Thứ sáu 18/07/2025 05:01Thứ sáu 18/07/2025 05:01 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Hội Nông dân tỉnh Bình Phước:

Tổ chức Hội nghị góp ý vào Dự thảo nghị quyết của Quốc hội

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Ngày 19/5/2025, Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội Nghị lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Tổ chức Hội nghị góp ý vào Dự thảo nghị quyết của Quốc hội

Ông Nguyễn Văn Giang – Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bình Phước chủ trì Hội nghị.

Tham dự và chủ trì Hội nghị có ông Nguyễn Văn Giang – Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, cùng tham dự có toàn thể cán bộ, công chức viên chức cơ quan Hội Nông dân tỉnh.

Tại Hội nghị, đại diện Ban Xây dựng hội đã trình bày dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Các đại biểu đã thảo luận sôi nổi, nhiều ý kiến đóng góp mang tính xây dựng liên quan đến 8 nội dung trong dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

Phần lớn các ý kiến cho rằng, hiện nay nước ta đang tiến hành tinh gọn, sắp xếp bộ máy để tăng hiệu năng, hiệu quả bộ máy tránh chồng chéo chức năng, lãng phí nguồn lực. Do vậy sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp cho phù hợp với bộ máy mới là cần thiết và cấp thiết. Các đại biểu tham dự về cơ bản thống nhất với Dự thảo, tuy nhiên cũng có một số ý kiến đóng góp đối với Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Tổ chức Hội nghị góp ý vào Dự thảo nghị quyết của Quốc hội
Ông Thái Văn Nghi – Phó Chánh Văn phòng Hội Nông dân tỉnh Bình Phước phát biểu ý kiến cho tại Hội nghị.

Cụ thể, Tại Điều 9 khoản 2, Hiến pháp 2013, có ghi: “Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam là các tổ chức chính trị - xã hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên, hội viên tổ chức mình; cùng các tổ chức thành viên khác của Mặt trận phối hợp và thống nhất hành động trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” còn tại Dự thảo Hiến pháp năm 2025 – Điều 9 khoản 2: “Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam là các tổ chức chính trị - xã hội trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên, hội viên tổ chức mình; được tổ chức và hoạt động thống nhất trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; cùng với các tổ chức thành viên khác của Mặt trận hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động dưới sự chủ trì của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”. Về thuật ngữ "trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”, đây là điểm mới hoàn toàn trong dự thảo Hiến pháp 2013 chỉ ghi các tổ chức này là "thành viên" của Mặt trận. Ý nghĩa của cụm từ này là tăng cường tính hệ thống, tính phối hợp chính trị của các tổ chức chính trị – xã hội và thể hiện định hướng rõ ràng về vai trò tập hợp của Mặt trận.

Tổ chức Hội nghị góp ý vào Dự thảo nghị quyết của Quốc hội
Bà Lê Thị Thu Hương – Giám đốc Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ Nông dân tỉnh Bình Phước phát biểu ý kiến tại Hội nghị.

Tuy nhiên, có 02 vấn đề xảy ra: Vấn đề thứ nhất là dễ hành chính hóa hoạt động của Hội Nông dân, làm suy giảm tính chủ động, sáng tạo, phản ánh đặc thù giới – nghề – địa phương của tổ chức Hội (từ “trực thuộc” thường được sử dụng trong cơ cấu tổ chức hành chính, như “Cục trực thuộc Bộ”, “Phòng trực thuộc Sở”. Dẫn đến dễ Hành chính hóa: Hoạt động của Hội bị chi phối bởi quy trình, chỉ đạo, thủ tục hành chính như một bộ máy nhà nước; Mất dần tính độc lập, tự chủ, tự nguyện – những đặc điểm cốt lõi của một tổ chức xã hội; Cán bộ Hội có xu hướng làm theo mệnh lệnh cấp trên, chờ chỉ đạo, thiếu sáng kiến, ít sát thực tiễn đời sống nông dân).

Vấn đề thứ 2: Có thể dẫn đến hiểu nhầm rằng Hội Nông dân không còn hoạt động theo Điều lệ riêng, trong khi dự thảo Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội thì Hội Nông dân vẫn có con dấu, tư cách pháp nhân, hoạt động theo Điều lệ Hội, là công cụ pháp lý cốt lõi để Hội duy trì hoạt động. Vì vậy, kiến nghị nên thay cụm từ “trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” bằng “là tổ chức chính trị – xã hội là thành viên nòng cốt trong Mặt trận” để đảm bảo tính tự chủ và đúng vị thế của Hội Nông dân Việt Nam theo Điều lệ được công nhận (Đây là 01 ý kiến của đại biểu Vũ Trọng Kim (đoàn Nam Định) - Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội).

Tổ chức Hội nghị góp ý vào Dự thảo nghị quyết của Quốc hội
Các đại biểu tham dự Hội nghị.

Không chỉ tổ chức lấy ý kiến của cán bộ Hội cấp tỉnh, trước đó, ngày 13/5/2025, Hội Nông dân tỉnh Bình Phước cũng đã ban hành Văn bản số 800-CV/HNDT về việc tổ chức lấy ý kiến cán bộ, hội viên nông dân về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đến các cơ sở Hội.

Theo ông Nguyễn Văn Giang – Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bình Phước, việc lấy ý kiến cán bộ, hội viên, nông dân trên địa bàn tỉnh đối với Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong việc tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

“Thông qua việc góp ý kiến, hoàn thiện Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung cũng nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của cán bộ, hội viên, nông dân; thể hiện ý chí, nguyện vọng, tạo sự đồng thuận trong cán bộ, hội viên, nông dân về hoàn thiện Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013” – ông Nguyễn Văn Giang nhấn mạnh.

Bài liên quan

Hơn 140 nghìn nông dân Bắc Ninh cam kết sản xuất, chế biến tiêu thụ nông sản an toàn

Hơn 140 nghìn nông dân Bắc Ninh cam kết sản xuất, chế biến tiêu thụ nông sản an toàn

Trong 6 tháng đầu năm, các cấp Hội nông dân trong tỉnh Bắc Ninh đã kết nạp được 625 hội viên, nâng tổng số hội viên lên gần 158.000 người.
Giúp nông dân “số hóa” trong tiêu thụ nông sản

Giúp nông dân “số hóa” trong tiêu thụ nông sản

Hội Nông dân tỉnh An Giang vừa phối hợp với Bưu điện tỉnh tổ chức lớp “Tập huấn kỹ năng bán hàng trên sàn thương mại điện tử cho hội viên nông dân” tại thị xã Tân Châu và huyện Phú Tân.
Tích cực vận động hội viên tham gia làm đường giao thông nông thôn

Tích cực vận động hội viên tham gia làm đường giao thông nông thôn

Trong thời gian vừa qua, Hội Nông dân xã An Đồng, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình tích cực tuyên truyền vận động cán bộ, hội viên nông dân và nhân dân hiến đất, tài sản trên đất để làm đường giao thông nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới
Bình Phước ra mắt bảo tàng số 3D hiện đại

Bình Phước ra mắt bảo tàng số 3D hiện đại

Hòa chung không khí sôi nổi của Tuần lễ Công nghệ số Bình Phước năm 2025, ngày 13/5, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Phước phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức lễ công bố và chính thức đưa vào vận hành Hệ thống Bảo tàng 3D – Không gian trưng bày trực tuyến tỉnh Bình Phước. Sự kiện diễn ra tại Quảng trường thành phố Đồng Xoài, thu hút sự quan tâm của đông đảo các đại biểu và người dân.
Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh tổ chức tuyên dương tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến

Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh tổ chức tuyên dương tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến

Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua yêu nước của Hội Nông dân giai đoạn 2020-2025; phát động phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2025-2030.
Hỗ trợ nông dân sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường ở Nghệ An

Hỗ trợ nông dân sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường ở Nghệ An

Ngày 13/05, Hội Nông dân tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị “Tuyên truyền nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn và tập huấn phương pháp xử lý nước ngầm phục vụ sinh hoạt tại vùng chưa có nước sạch năm 2025 cho hội viên, nông dân huyện Diễn Châu.

CÁC TIN BÀI KHÁC

TP. HCM: Nâng tầm lao động nông thôn trong kỷ nguyên số

TP. HCM: Nâng tầm lao động nông thôn trong kỷ nguyên số

TP.HCM đang triển khai một kế hoạch đột phá nhằm thay đổi căn bản công tác đào tạo nghề cho lao động tại các khu vực nông thôn, đáp ứng những yêu cầu cấp thiết của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Kế hoạch này không chỉ khắc phục các hạn chế trước đây mà còn định hướng phát triển nguồn nhân lực nông thôn theo hướng hiện đại, gắn liền với chuyển đổi số và phát triển bền vững.
Phong trào xóa nhà tạm: Hành trình vì một mái ấm để an cư

Phong trào xóa nhà tạm: Hành trình vì một mái ấm để an cư

Hơn cả một chương trình nhà ở, phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát ở Việt Nam là một hành trình bền bỉ, thể hiện sâu sắc truyền thống "tương thân tương ái" của dân tộc và quyết tâm chính trị mạnh mẽ nhằm cải thiện đời sống người dân, đặc biệt là các hộ nghèo, gia đình chính sách và đồng bào dân tộc thiểu số. Trải qua nhiều giai đoạn với những chương trình cụ thể, phong trào này đang bước vào giai đoạn nước rút với mục tiêu cơ bản hoàn thành việc xóa bỏ nhà tạm trên cả nước vào cuối năm 2025, mang lại niềm hy vọng về một cuộc sống an toàn, ổn định cho hàng triệu người dân.
Đồng Nai: Rà soát kỹ lưỡng Quy hoạch lâm nghiệp, đảm bảo tính chính xác phân vùng rừng

Đồng Nai: Rà soát kỹ lưỡng Quy hoạch lâm nghiệp, đảm bảo tính chính xác phân vùng rừng

Với mục tiêu đảm bảo sự chính xác tuyệt đối trong quản lý tài nguyên rừng, UBND tỉnh Đồng Nai đang đẩy mạnh công tác rà soát và phân vùng chi tiết các loại rừng trên địa bàn. Mới đây, tại buổi làm việc do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Hoàng chủ trì đã tập trung đánh giá kết quả ban đầu, đồng thời đặt ra yêu cầu cao về việc hoàn thiện số liệu và tích hợp quy hoạch lâm nghiệp vào bức tranh phát triển chung của tỉnh đến năm 2030.
Thu hồi trên toàn quốc và tiêu hủy lô sữa rửa mặt Gammaphil

Thu hồi trên toàn quốc và tiêu hủy lô sữa rửa mặt Gammaphil

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc lô sản phẩm sữa rửa mặt chuyên dụng Gammaphil – Chai 125ml vì phát hiện chứa các chất không nằm trong công thức đã được công bố.
Gia Lai: Chủ tịch xã xin lỗi người dân về hoạt động thu gom, xử lý xác heo chết

Gia Lai: Chủ tịch xã xin lỗi người dân về hoạt động thu gom, xử lý xác heo chết

Chủ tịch UBND xã Bình Hiệp, tỉnh Gia Lai mới có Thư xin lỗi về hoạt động thu gom, xử lý xác heo chết làm phát sinh mùi hôi trong quá trình vận chuyển đến nơi chôn lấp, xử lý tập trung gửi Ban Nhân dân các thôn trên địa bàn xã và toàn thể Nhân dân xã Bình Hiệp.
Lâm Đồng: Khai phóng tiềm năng công nghiệp - Động lực mới cho tăng trưởng bền vững

Lâm Đồng: Khai phóng tiềm năng công nghiệp - Động lực mới cho tăng trưởng bền vững

Lâm Đồng, với những lợi thế địa lý và tài nguyên phong phú, đang hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi và dư địa rộng lớn cho sự phát triển vượt bậc. Trong bối cảnh đó, sự đa dạng và tiềm năng của ngành công nghiệp nổi lên như một động lực then chốt, hứa hẹn thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế - xã hội của địa phương.
Gia Lai: Xét xử phúc thẩm vụ hủy hoại rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Sông Ba

Gia Lai: Xét xử phúc thẩm vụ hủy hoại rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Sông Ba

Ngày 14-7, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Gia Lai đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án “Hủy hoại rừng” xảy ra tại Ban Quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) Nam Sông Ba. Trong số 3 bị cáo có một người là Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty chuyên về trồng rừng.
Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy đã ban hành Quyết định số 1818/QĐ-BNNMT sửa đổi một số điều có liên quan đến nhiệm vụ và tổ chức thanh tra tại các quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Bộ.
Công ty Cổ phần Cà phê Gia Lai-Chi nhánh Chư Sê bị chiếm dụng hơn 262 ha đất

Công ty Cổ phần Cà phê Gia Lai-Chi nhánh Chư Sê bị chiếm dụng hơn 262 ha đất

Công ty Cổ phần Cà phê Gia Lai-Chi nhánh Chư Sê vừa có văn bản gửi UBND xã Chư Sê, Công an xã Chư Sê về việc hơn 262 ha đất và vườn cây thuộc sự quản lý của doanh nghiệp đang bị người dân trên địa bàn xã này chiếm dụng trái phép.
Đắk Lắk: Có hay không việc san ủi gần 2 ha đất nông nghiệp để làm điểm tập lái xe?

Đắk Lắk: Có hay không việc san ủi gần 2 ha đất nông nghiệp để làm điểm tập lái xe?

Theo phản ánh của người dân sống trên địa bàn thôn Giang Phong, xã Tam Giang, tỉnh Đắk Lắk, đã nhiều ngày qua có nhiều xe tải, máy xúc, máy ủi công suất lớn, tập trung hoạt động san lấp, đào bới đất rầm rộ một thửa đất rộng gần 2 ha. Điều khiến người dân khó hiểu là tại sao vụ việc diễn ra ngang nhiên, giữa ban ngày nhưng lại không bị cơ quan chức năng có thẩm quyền kiểm tra, xử lý.
Tạm giữ hơn 13 tấn chân gà ngâm hóa chất

Tạm giữ hơn 13 tấn chân gà ngâm hóa chất

Hơn 13 tấn chân gà được ngâm tẩy hóa chất chuẩn bị đưa đến tay người tiêu dùng thì bị lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa phát hiện, bắt giữ.
Giúp người dân không bị gián đoạn trong tiếp cận nguồn vốn ưu đãi sau khi sáp nhập

Giúp người dân không bị gián đoạn trong tiếp cận nguồn vốn ưu đãi sau khi sáp nhập

Ngày 11/7/2025, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội Bù Gia Mập phối hợp tốt cùng Hội Nông dân và các Hội – Đoàn thể xã Phú Nghĩa, tỉnh Đồng Nai tổ chức thành công phiên giao dịch đầu tiên sau khi sáp nhập xã
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính