Chủ nhật 20/07/2025 13:43Chủ nhật 20/07/2025 13:43 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Liên kết sản xuất nâng tầm giá trị nghề nuôi ong lấy mật

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Nghề nuôi ong lấy mật ở xã Hoàng Tung, huyện Hoà An (Cao Bằng) đã và đang trở thành hướng đi đầy triển vọng trong phát triển kinh tế nông thôn, góp phần tạo thu nhập ổn định, nâng cao đời sống, từng bước làm giàu của nhiều hộ dân.
Liên kết sản xuất nâng tầm giá trị nghề nuôi ong lấy mật

Ông Lục Thanh Khuyên, xóm Hạnh Phúc, xã Hoàng Tung, huyện Hoà An thu hoạch mật ong. Ảnh: Quốc Sơn.

Làm giàu từ nuôi ong lấy mật

Theo Chủ tịch UBND xã Hoàng Tung Lý Văn Thư, xã Hoàng Tung hiện có 45 hộ nuôi ong, với khoảng 700 đàn, được nuôi tập trung tại các xóm: Na Lữ, Hào Lịch, Bó Lếch, Hạnh Phúc, Cao Minh. Sản lượng bình quân thu hoạch hàng năm hơn 7.000 lít mật, giá bán như hiện nay 250 nghìn đồng/lít, cho giá trị sản xuất đạt hơn 1 tỷ 750 triệu đồng/năm. Nhiều hộ trong xã nuôi 20 – 40 đàn, mỗi năm thu nhập từ vài chục triệu đến hơn trăm triệu đồng, như các hộ: Hoàng Văn Báu, Nguyễn Xuân Hay, xóm Na Lữ; Lục Văn Quốc, xóm Hạnh Phúc…

Hộ đảng viên Lục Thanh Khuyên, cựu chiến binh ở xóm Hạnh Phúc, xã Hoàng Tung, trước đây nguồn thu nhập của gia đình chủ yếu từ trồng cây ngô, cây lúa nên rất bấp bênh, ông đã làm thêm nghề mộc để tăng thêm thu nhập nhưng công việc cũng không đều, cuộc sống gia đình vì thế chẳng cải thiện được bao nhiêu. Qua tìm hiểu, ông Khuyên nhận thấy địa phương có nhiều lợi thế để phát triển nuôi ong lấy mật. Nghề nuôi ong lại không đòi hỏi nhiều diện tích đất canh tác, công việc chăm sóc đàn nuôi cũng nhẹ nhàng, không cần nhiều nhân công, mà đem lại giá trị kinh tế cao. Sau khi đi tham quan một số mô hình nuôi ong hiệu quả, được tiếp xúc học hỏi từ nhiều chủ mô hình nuôi ong có bề dày kinh nghiệm ơ’và tự nghiên cứu kỹ thuật nuôi ong qua sách báo, năm 2019, ông Khuyên quyết định đầu tư vào mô hình nuôi ong lấy mật.

“Sau 7 năm vừa tập trung nuôi ong vừa rút kinh nghiệm, nâng cao kỹ thuật, tôi đã tự gây được giống để tăng đàn, đến nay gia đình đang duy trì nuôi 35 đàn ong, bình quân cho thu hoạch 500 lít mật/năm, cùng với đó, mỗi năm tôi bán khoảng 30 đàn ong giống, cho gia đình thu lợi từ bán mật ong và đàn giống ong từ 130 - 140 triệu đồng/năm”. Ông Khuyên cho hay.

Theo ông Khuyên, để đàn ong phát triển khoẻ mạnh và thu được chất lượng mật cao, người nuôi phải nắm vững kỹ thuật, hiểu rõ đặc điểm sinh học của loài ong, tạo môi trường thuận lợi cho ong phát triển. Trong đó, khâu chọn giống, tạo chúa, tách đàn…, rất quan trọng, phải chọn những giống ong khoẻ mạnh, thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên sẽ giúp nâng cao sản lượng mật, giảm thiểu rủi ro về dịch bệnh. Để cho ra chất lượng mật tốt, phải chọn vùng đặt các hòm ong có nhiều hoa tự nhiên, hoa có dinh dưỡng cao, nhưng tuyệt đối không có thuốc bảo vệ thực vật. Ong là loài vật rất nhạy cảm với điều kiện môi trường, khói bụi, các loại hóa chất nên người nuôi phải thường xuyên kiểm tra, vệ sinh hòm, cầu ong để đảm bảo hòm ong luôn khô ráo, sạch sẽ và phát hiện, xử lý kịp thời các vấn đề về dịch bệnh trên đàn ong. Bên cạnh đó, để chất lượng mật đảm bảo thì việc khai thác mật phải đúng thời điểm, chỉ lấy mật khi bánh tổ đã vít nắp và mật đã đảm bảo đủ độ chín…

Hiệu quả từ nuôi ong lấy mật ở xã Hoàng Tung đã đem lại giá trị kinh tế, song thực tế nghề nuôi ong của xã chủ yếu vẫn sản xuất quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết cộng đồng, nên hiệu quả sản xuất chưa tối ưu, chất lượng sản phẩm mật giữa các hộ nuôi chưa ổn định, không được đồng đều, dẫn đến cơ hội mở rộng sản xuất cũng như phát triển thị trường tiềm năng bị hạn chế, nhất là vấn đề xây dựng thương hiệu sản phẩm gặp khó khăn...

Liên kết sản xuất nâng tầm giá trị nghề nuôi ong lấy mật

Thành viên Tổ hợp tác sản xuất ong rừng tự nhiên xã Hoàng Tung, huyện Hoà An trao đổi kỹ thuật nuôi ong. Ảnh: Quốc Sơn.

Xây dựng chuỗi liên kết nâng tầm giá trị sản phẩm

Theo Chủ tịch UBND xã Hoàng Tung Lý Văn Thư, trong bối cảnh kinh tế nông nghiệp nông thôn đang chuyển dịch theo hướng liên kết, phát triển bền vững, nhận rõ những bất cập trên, từ những mô hình nuôi ong quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ, được chính quyền xã hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện, một số hộ nuôi trong xã đã liên kết với nhau thành lập “Tổ hợp tác sản xuất mật ong rừng tự nhiên xã Hoàng Tung”. Tổ hợp tác hiện có 6 thành viên nuôi khoảng 400 đàn ong (chiếm 57% tổng đàn ong toàn xã), cho sản lượng khoảng 4.000 lít mật mỗi năm.

“Tổ hợp tác sản xuất mật ong rừng tự nhiên xã Hoàng Tung” đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Nhờ liên kết sản xuất, các thành viên có thể chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi ong, phòng chống dịch bệnh và sản xuất mật hiệu quả hơn. Các thành viên tổ hợp tác có điều kiện hỗ trợ nhau về giống ong, vật tư nuôi, tiết kiệm chi phí đầu vào, gia tăng sản lượng và chất lượng mật ong được đồng đều, ổn định hơn, đồng thời có điều kiện xây dựng thương hiệu, nâng cao uy tín và sức cạnh tranh cho sản phẩm. Năm 2022, sản phẩm “Mật ong rừng tự nhiên Hoàng Tung” của Tổ hợp tác đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh. Tổ hợp tác sản xuất mật ong rừng tự nhiên xã Hoàng Tung được thành lập là hướng đi bền vững, hiệu quả, phù hợp, góp phần nâng tầm giá trị nghề nuôi ong lấy mật của xã”. Chủ tịch UBND xã Hoàng Tung Lý Văn Thư nhận định.

Ông Đào Hữu Quảng, xóm Na Lữ, xã Hoàng Tung, thành viên Tổ hợp tác cho biết, Tổ hợp tác sản xuất mật ong rừng tự nhiên xã Hoàng Tung được thành lập năm 2022. Tham gia Tổ hợp tác, các thành viên có điều kiện hỗ trợ nhau về con giống, kỹ thuật nuôi, tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời cùng cam kết thực hiện các quy định, tuân thủ quy trình nuôi ong và thu hoạch, mở rộng quy mô sản xuất, tăng đàn, nâng cao chất lượng, tiêu thụ sản phẩm.

Liên kết sản xuất nâng tầm giá trị nghề nuôi ong lấy mật

Sản phẩm “Mật ong rừng tự nhiên Hoàng Tung” của Tổ hợp tác sản xuất ong rừng tự nhiên xã Hoàng Tung, huyện Hoà An đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh năm 2022. Ảnh: Quốc Sơn.

Cũng theo ông Quảng, sản phẩm Mật ong rừng tự nhiên Hoàng Tung của Tổ hợp tác được đóng chai loại 500 ml và 1.000 ml, tiện lợi cho việc sử dụng, bảo quản, trên bao bì được in nhãn hiệu OCOP 3 sao và có nhãn mác, mã số, mã vạch cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết sản phẩm… Được chính quyền huyện, xã tạo điều kiện cho Tổ hợp tác tham gia các hội chợ, triển lãm thương mại, các thành viên tích cực quảng bá, giới thiệu, bán sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử, nên thị trường đang dần được mở rộng, có nhiều khách hàng tiềm năng trong và ngoài tỉnh, thành cũng đã biết đến sản phẩm và tìm mua.

“Gia đình tôi hiện nuôi 40 đàn ong, do tuân thủ đúng kỹ thuật chăm sóc, cũng như các thành viên Tổ hợp tác, ong được nuôi hoàn toàn tự nhiên theo từng mùa hoa, nên năng suất, chất lượng mật ong luôn đảm bảo về độ nguyên chất, an toàn. Bình quân hàng năm 40 đàn ong cho gia đình thu hoạch hơn 500 lít mật ong, thu lợi hơn 100 triệu đồng”. Ông Quảng cho biết thêm.

“Thương hiệu Mật ong rừng tự nhiên xã Hoàng Tung đang lan toả trong thị trường bởi chất lượng mật nguyên chất, có hương thơm đặc trưng, vị ngọt thanh, đậm đà tự nhiên, có độ sánh và dưỡng chất cao, thời gian bảo quản được lâu. Nghề nuôi ong lấy mật ở Hoàng Tung đã và đang trở thành hướng đi đầy triển vọng trong phát triển kinh tế nông thôn, góp phần tạo thu nhập ổn định, nâng cao đời sống, từng bước làm giàu của nhiều hộ nuôi ong”. Chủ tịch UBND xã Hoàng Tung Lý Văn Thư khẳng định.

Để nghề nuôi ong phát triển, chính quyền xã Hoàng Tung đang triển khai nhiều giải pháp hữu hiệu. Như Chủ tịch UBND xã Hoàng Tung Lý Văn Thư cho hay: Xã tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền các hộ nuôi ong mạnh dạn chuyển đổi phương thức nuôi ong truyền thống quy mô nhỏ lẻ sang nuôi ong theo mô hình liên kết cộng đồng giữa các hộ, hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã để hợp tác xây dựng liên kết chuỗi giá trị sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và tăng tổng đàn ong nuôi. Vận động các hộ nuôi áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình nuôi ong, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm mật ong, đi đôi với bảo vệ và phát triển hệ sinh thái địa phương. Các cấp chính quyền huyện, xã có chính sách hỗ trợ hộ nuôi ong kết nối cung - cầu, đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt quan tân giúp các hộ nuôi tìm kiếm thị trường tiềm năng, mở rộng thị trường truyền thống…, góp phần tạo ra nguồn lực xây dựng kinh tế nông thôn gắn với phát triển bền vững.

Bài liên quan

Tặng 40 nhà "Nghĩa tình Cựu chiến binh" cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn tại Cao Bằng

Tặng 40 nhà "Nghĩa tình Cựu chiến binh" cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn tại Cao Bằng

Tại xã Trùng Khánh (Cao Bằng), ngày 18/7/2025, Đoàn công tác Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam do Thượng tướng Bế Xuân Trường, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam làm trưởng đoàn tổ chức tặng 40 nhà "Nghĩa tình Cựu chiến binh", mỗi nhà 80 triệu đồng và đồ dùng sinh hoạt cho hội viên cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn các xã: Trùng Khánh, Đình Phong, Đoài Dương, Đàm Thủy, Trà Lĩnh, Quang Trung.
Cao Bằng: Tặng 70 suất quà gia đình chính sách, hội viên có hoàn cảnh khó khăn

Cao Bằng: Tặng 70 suất quà gia đình chính sách, hội viên có hoàn cảnh khó khăn

Tại Cao Bằng, ngày 17/7/2025, Đoàn công tác Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam do Thượng tướng Bế Xuân Trường, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam làm trưởng đoàn tặng 70 suất quà cho gia đình chính sách, hội viên cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn xã Đức Long và phường Thục Phán.
Cao Bằng: Ghi nhận 42 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 35 xã

Cao Bằng: Ghi nhận 42 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 35 xã

Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hiện đã ghi nhận 42 ổ dịch tả lợn châu Phi, với gần 6.000 con lợn đã bị tiêu hủy với tổng trọng lượng hơn 261 tấn tại 1.142 hộ chăn nuôi. Dịch vẫn đang diễn biến phức tạp tại 35 xã chưa qua thời gian cách ly 21 ngày, khiến nguy cơ lan rộng tiếp tục gia tăng.
Đồng Nai khẳng định vị thế nông sản chất lượng cao với 8 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 5 sao quốc gia

Đồng Nai khẳng định vị thế nông sản chất lượng cao với 8 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 5 sao quốc gia

Đồng Nai một lần nữa chứng tỏ vị thế là một trong những địa phương đi đầu cả nước về chất lượng nông sản khi có thêm 8 sản phẩm vừa được Bộ Nông nghiệp và Môi trường công nhận đạt chuẩn OCOP 5 sao cấp quốc gia. Đây là cấp độ chứng nhận cao nhất trong Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), là minh chứng cho sự đầu tư bài bản và nỗ lực không ngừng của các doanh nghiệp địa phương.
Cao Bằng: Trao kinh phí hỗ trợ hộ nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát

Cao Bằng: Trao kinh phí hỗ trợ hộ nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát

Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Tà Lùng, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Cao Bằng cho biết, ngày 15/7/2025, đơn vị đã phối hợp với Đảng ủy, UBND xã Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng tổ chức trao 60 triệu đồng hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho gia đình ông Mông Văn Tuyệt, xóm Nà Chào, xã Phục Hòa, thuộc diện hộ nghèo.
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng khoá XIX, tổ chức hội nghị lần thứ 23 (mở rộng)

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng khoá XIX, tổ chức hội nghị lần thứ 23 (mở rộng)

Ngày 15/7, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức hội nghị lần thứ 23 (mở rộng). Hội nghị tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến 56 điểm cầu các xã, phường trên địa bàn toàn tỉnh.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Thị trường nông sản 18/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng nhẹ trở lại

Thị trường nông sản 18/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng nhẹ trở lại

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu giữ nguyên, đáng chú ý cà phê trong nước tăng nhẹ trở lại so với hôm qua.
Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 2: Duy trì chất lượng đường dài

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 2: Duy trì chất lượng đường dài

Trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, duy trì tiêu chuẩn hữu cơ là một hành trình không ngừng nghỉ và đầy thách thức. Để duy trì chất lượng đường dài, mở rộng quy mô, người sản xuất nông nghiệp hữu cơ cần xây dựng tuân thủ các quy định và xây dựng hệ thống quản lý chặt chẽ.
Phát triển nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tại Thuận An

Phát triển nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tại Thuận An

Xã Thuận An được thành lập trên cơ sở hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số các xã Lệ Chi, Dương Quang và một phần diện tích tự nhiên, dân số các xã Phú Sơn, Đặng Xá trước đây, tổng diện tích tự nhiên 2.967ha, trong đó có 94ha đất phát triển đô thị còn lại là đất khu vực nông thôn.
Thị trường nông sản 17/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê quay đầu giảm mạnh

Thị trường nông sản 17/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê quay đầu giảm mạnh

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu giảm, đáng chú ý cà quay đầu giảm mạnh từ 2.900 đến 3.000 đồng/kg so với hôm qua.
Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 1: Khởi đầu từ những cộng đồng tử tế

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 1: Khởi đầu từ những cộng đồng tử tế

Tại vùng Trung du và miền núi phía Bắc, giữa những phép tính lợi nhuận ngắn hạn, có những cộng đồng đang chọn chuyển đổi hữu cơ để thực hiện một phép cộng khác - cộng sự sẻ chia, cộng ý thức, cộng trách nhiệm. Họ là những cộng đồng tử tế, tiên phong vẽ thêm màu xanh bền vững cho bức tranh nông nghiệp hữu cơ miền Bắc Việt Nam..
Kết hợp rừng ngập mặn làm du lịch sinh thái – Tiềm năng và hướng phát triển bền vững

Kết hợp rừng ngập mặn làm du lịch sinh thái – Tiềm năng và hướng phát triển bền vững

Rừng ngập mặn (RNM) là một hệ sinh thái độc đáo và vô cùng quan trọng, không chỉ đóng vai trò bảo vệ bờ biển, điều hòa khí hậu mà còn sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, đa dạng sinh học phong phú. Chính những đặc điểm này đã mở ra một tiềm năng to lớn cho việc phát triển du lịch sinh thái (DLST) tại các khu vực có RNM. Việc kết hợp DLST với RNM không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng mà còn góp phần nâng cao nhận thức về bảo tồn, thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Nghề nuôi ốc hương đem lại giá trị kinh tế cao cho nhiều người dân ven biển

Nghề nuôi ốc hương đem lại giá trị kinh tế cao cho nhiều người dân ven biển

Trong bối cảnh ngành thủy sản ngày càng phát triển và đa dạng hóa, nghề nuôi ốc hương đã nổi lên như một hướng đi tiềm năng và mang lại giá trị kinh tế cao cho nhiều người dân ven biển. Tuy nhiên, đằng sau những con số ấn tượng về sản lượng và thu nhập là biết bao nỗi vất vả, âu lo của người làm nghề.
Thị trường nông sản 16/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng sốc 6.300 đồng/kg

Thị trường nông sản 16/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng sốc 6.300 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu tăng nhẹ, đáng chú ý cà phê tăng sốc từ 6.100 - 6.300 đồng/kg so với hôm qua.
Lào Cai: Nuôi kiến làm thiên địch phòng sâu bệnh cho cây trồng

Lào Cai: Nuôi kiến làm thiên địch phòng sâu bệnh cho cây trồng

Mô hình đặc biệt này được nông dân Lào Cai triển khai trên diện tích rừng và vườn cây ăn quả, không chỉ mang lại nguồn thu nhập mà còn giảm sâu bệnh cho cây trồng.
Thị trường nông sản 14/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê giảm 2.000 đồng/kg

Thị trường nông sản 14/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê giảm 2.000 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu giảm nhẹ đồng loạt, cà phê giảm mạnh từ 1.500 - 2.000 đồng/kg so với hôm qua.
Chàng trai người Tày theo đuổi trà hữu cơ

Chàng trai người Tày theo đuổi trà hữu cơ

Tốt nghiệp đại học rồi lấy bằng thạc sĩ, cơ hội làm việc tại phố thị rộng mở nhưng anh Hoàng Văn Tuấn quyết định trở về quê phát triển cây chè theo hướng hữu cơ, kết hợp với du lịch trải nghiệm đồi chè. Trái ngọt đã đến với anh sau nhiều năm kiên trì, bên bỉ với những giọt mồ hôi mặn chát đã lăn trên má.
Ngành Nông nghiệp và Môi trường duy trì đà tăng trưởng

Ngành Nông nghiệp và Môi trường duy trì đà tăng trưởng

Theo báo cáo từ các đơn vị của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), trong bối cảnh kinh tế-chính trị thế giới có nhiều biến động khó lường, từ xung đột địa chính trị đến chính sách thuế quan, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng vẫn giữ được đà tăng trưởng tích cực.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính