Thứ sáu 30/05/2025 00:01Thứ sáu 30/05/2025 00:01 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Chương trình Mục tiêu Quốc gia 2026 -2035: Tư duy đổi mới, tích hợp và hướng tới phát triển bền vững

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Chiều 26/5/2025, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy chủ trì cuộc họp với các cơ quan chuyên môn của Bộ nhằm xây dựng và triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đòi hỏi tư duy đổi mới, tích hợp và hướng tới phát triển bền vững.
(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Môi trường một trong những đề xuất quan trọng hiện nay là việc lồng ghép hai Chương trình lớn: Xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, để tạo thành một Chương trình MTQG thống nhất, hiệu quả, tránh chồng chéo và phân tán nguồn lực.

Thực tiễn cho thấy, việc tiếp tục triển khai riêng rẽ hai Chương trình MTQG về nông thôn mới và giảm nghèo không còn phù hợp trong bối cảnh mới. Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho rằng, nội dung của chương trình xây dựng nông thôn mới hiện nay rất rộng mở, hoàn toàn có thể tích hợp những nội dung liên quan đến giảm nghèo bền vững. Đây là cách tiếp cận khoa học, hợp lý và phù hợp với yêu cầu phát triển bao trùm, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Bộ trưởng tán thành giải pháp có một tên gọi ngắn gọn, dễ hiểu và phản ánh đầy đủ mục tiêu kép là “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2026 - 2035”, trong đó cần thể hiện rõ hai trụ cột chính là “xây dựng nông thôn mới” và “giảm nghèo bền vững”.

Bộ trưởng chỉ đạo, Chương trình cần xây dựng dựa trên các quan điểm chỉ đạo nhất quán, xuyên suốt: Trong đó, việc phát triển phải mang tính bao trùm và bền vững. Dù nhìn từ nhiều góc độ, thì cốt lõi vẫn là gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo, đó là hai mục tiêu không thể tách rời để hướng đến phát triển toàn diện, công bằng xã hội.

Quan điểm thứ hai là việc phát triển nông thôn phải đi theo hướng hiện đại, gắn với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Bộ trưởng nhấn mạnh, đô thị hóa không chỉ mở rộng không gian, mà còn thay đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh, tuần hoàn, đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, phải thể hiện được quan điểm đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là chìa khóa nâng cao hiệu quả quản lý và tổ chức thực hiện chương trình. Đây là xu hướng tất yếu và cần được quán triệt trong mọi khâu.

Ngoài ra, phải mở rộng nội hàm phát triển bao trùm, không chỉ dừng lại ở kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường mà còn phải bao gồm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.

Một quan điểm đặc biệt quan trọng là thực hiện Chương trình theo hướng quản trị đa mục tiêu và tích hợp hiệu quả. Bộ trưởng cho rằng, các nguồn lực cần được huy động, sử dụng hợp lý, đồng thời kết nối với các chương trình, dự án khác để tăng cường hiệu quả và tránh trùng lắp.

Chương trình Mục tiêu Quốc gia 2026 -2035: Tư duy đổi mới, tích hợp và hướng tới phát triển bền vững
Bộ trưởng chỉ đạo, Chương trình cần xây dựng dựa trên các quan điểm chỉ đạo nhất quán, xuyên suốt: Trong đó, việc phát triển phải mang tính bao trùm và bền vững. (Ảnh: Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy chỉ đạo việc xây dựng Chương trình lần này là nguyên tắc phân cấp rõ ràng: Trung ương thiết kế, địa phương quyết định và thực hiện. Trong đó, trung ương sẽ ban hành tiêu chí, định mức và phân bổ nguồn lực theo các chỉ số đầu ra; còn việc triển khai cụ thể sẽ do địa phương chủ động thực hiện theo đặc thù của từng vùng, từng địa bàn.

Đây là cách tiếp cận phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tạo điều kiện để địa phương linh hoạt, sáng tạo trong triển khai.

Để làm rõ mục tiêu và nội hàm phát triển nông thôn mới hiện đại, Bộ trưởng chỉ đạo xây dựng Chương trình phải vừa tiếp tục phát triển nông thôn mới theo các cấp độ (đạt chuẩn, nâng cao, hiện đại), vừa thực hiện giảm nghèo bền vững phù hợp với từng vùng miền.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy khẳng định, việc tích hợp Chương trình xây dựng nông thôn mới với giảm nghèo bền vững không chỉ là sự gộp lại về mặt hành chính, mà còn là tư duy chiến lược mới, hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện, hài hòa và hiệu quả.

Bài liên quan

Đắk Lắk: Nhiều giải pháp đồng bộ nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm

Đắk Lắk: Nhiều giải pháp đồng bộ nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm

Trong bối cảnh thị trường trong nước và quốc tế ngày càng khắt khe với yêu cầu chất lượng và an toàn thực phẩm (ATTP), tỉnh Đắk Lắk đã và đang triển khai mạnh mẽ nhiều giải pháp đồng bộ nhằm đảm bảo chất lượng, ATTP cho các sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Báo cáo mới nhất của Sở Nông nghiệp và Môi trường cho thấy nỗ lực đáng ghi nhận của toàn ngành trong giai đoạn 2022–2024 và những định hướng chiến lược cho giai đoạn tới.
Đắk Nông tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đắk Nông tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 23/5, UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 và định hướng giai đoạn 2026 – 2030. Bà Tôn Thị Ngọc Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông chủ trì Hội nghị.
Vươn lên thoát nghèo nhờ liên kết sản xuất ớt bản địa

Vươn lên thoát nghèo nhờ liên kết sản xuất ớt bản địa

Với mong muốn thay đổi tư duy, cách làm và có thu nhập ổn định cho người dân bản địa, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), Hội Liên hiệp Phụ nữ Thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương (Lào Cai) đã thành lập Tổ hợp tác liên kết sản xuất ớt Na Đẩy (Tổ hợp tác Na Đẩy).
Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam: 05 năm kiến tạo hệ sinh thái xanh bền vững

Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam: 05 năm kiến tạo hệ sinh thái xanh bền vững

Sau 05 năm triển khai Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ, bức tranh nông nghiệp Việt Nam đang hiện lên với những gam màu tươi sáng, từ sự gia tăng mạnh mẽ về diện tích canh tác, kim ngạch xuất khẩu, cho đến sự vào cuộc của các doanh nghiệp lớn và hợp tác xã tiên phong. Một hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ đang dần thành hình – không chỉ là lựa chọn canh tác mà còn là định hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nhu cầu tiêu dùng xanh, sạch ngày càng tăng.
Những hành vi gây hại đến nông nghiệp hữu cơ của con người

Những hành vi gây hại đến nông nghiệp hữu cơ của con người

Nông nghiệp hữu cơ đang ngày càng được ưa chuộng như một “lời hứa” về thực phẩm an toàn và phát triển bền vững. Thế nhưng, hàng loạt hành vi từ chính con người đang từng ngày phá vỡ lời hứa đó, dù vô tình hay có chủ đích.
Cam kết trung hòa các-bon năm 2050 và phát huy tinh thần "3 sẵn sàng"

Cam kết trung hòa các-bon năm 2050 và phát huy tinh thần "3 sẵn sàng"

Cam kết kiên định với mục tiêu trung hòa các-bon năm 2050 và phát huy tinh thần 3 sẵn sàng là “sẵn sàng tham gia, sẵn sàng đồng hành, sẵn sàng dẫn dắt”, Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục là bạn tốt, đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế trên chặng đường phát triển xanh và bền vững sắp tới.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Thị trường nông sản 27/5/2025: Lúa gạo giao dịch chậm, tiêu cà phê ít biến động

Thị trường nông sản 27/5/2025: Lúa gạo giao dịch chậm, tiêu cà phê ít biến động

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo đi ngang, cà phê và tiêu không thay đổi so với hôm qua.
Tin tức thị trường nông sản 26/5/2025: Giá lúa gạo, cà phê, tiêu ổn định

Tin tức thị trường nông sản 26/5/2025: Giá lúa gạo, cà phê, tiêu ổn định

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo, cà phê, tiêu đều bình ổn so với hôm qua (25/5/2025).
Tín dụng chính sách "thắp sáng" bản làng vùng cao

Tín dụng chính sách "thắp sáng" bản làng vùng cao

Từng là nơi đặc biệt khó khăn, việc bán một con lợn nặng trăm cân cũng là chuyện “nan giải” vì không có đường, không có người mua, xóm Lũng Ỉn, xã Vũ Minh, huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) hôm nay đã khác. Trên mảnh đất của đồng bào Dao đỏ sinh sống, những nông dân chân chất đã biết khai thác lợi thế đất đai, cần cù lao động, tiếp cận vốn vay ưu đãi, áp dụng khoa học kỹ thuật để làm kinh tế. Những mô hình trồng cây ăn quả và chăn nuôi khép kín đã dần hiện rõ bức tranh thôn nông mới ở vùng sâu, vùng xa.
Kon Tum: Phát triển chăn nuôi trâu, bò vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Phát triển chăn nuôi trâu, bò vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Với lợi thế tự nhiên về đất đai, khí hậu phù hợp cho chăn nuôi đại gia súc, tỉnh Kon Tum đang triển khai Kế hoạch phát triển đàn trâu, bò tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hướng đến nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống người dân và bảo tồn nguồn gen bản địa quý hiếm.
Tin tức thị trường nông sản 25/5/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê ổn định

Tin tức thị trường nông sản 25/5/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê ổn định

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, cà phê, tiêu không thay đổi so với hôm qua.
Tín dụng xanh là "dòng máu" nuôi sự phát triển kinh tế tư nhân

Tín dụng xanh là "dòng máu" nuôi sự phát triển kinh tế tư nhân

Trong cơ thể nền kinh tế, khu vực tư nhân đóng vai trò như một trái tim năng động, không ngừng bơm máu đi nuôi dưỡng mọi tế bào. Và để trái tim ấy hoạt động khỏe mạnh, nhịp nhàng, nguồn “máu” tín dụng đóng một vai trò sống còn. Tín dụng, dưới nhiều hình thức khác nhau, không chỉ là nguồn vốn đơn thuần mà còn là đòn bẩy, là chất xúc tác, thậm chí là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp tư nhân.
Cao Bằng: Doanh thu bình quân một hợp tác xã đạt gần 610 triệu đồng/năm

Cao Bằng: Doanh thu bình quân một hợp tác xã đạt gần 610 triệu đồng/năm

Tỉnh Cao Bằng hiện có 448 hợp tác xã (179 hợp tác xã nông lâm nghiệp), 26 tổ hợp tác, 678 nhóm sở thích, 1 liên hiệp hợp tác xã, với gần 13.000 thành viên hoạt động trong nhiều lĩnh vực: Nông lâm nghiệp, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, sản xuất vật liệu xây dựng, vận tải, môi trường…
Tin tức thị trường nông sản 24/5/2025: Giá lúa biến động nhẹ, tiêu giảm 5.000 đồng/kg

Tin tức thị trường nông sản 24/5/2025: Giá lúa biến động nhẹ, tiêu giảm 5.000 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo biến động nhẹ, cà phê giảm mạnh, đáng chú ý tiêu 4.000 - 5.000 đồng/kg so với hôm qua.
Khẳng định vai trò “cầu nối” đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với người nông dân

Khẳng định vai trò “cầu nối” đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với người nông dân

Với nhiều đổi mới thiết thực, hoạt động khuyến nông Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025 đã tạo tiền đề vững chắc để bước sang một giai đoạn mới với tầm nhìn xa hơn, cách làm linh hoạt hơn.
Tin tức thị trường nông sản 23/5/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng 200 đồng/kg

Tin tức thị trường nông sản 23/5/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng 200 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu ổn định, trong khi đó cà phê tăng nhẹ từ 100 - 200 đồng/kg so với hôm qua.
Vợ chồng trẻ thành tỉ phú từ việc nuôi cá tầm

Vợ chồng trẻ thành tỉ phú từ việc nuôi cá tầm

Sau nhiều lần thất bại, mất trắng, vợ chồng anh Thanh chị Lực không nản lòng vẫn tâm huyết nuôi cá tầm. Sau nhiều năm cố gắng, đến nay vợ chồng anh Thanh đã trở thành “tỉ phú cá tầm” ở huyện miền núi Quan Sơn.
Khơi thông các điểm nghẽn, tạo nền tảng phát triển bền vững cho ngành hàng sầu riêng

Khơi thông các điểm nghẽn, tạo nền tảng phát triển bền vững cho ngành hàng sầu riêng

Sầu riêng, từng được xem là "vua của các loại trái cây" trong xuất khẩu nông sản Việt Nam, đang đối mặt với thách thức lớn, đòi hỏi hành động quyết liệt để bảo vệ vị thế trên bản đồ thế giới.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính