt Thương hiệu Vàng TP. Hồ Chí Minh

Ngày 14 tháng 01 năm 2024, Ban tổ chức Giải thưởng Thương hiệu Vàng TP.HCM đã trang trọng vinh danh…

Đắk Lắk: Toàn ngành nông nghiệp đã tạo ra được trên 22.000 tỷ đồng tăng 13%, nông nghiệp hữu cơ là xu thế

Đắk Lắk: Toàn ngành nông nghiệp đã tạo ra được trên 22.000 tỷ đồng tăng 13%, nông nghiệp hữu cơ là xu thế

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Nông thôn Đắk Lắk, toàn ngành nông nghiệp tỉnh đã tạo ra…

Mùa cam ngọt Hàm Yên

Mùa cam ngọt Hàm Yên

Những ngày này, nông dân tại huyện Hàm Yên đang tất bật chăm sóc vườn cam của mình để chuẩn…

Tin mới cập nhật

Người phụ nữ quyền lực nhất ngành Hữu cơ Australia quyết định rời ghế nóng

Người phụ nữ quyền lực nhất ngành Hữu cơ Australia quyết định rời ghế nóng

Sau gần 6 năm nắm quyền lãnh đạo Australian Organic Limited (AOL), Giám đốc điều hành Niki Ford đã tuyên…

Công bố người chiến thắng “Giải thưởng Công nghiệp Hữu cơ Úc” 2024

Công bố người chiến thắng “Giải thưởng Công nghiệp Hữu cơ Úc” 2024

Mới đây, danh sách những người chiến thắng ở “Giải thưởng Công nghiệp Hữu cơ Úc 2024” đã được công…

Định hướng chọn lựa mỹ phẩm Hữu cơ và tự nhiên: Hiệu thuốc – dược sỹ là địa chỉ uy tín

Định hướng chọn lựa mỹ phẩm Hữu cơ và tự nhiên: Hiệu thuốc – dược sỹ là địa chỉ uy tín

Các hiệu thuốc đang trở thành một kênh phân phối lớn mỹ phẩm Hữu cơ và tự nhiên, bởi tại…

Kết nối, quảng bá nông sản Hữu cơ Việt tại Australia: Cánh cửa nhìn ra thế giới

Kết nối, quảng bá nông sản Hữu cơ Việt tại Australia: Cánh cửa nhìn ra thế giới

Các nông sản Hữu cơ chất lượng của Việt Nam cùng với các câu chuyện độc đáo, thú vị sẽ…

Thị trường Hữu cơ Ý: Dữ liệu, xu hướng và sở thích của người tiêu dùng

Thị trường Hữu cơ Ý: Dữ liệu, xu hướng và sở thích của người tiêu dùng

Ý là nước có tỷ lệ đất hữu cơ trên tổng diện tích đất canh tác cao nhất là 19%…

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ tài trợ 40,5 triệu USD để hỗ trợ chế biến và quảng bá các sản phẩm Hữu cơ

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ tài trợ 40,5 triệu USD để hỗ trợ chế biến và quảng bá các sản phẩm Hữu cơ

Khoản tài trợ này sẽ được phân bổ cho các dự án được lựa chọn để mang lại lợi ích…

Đến năm 2030, thị trường thực phẩm Hữu cơ trẻ em sẽ vượt mốc 10 tỷ USD

Đến năm 2030, thị trường thực phẩm Hữu cơ trẻ em sẽ vượt mốc 10 tỷ USD

Thị trường thực phẩm Hữu cơ dành cho trẻ em dự kiến sẽ đạt 10,34 tỷ USD vào năm 2030…

Thị trường Hữu cơ Úc 2023: Hồi phục sau thiên tai và dịch bệnh

Thị trường Hữu cơ Úc 2023: Hồi phục sau thiên tai và dịch bệnh

Năm 2023 là một năm hiệu quả đối với ngành hữu cơ của Úc, góp trực tiếp 851 triệu đô…

IFOAM châu Âu hợp tác với gã khổng lồ truyền thông để hỗ trợ tăng trưởng Hữu cơ

IFOAM châu Âu hợp tác với gã khổng lồ truyền thông để hỗ trợ tăng trưởng Hữu cơ

IFOAM Organics Europe (IFOAM châu Âu) - tổ chức bảo trợ thực phẩm và Nông nghiệp hữu cơ của châu…

Đức: Gã khổng lồ bán lẻ loại bỏ bao bì sử dụng một lần khỏi chuỗi cung ứng chuối Hữu cơ

Đức: Gã khổng lồ bán lẻ loại bỏ bao bì sử dụng một lần khỏi chuỗi cung ứng chuối Hữu cơ

Chuỗi siêu thị giảm giá Penny (Đức) đã trở thành nhà bán lẻ đầu tiên trên thế giới loại bỏ…

Tin đọc nhiều

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…

Thái Nguyên: Khai mạc Mùa du lịch 2023 với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”

Thái Nguyên: Khai mạc Mùa du lịch 2023 với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”

Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên: Nông nghiệp hữu cơ được ưu tiên số một

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên: Nông nghiệp hữu cơ được ưu tiên số một

Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…

Phân bón Bình Điền 2 Phong