Thứ hai 21/07/2025 23:49Thứ hai 21/07/2025 23:49 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Rác thải nông nghiệp - Nguồn “tài nguyên” có thể tái khai thác phục vụ nông nghiệp hữu cơ

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Phân bón là sản phẩm không thể thiếu trong canh tác nông nghiệp, tuy nhiên tại Việt Nam, phân bón hóa học vẫn đang chiếm tỷ trọng tiêu thụ lớn, được sản xuất công nghiệp với công nghệ cũ sử dụng nhiều hóa chất không thân thiện với thực vật, đồng thời xả thải gây ô nhiễm không khí và nguồn nước. Những năm gần đây, trước sức ép chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hữu cơ; để bền vững hóa sản xuất nông sản, đồng thời tăng giá trị xuất khẩu đã tạo động lực cho nhiều doanh nghiệp và hộ canh tác chuyển đổi từ phân bón hóa học sang sử dụng phân bón hữu cơ.
Rác thải nông nghiệp - Nguồn “tài nguyên” có thể tái khai thác phục vụ nông nghiệp hữu cơ
Đồng bằng Nam Bộ và các tỉnh lân cận với đặc thù đất đai màu mỡ, diện tích khai thác nông nghiệp rộng lớn, bằng phẳng đang đóng góp tới 33% GDP toàn ngành trên cả nước.

Vốn đã quen với phương thức sản xuất nông nghiệp truyền thống sử dụng phân bón hóa học để đạt năng suất vượt trội nhưng cùng lúc gây ra sự thoái hóa chất lượng đất canh tác, nhiều doanh nghiệp và hộ sản xuất nông sản đang tích cực tìm phương án chuyển đổi sang sử dụng phân bón hữu cơ một cách toàn diện. Tuy nhiên, do nguồn cung còn hạn chế dẫn đến giá thành cao, đồng thời chất lượng chưa thật sự vượt trội, phân bón hữu cơ vẫn chưa có cơ hội thay thế triệt để phân bón hóa học, đặc biệt là trong thời gian canh tác ngắn hạn.

Từ nguồn “tài nguyên” vô tận đang bị lãng phí…

Đồng bằng Nam Bộ và các tỉnh lân cận với đặc thù đất đai màu mỡ, diện tích khai thác nông nghiệp rộng lớn, bằng phẳng đang đóng góp tới 33% GDP toàn ngành trên cả nước (số liệu năm 2023, Bộ NN-PTNT). Phụ thuộc vào thổ nhưỡng và chính sách, mỗi địa phương tại khu vực ưu tiên phát triển dựa trên thế mạnh riêng, giúp sản lượng nông sản khu vực liên tục được gia tăng cả về số lượng, chất lượng lẫn sự đa dạng.

Sản lượng nông nghiệp tăng trưởng đi cùng với sự phát triển kinh tế, tuy nhiên, các địa phương lại càng “đau đầu” với nỗi lo giải quyết các vấn đề liên quan tới môi trường và an sinh xã hội khi khối lượng rác thải nông nghiệp tỷ lệ thuận với khối lượng sản phẩm. Rác thải nông nghiệp trong quá trình sản xuất đa phần là phụ, phế phẩm hữu cơ, nếu không có biện pháp xử lý triệt để sẽ gây ô nhiễm mỗi trường nghiêm trọng, kéo theo sự phát triển của dịch bệnh và côn trùng có hại.

Tuy nhiên, việc xử lý rác thải hữu cơ cũng đòi hỏi chi phí xử lý lớn, khiến không nhiều doanh nghiệp, nông trường đủ khả năng đầu tư mạnh tay vào công nghệ xử lý tiên tiến. Theo số liệu của Bộ NN-PTNT, hiện tại trên cả nước chỉ có khoảng hơn 20% lượng chất thải chăn nuôi (tương ứng với 7,75% tổng khối lượng chất thải nông nghiệp) được tận dụng trực tiếp vào canh tác, lượng rác thải còn lại được xả trực tiếp hoặc gián tiếp ra môi trường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống dân sinh, đồng thời đang khiến chúng ta lãng phí một nguồn “tài nguyên” có thể tái sử dụng vào việc phát triển nông nghiệp hữu cơ.

Từ nguồn rác thải song hành với sản xuất, việc ứng dụng công nghệ sản xuất phân NPK từ phụ, phế phẩm được đánh giá là bước ngoặt trong khoa học nông nghiệp, giải quyết được cùng lúc 2 vấn đề nan giải: Bảo vệ môi trường hiệu quả và tăng sản lượng phân hữu cơ phục vụ hoạt động “xanh hóa” canh tác nông sản.

Toàn quốc hiện có 838 nhà máy sản xuất phân bón, nhưng chỉ 265 trong đó đang sản xuất phân bón hữu cơ, nguyên nhân chủ yếu từ việc người nông dân chưa có tư duy hữu cơ để chuyển đổi triệt để, sản xuất nông nghiệp an toàn, từ đó tìm kiếm cơ hội xuất khẩu với giá thành vượt trội, mà vẫn ưu tiên năng suất, sử dụng số lượng để lấp đầy khoảng trống chất lượng. Do đó, nếu không đồng thời phổ biến, tuyên truyền để bà con chuyển đổi từ phân bón hóa học sang phân bón hữu cơ, nhằm từng bước chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hữu cơ, sẽ gây lãng phí cả công suất sẵn có có tại các nhà máy lớn vốn đang chờ đợi một sự đổi mới mang tính bước ngoặt.

Cách mạng 4.0 đang diễn ra cùng nhiều sự chuyển đổi công nghệ mang tính đột phá trên thế giới, nếu không sớm có chính sách thúc đẩy, chúng ta không chỉ lãng phí tài nguyên phế phẩm, tài nguyên công suất mà còn lãng phí cả tài nguyên cơ hội!

…tới cơ hội đột phá trong tầm tay

Rác thải nông nghiệp - Nguồn “tài nguyên” có thể tái khai thác phục vụ nông nghiệp hữu cơ
Phương pháp Bokashi giúp người sản xuất thông qua quá trình lên men vi sinh để chủ động cân bằng 3 yếu tố dinh dưỡng quan trọng là đạm (N), lân (P) và kali (K), đồng thời tận dụng hiệu quả nguồn vi sinh vật dồi dào và phong phú tại quốc gia nhiệt đới cận xích đạo như Việt Nam.

Sản phẩm nông sản của khu vực Nam bộ và các tỉnh lân cận đa dạng nhưng mang tính cục bộ cao với với năng suất đặc sản địa phương áp đảo. Tiêu biểu có thể kể tới các địa phương đứng đầu cả nước về sản phẩm chủ lực như Kiên Giang với năng suất 4,5 triệu tấn gạo mỗi năm, Tiền Giang đạt sản lượng 1,39 triệu tấn trái cây các loại, mía đường Gia Lai đạt 2,66 triệu tấn, Đắk Lắk với 0,53 triệu tấn cà phê trong kỳ báo cáo gần nhất. Đáng chú ý, rác thải nông nghiệp trong quá trình sản xuất các loại nông sản nói trên đều phù hợp trở thành nguyên liệu đầu vào sản xuất phân hữu cơ vi sinh.

Hơn nữa, các phụ, phế phẩm nông nghiệp trong quá trình canh tác cũng tập trung cục bộ tại các địa phương, thuận tiện cho việc công nghiệp hóa ngành sản xuất phân bón hữu cơ do nguyên liệu đầu vào sẵn có, khối lượng lớn và không phải đầu tư nhiều vào khâu vận chuyển. Từ góc nhìn dài hạn, các nhà hoạch định chính sách cũng có thể khai thác yếu tố này để quy hoạch tập trung, tạo ra môi trường đầu tư lý tưởng cho các doanh nghiệp nội địa và quốc tế tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ.

Ở giai đoạn thí điểm, nhiều công thức được áp dụng để gia công phân hữu cơ vi sinh từ nguyên liệu rác thải đầu vào ở từng địa phương đã được thực hiện ở một số tỉnh Nam bộ. Tuy nhiên việc chuyển đổi này mới dừng lại ở mức độ “gia công” do phân hữu cơ từ phụ, phế phẩm nông nghiệp chưa xuất hiện nhiều sản phẩm chính quy được đăng ký nhãn hiệu, kiểm định chất lượng và hoạt động thương mại thành công trên thị trường. Đa số là hoạt động “sản xuất” tự phát với công thức được các hợp tác xã và bà con nông dân áp dụng theo khuyến nghị của Trung tâm Khuyến nông địa phương. Hoạt động sản xuất này chưa được chuyên nghiệp hóa, dẫn đến chất lượng đầu ra không ổn định, hơn nữa số lượng cũng chưa thể đảm bảo cung cấp được cho các vùng canh tác rộng lớn…

Tuy nhiên, với những kết quả khả quan ban đầu, có thể nhận định phân hữu cơ tái tận dụng các phụ, phế phẩm hoàn toàn có thể trở thành sản phẩm mang tính cách mạng cho nông nghiệp Việt Nam trong tương lai, khi chúng ta mới chỉ đang tận dụng được chưa tới 8% tổng lượng chất thải nông nghiệp trực tiếp vào chăm bón cây trồng. Một trong những phương pháp mà Việt Nam có thể học hỏi và ứng dụng mang tên Bokashi – phương pháp sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ rác thải nông nghiệp của Nhật Bản. Với nhiều đặc điểm tương đồng giữa Nhật Bản và Việt Nam, phương pháp Bokashi có thể tận dụng nguồn vi sinh vật trong đất và phế phẩm nông nghiệp, giúp tạo nên loại phân hữu cơ tác động vào cả cây trồng và đất canh tác, giúp cây trồng khỏe mạnh hơn do nhờ đề kháng tự nhiên.

Phương pháp Bokashi giúp người sản xuất thông qua quá trình lên men vi sinh để chủ động cân bằng 3 yếu tố dinh dưỡng quan trọng là đạm (N), lân (P) và kali (K), đồng thời tận dụng hiệu quả nguồn vi sinh vật dồi dào và phong phú tại quốc gia nhiệt đới cận xích đạo như Việt Nam. Phương pháp Bokashi được các chuyên gia Nhật Bản đánh giá là đặc biệt phù hợp đối với sản xuất phân hữu cơ nói riêng và phát triển nông nghiệp hữu cơ nói chung tại Việt Nam.

Với tầm nhìn trở thành quốc gia sử dụng tối thiểu 30% phân bón hữu cơ trong hoạt động nông nghiệp vào năm 2030 và cán mốc 50% vào năm 2050, Thứ trường Bộ NN-PTNT Hoàng Trung nhấn mạnh tại Đại hội Ban chấp hành Hiệp hội Phân bón Việt Nam (FAV) ngày 2/8/2024 vừa qua, cần sớm tìm cách tận dụng 100% nguồn nguyên liệu sẵn có từ hoạt động nông nghiệp gắn với sản phẩm chủ lực, đặc sản tại địa phương. Với tiềm năng của việc áp dụng công nghệ mới, nếu vượt qua những mục tiêu nêu trên, khả năng Việt Nam trở thành nước có thế mạnh trong xuất khẩu phân bón hữu cơ không phải điều phi thực tế. Tuy nhiên, cần có những chính sách thông thoáng để thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất phân bón chuyển đổi mô hình, đồng thời thu hút đầu tư, xây dựng nhà máy sản xuất quy mô và sản lượng lớn tại những địa phương có sản lượng nông nghiệp cao. Qua đó đánh giá tính khả thi của việc phát triển lĩnh vực để tìm giải pháp phát triển đồng bộ, vừa tạo ra sản phẩm phục vụ nông nghiệp hữu cơ chất lượng cao, vừa giải quyết được bài toán xử lý chất thải nông nghiệp một cách triệt để.

Bài liên quan

Đà Lạt: Xử lý rác thải nông nghiệp thành phân hữu cơ

Đà Lạt: Xử lý rác thải nông nghiệp thành phân hữu cơ

Mô hình xử lý rác thải nông nghiệp thành phân bón hữu cơ tại Đà Lạt không chỉ giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà còn mang lại nguồn phân bón chất lượng cao, giảm chi phí sản xuất cho nông dân.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao là dự án đầu tiên trên thế giới

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao là dự án đầu tiên trên thế giới

Khẳng định Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp là dự án đầu tiên trên thế giới cũng là niềm tự hào của Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao sự chủ động của các tỉnh ĐBSCL trong việc triển khai các mô hình và sự vào cuộc, hưởng ứng tích cực của bà con nông dân và các HTX.
Chuyển đổi xe xăng sang xe điện ở đô thị: Lợi ích lớn, khó khăn thách thức còn nhiều

Chuyển đổi xe xăng sang xe điện ở đô thị: Lợi ích lớn, khó khăn thách thức còn nhiều

Việc chuyển đổi từ xe chạy xăng sang xe điện đang là một xu hướng tất yếu trên toàn cầu, đặc biệt tại các đô thị lớn, nơi ô nhiễm không khí và tiếng ồn đang trở thành vấn đề cấp bách. Tuy nhiên, quá trình này không hề đơn giản mà bao gồm cả những khó khăn đáng kể và những thuận lợi hấp dẫn. Việc hiểu rõ cả hai mặt sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về tương lai di chuyển trong đô thị. Mặc dù xe điện mang lại nhiều lợi ích, nhưng việc thay thế hoàn toàn xe xăng ở đô thị vẫn còn đối mặt với nhiều rào cản.
Dịch tả lợn Châu Phi bùng phát ở Nghệ An, người chăn nuôi thiệt hại nặng nề

Dịch tả lợn Châu Phi bùng phát ở Nghệ An, người chăn nuôi thiệt hại nặng nề

Tình hình dịch tả lợn Châu Phi đang tái bùng phát trên diện rộng tại các xã ở Nghệ An. Trong khi đó, lợn chết được vứt bừa bãi ở một số nơi nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh.
Phường Lĩnh Nam kết nối hành trình sống xanh

Phường Lĩnh Nam kết nối hành trình sống xanh

Phường Lĩnh Nam (TP. Hà Nội) vừa chính thức phát động phong trào “Lĩnh Nam vì môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp” với sự tham gia đồng loạt của hệ thống chính trị, đoàn thể, trường học và nhân dân.
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 12/7/2025 về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
Phát triển du lịch Quảng Ngãi gắn với đặc trưng văn hóa và địa hình sau sáp nhập

Phát triển du lịch Quảng Ngãi gắn với đặc trưng văn hóa và địa hình sau sáp nhập

Tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Tọa đàm “Kết nối, hợp tác phát triển du lịch” ngay sau sáp nhập với Kon Tum. Từ đây, chiến lược mới được định hình, hướng tới phát triển du lịch bền vững, liên kết và đậm đà bản sắc.
Lào Cai: 6 tháng đầu năm 2025 toàn tỉnh trồng mới gần 12.000 ha rừng

Lào Cai: 6 tháng đầu năm 2025 toàn tỉnh trồng mới gần 12.000 ha rừng

6 tháng đầu năm 2025, giá trị sản xuất lâm nghiệp toàn tỉnh Lào Cai ước đạt con số ấn tượng 2.474 tỷ đồng. Người dân đã hăng hái trồng mới hơn 12.000 ha rừng; biến những mảnh đồi trọc thành “vàng xanh”, góp phần đưa độ che phủ rừng của tỉnh ước đạt 61,37%.
Cây cọ biểu tượng của vùng đất trung du và miền núi

Cây cọ biểu tượng của vùng đất trung du và miền núi

Cây cọ, với dáng vẻ mạnh mẽ, vươn cao và tán lá xòe rộng như những chiếc quạt khổng lồ, là một biểu tượng quen thuộc của vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Không chỉ mang vẻ đẹp cảnh quan đặc trưng, cây cọ còn có giá trị kinh tế và văn hóa sâu sắc, gắn liền với đời sống của nhiều cộng đồng trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam.
Tạp chí Travel+Leisure đánh giá vẻ đẹp choáng ngợp và kỳ vĩ của hang Sơn Đoòng

Tạp chí Travel+Leisure đánh giá vẻ đẹp choáng ngợp và kỳ vĩ của hang Sơn Đoòng

Tạp chí Travel+Leisure mô tả Sơn Đoòng như một “kỳ quan thiên nhiên siêu thực” với những mái vòm khổng lồ, hệ sinh thái rừng nguyên sinh nằm sâu trong lòng đất, cùng một hệ thống sông ngầm và vi khí hậu riêng biệt…
Xử lý bãi tập kết hàng nghìn đầu trâu, bò bốc mùi nồng nặc ở Nghệ An

Xử lý bãi tập kết hàng nghìn đầu trâu, bò bốc mùi nồng nặc ở Nghệ An

Trước nguy cơ ô nhiễm môi trường bởi bãi tập kết đầu trâu, nội tạng động vật ở phường Vinh Phú (tỉnh Nghệ An), chính quyền địa phương đã có phương án xử lý để đảm bảo vệ sinh môi trường, tránh lây lan dịch bệnh.
Hướng tới Bạch Long Vĩ xanh – đổi mới để phát triển bền vững

Hướng tới Bạch Long Vĩ xanh – đổi mới để phát triển bền vững

Bạch Long Vĩ, hòn đảo tiền tiêu của Tổ quốc, không chỉ giữ vai trò chiến lược quan trọng mà còn là một kho báu tự nhiên với hệ sinh thái biển đa dạng và phong phú. Thế nhưng, sự phát triển kinh tế – xã hội cùng những tác động từ biến đổi khí hậu đang đặt ra không ít thách thức cho việc bảo tồn và phát triển bền vững tại đây. Hướng tới một “Bạch Long Vĩ Xanh” không chỉ là một mục tiêu mà đã trở thành định hướng chiến lược, đòi hỏi sự đổi mới toàn diện từ tư duy đến hành động nhằm đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế, an sinh xã hội và bảo vệ môi trường.
Giải bài toán ô nhiễm môi trường là hướng đi bền vững cho làng nghề

Giải bài toán ô nhiễm môi trường là hướng đi bền vững cho làng nghề

Làng nghề truyền thống là một phần không thể tách rời của văn hóa và kinh tế Việt Nam, lưu giữ những kỹ năng thủ công độc đáo và tạo ra nguồn sinh kế cho hàng triệu người dân. Tuy nhiên, sự phát triển tự phát và thiếu quy hoạch của nhiều làng nghề đã và đang gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đến môi trường, đe dọa sức khỏe cộng đồng và tính bền vững của chính các làng nghề. Khắc phục ô nhiễm môi trường từ các làng nghề không chỉ là nhiệm vụ cấp bách mà còn là yếu tố then chốt để bảo tồn di sản văn hóa và hướng tới một tương lai phát triển xanh.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính