Nạn kích điện giun đất xuất hiện nhiều từ năm 2019, sau đó lắng xuống. Khoảng một tháng gần đây, tình trạng này rộ lên ở Hòa Bình, Bắc Giang, Sơn La, Tuyên Quang,… Tại huyện Cao Phong( Hòa Bình), Đông Hưng, Hưng Hà( Thái Bình) và một số địa phưng gây bức xúc trong cộng đồng, kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm. Ngay lập tức, các cấp các ngành, đặc biệt là cơ quan pháp luật phải ra tay nghiêm trị hành động cực kỳ nguy hiểm của đám” Giun tặc”này.
Máy kích giun .Ảnh TL
Trước đây, chỉ mùa thu hoạch cam, anh Bùi Quang Toản ở thị trấn Cao Phong (Cao Phong) mới lên vườn ở xã Thu Phong thường xuyên nhưng mấy tháng nay, anh và nhiều chủ vườn khác phải trực liên tục, ăn, ngủ không yên vì "giun tặc” hoành hành.
Anh Bùi Quang Toản ngày nào cũng phải lên vườn để canh các đối tượng kích giun đất. Anh Toản bức xúc: Vườn nhà tôi rộng 1,5 ha trồng cam lòng vàng, V2. Tất cả vốn, công sức, tâm huyết tôi đều dồn vào làm vườn. Nay là năm thứ 7 - thời kỳ sung sức nhất của cây cam và nếu chăm tốt có thể cho thu hoạch đến 15 năm. Song, nếu nạn kích giun tiếp diễn thì tan hết, nhiều người vỡ nợ.
Đi kiểm tra vườn cam anh Toản lo lắng khi thấy cây cam nào vàng lá nghi bị kích giun. Đặc biệt những vườn làm sạch cỏ là chỗ "giun tặc” nhắm đến nhiều hơn vì dễ kích, dễ nhặt giun, nhất là sau mưa, giun lên nhiều. Các chủ vườn tâm huyết và hao công, tốn của trồng cam theo phương pháp hữu cơ có nhiều giun càng bất an trước nạn kích giun.
Anh Trịnh Ngọc Nhàn và Nguyễn Xuân Giao ở miết trên vườn cam để canh kích giun Anh chia sẻ: "Tôi dồn hết vốn và vay ngân hàng mới có được 8.000 m2, nay năm thứ 8. Biết bao công cải tạo đất, đầu tư chăm bón cây mới lên được. Kích giun ảnh hưởng đến bộ rễ tơ hút chất dinh dưỡng, cây vàng lá rồi héo úa dần, chưa kể hệ vi sinh vật trong đất cũng chết theo. Giun hết, cây mà héo, chết, tôi không biết xoay sở ra sao?!”
Còn rất nhiều các hộ trồng cam ở Cao Phong( Hòa Bình) đang mất ăn mất ngủ vì nạm kích giun đất. Họ mong các cấp chính quyền vào cuộc quyết liệt, có biện pháp ngăn chặn kịp thời để vùng cam trở lại bình yên. Đây là hành vi vi phạm pháp luật cần được xử lý.
Bà con nông dân ở các huyện Đông Hưng, Hưng Hà( Thái Bình) cũng đang chứng kiến cảnh nhiều kẻ đang kích giun đất ở ngay trên những khu đất màu mỡ.
Chúng dung máy kích có 2 cực, ắc quy, dây điện nối với hai đầu cực bằng cọc kim loại có phần tay cầm bọc bằng nhựa để cách điện, chống giật cho người sử dụng. Khi cắm hai đầu kim loại xuống đất, trong phạm vi 1m2, giun đất từ nhỏ tới lớn đều ngoi lên mặt đất. Với giá bán khá cao, khoảng 25.000 đồng/kg, mỗi ngày có kẻ bắt được khoảng 10kg giun Chúng bán cho một cơ sở thu mua . Bà con nông dân hiểu rõ giun đất có vai trò rất lớn đối với ngành nông nghiệp bởi chúng làm đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu cho đất
Thiết nghĩ, các cấp, các ngành cần đẩy mạnh tuyên truyền đến nhân dân về tác hại của việc đánh bắt giun đất bằng kích điện đối với môi trường đất trước mắt cũng như lâu dài; đồng thời tuyên truyền, vận động nhân dân tuyệt đối không sử dụng thiết bị kích điện, hóa chất để đánh bắt giun đất; không tham gia thu mua, sơ chế giun đất. Cùng với đó, tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện và có biện pháp ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp đánh bắt giun đất bằng thiết bị kích điện, hóa chất và thu mua, sơ chế giun đất theo đúng quy định của pháp luật.
Một người kích gun. ẢNh TL
Cơ quan chức năng phải hành động quyết liệt
Các cơ quan chức năng ở nhiều địa phương đã vào cuộc. Sau những cơn mưa, Công an xã Thu Phong huyện Cao Phong (Hòa Bình) đã phát hiện trên 20 đối tượng kích giun, thu 15 máy kích. Trưởng Công an xã Hoàng Thế Anh cho biết: Máy kích giun giờ được cải tiến như dùng điều khiển từ xa, nhỏ gọn, dễ di chuyển nên khó khăn hơn trong phát hiện. Công an đã lập biên bản tự nguyện giao nộp và yêu cầu các đối tượng viết cam kết không tiếp tục thực hiện hành vi kích giun.
Tại xã Bắc Phong, Công an xã tham mưu UBND xã ban hành công văn quản lý người dân sử dụng kích điện bắt giun đất; tổ chức tuyên truyền trên loa, mạng xã hội. Tuy nhiên, tình trạng kích giun vẫn xảy ra.
Lắng nghe ý kiến của người dân, ngày 18/7/2023, UBND huyện Cao Phong ban hành Công văn số 1540 chỉ đạo các biện pháp ngăn chặn. Chủ tịch UBND huyện Quách Văn Ngoan yêu cầu: UBND các xã, thị trấn tăng cường tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức. Tăng cường kiểm tra, phát hiện và phối hợp xử lý nghiêm, kịp thời các đối tượng kích điện, hóa chất và thu mua, sơ chế giun đất trái phép. Hướng dẫn các hộ tự bảo vệ đất của mình. Đưa hành vi khai thác trái phép giun đất bằng máy kích điện vào hương ước, quy ước của xóm. Các phòng chức năng phối hợp các xã tuyên truyền; nghiên cứu các quy định để tham mưu giải pháp xử lý trường hợp kích giun, thu mua, sơ chế giun đất gây ô nhiễm môi trường; kiểm tra, làm rõ nguồn gốc xuất xứ của máy kích, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm khi đủ căn cứ…
Kích giun đất phải xem như một loại tội phạm
Kích điện giun đất làm hủy hoại môi trường, có thể khiến đất bị sa mạc hóa nên phải bị xem như một loại tội phạm. Theo giáo sư nông nghiệp Đỗ Kim Chung, giảng viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam, phân tích khi truyền dòng điện xuống lòng đất sẽ khiến không chỉ giun mà nhiều vi sinh vật sẽ chết, làm ảnh hưởng tới môi trường đất.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, mỗi gram đất có tới 6 triệu vi sinh vật sinh sống. Đất tốt hay không do vi sinh vật nhiều hay ít tồn tại trong đó. Riêng giun đất được ví như "lưỡi cày sinh học" của nhà nông, giúp đất tơi xốp; là mắt xích quan trọng trong việc chuyển hóa các chất dinh dưỡng của đất, tạo điều kiện sinh ra các chất hữu cơ có lợi, giúp cây trồng phát triển tốt.
"Giun, vi sinh vật chết đi sẽ làm giảm khả năng tái sinh độ phì nhiêu của đất, khiến đất nghèo đi, sa mạc hóa, cây trồng bị ảnh hưởng, thậm chí là chết", ông Chung nói, cho rằng cơ quan chức năng cần nghiêm cấm kích giun, thậm chí phải xem đây là loại tội phạm hủy hoại môi trường.
Tiến sĩ Lương Hữu Thành, Viện Môi trường Nông nghiệp, cho rằng:"Việc sử dụng kích điện để tận diệt giun đất như hiện nay sẽ như con dao chặt đứt chu trình cải tạo đất trong tự nhiên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái cũng như chất lượng đất sản xuất nông nghiệp".
Để khôi phục đất đã bị kích điện bắt giun, ông Thành cho rằng cần tăng cường sử dụng phân hữu cơ, tạo môi trường thuận lợi cho loài giun đất phát triển trở lại. Chính quyền cũng có thể hướng dẫn người dân nhân, nuôi giun đất trong phạm vi có thể quản lý được.
Giun đất gồm nhiều loài, thuộc phân lớp Oligochaeta (phân lớp giun có đai sinh dục), ngành Annelida (ngành giun đốt). Tại nhiều quốc gia, giun còn được nuôi cho mục đích xử lý rác thải. Nhờ giun đất, Australia đã tái tạo được khoảng 20% rác hữu cơ, góp phần giải quyết vấn đề sinh thái và rác thải, bảo vệ môi trường. Nghiên cứu cho thấy 100-200 gram giun có thể xử lý tối đa 300 kg rác thải. |
Trung Hiền (Tổng hợp)
Trực Ninh - Nam Định: Tuyên truyền, vận động phân loại rác từ nguồn làm phân bón hữu cơ phục…
Nằm trong Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào…
Năng lượng được tạo ra từ khí mê-tan ở các bãi rác tại Canberra dự kiến sẽ cung cấp năng…
Toạ đàm “Ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ sản xuất nông nghiệp và…
Niên vụ năm 2023-2024, huyện Mai Sơn có trên 8.500 ha cà phê; trong đó, gần 6.200 ha cho thu…
Sáng 10/11, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản II (Bộ…
Theo đánh giá của Hội đồng Khoa học nghiệm thu nhiệm vụ khoa học-công nghệ (KH-CN) cấp tỉnh, thông qua…
Gia đình Y Sum Kbuor chuẩn bị đi làm cỏ sắn và bắp, tôi quan sát cả hai vợ chồng…
Những năm gần đây, thực hiện chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong sản xuất nông nghiệp, công…
Ngày 7.1.2021, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch 04/KH-UBND về triển khai chương trình quản lý dịch hại tổng hợp…
Hệ thống đảm bảo cùng tham gia PGS Tuyên Quang là thành viên của Hội Nông nghiệp hữu cơ tỉnh…
Trong thời đại hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường và sức khỏe con người ngày càng được quan…
Dự án khuyến nông Trung ương giai đoạn 2022-2024 “Chăn nuôi gà thịt bản địa hướng theo hữu cơ và…
Định hướng đến năm 2030, Hải Phòng sẽ có 97 vùng sản xuất lúa, rau và cây ăn quả hữu…
Chế phẩm sinh học, chất dinh dưỡng để trồng rau thủy canh được Duy Tân Farm nhập từ các nước…
Được thành lập năm 1995, đến nay Liên minh HTX tỉnh Tuyên Quang đã có sự phát triển mạnh mẽ.…
Gạo ST24, ST25, Lộc Trời 28, Nàng Hoa 9, Nếp A Sào và TBR39-1 của ba công ty Việt Nam…
Trong khuôn khổ chương trình hoạt động tại Malaysia, ngày 30-11 vừa qua, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang…
Nông nghiệp Hữu cơ là xu thế của thời đại, vì thế Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc…
Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) không chỉ tạo ra những sản phẩm an toàn, đáp ứng nhu cầu ngày càng…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…