Thứ hai 21/07/2025 16:53Thứ hai 21/07/2025 16:53 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Xã Niêm Tòng: Chuyển đổi cây trồng, mở lối thoát nghèo

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Xã Niêm Tòng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang là một xã vùng cao biên giới với gần 100% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Trước đây, người dân nơi đây chủ yếu trồng ngô, hiệu quả kinh tế thấp.
Xã Niêm Tòng: Chuyển đổi cây trồng, mở lối thoát nghèo
Toàn xã Niêm Tòng đã có 225 hộ gia đình tại 5 thôn chuyển đổi sang trồng sắn với tổng diện tích hơn 76 ha - Ảnh minh họa.

Niêm Tòng là xã núi đất, điều kiện sản xuất còn nhiều khó khăn. Trước đây, cây ngô là cây trồng chủ yếu của bà con, năng suất thấp, hiệu quả kinh tế không cao. Thực hiện Nghị quyết 05 của BCH Đảng bộ tỉnh về cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ, xã Niêm Tòng đã tích cực vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Là đơn vị được phân công phụ trách xã, Công an huyện Mèo Vạc đã phối hợp với chính quyền xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hỗ trợ giống, phân bón và hướng dẫn kỹ thuật cho bà con. Qua đó, người dân đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng ngô kém hiệu quả sang trồng cây có giá trị kinh tế cao hơn, phù hợp với thổ nhưỡng địa phương.

Điển hình như gia đình anh Vàng Mí Dờ, thôn Pó Qua. Là một trong hai hộ đầu tiên mạnh dạn chuyển đổi 0,5 ha đất trồng ngô sang trồng thử nghiệm cây sắn. Sau gần 3 năm, nhận thấy hiệu quả kinh tế cao gấp 3 lần trồng ngô, anh Dờ đã quyết định chuyển đổi toàn bộ 2 ha đất sang trồng sắn. “Trồng sắn hiệu quả kinh tế cao, lại có thương lái đến tận vườn thu mua”, anh Dờ chia sẻ.

Hay như trường hợp của gia đình bà Sùng Thị Chúa, thôn Pó Pi A, một trong những hộ nghèo của thôn. Trước đây, gia đình bà Chúa chỉ trồng ngô một vụ, thu nhập thấp. Được Công an huyện hỗ trợ 100% giống cây khoai Lệ phố và giúp đỡ ngày công làm đất, trồng với diện tích hơn 1,5 ha, đến nay cây khoai Lệ phố của gia đình bà đang sinh trưởng, phát triển tốt, hứa hẹn mang lại thu nhập cao.

“Trên cơ sở điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, xã đã định hướng cho bà con chuyển đổi các loại cây trồng phù hợp. Đồng thời hướng dẫn kỹ thuật, thâm canh, sản xuất sản phẩm sạch, an toàn”, đồng chí Nguyễn Văn Vàng, Bí thư Đảng ủy xã Niêm Tòng cho biết.

Từ 2 hộ trồng thử nghiệm với 2 ha sắn ban đầu, đến nay toàn xã đã có 225 hộ gia đình tại 5 thôn chuyển đổi sang trồng sắn với tổng diện tích hơn 76 ha.

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. Đây là điều kiện quan trọng để xã Niêm Tòng thực hiện thành công tái cơ cấu nông nghiệp, đưa nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hóa, chuỗi liên kết sản xuất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã.

Tuy nhiên, để việc chuyển đổi cây trồng đạt hiệu quả bền vững, trong thời gian tới, xã Niêm Tòng cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hỗ trợ người dân về giống, kỹ thuật canh tác, cũng như tìm kiếm đầu ra ổn định cho sản phẩm.

Bài liên quan

“Trái ngọt” cho nông dân cơ hội làm giàu

“Trái ngọt” cho nông dân cơ hội làm giàu

Nhiều năm qua, huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) xác định phát triển cây ăn quả, trong đó có cây thanh long là một trong những giải pháp quan trọng trong chuyển đổi cơ câu cây trồng, góp phần hiện thực hoá mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp gắn với sản xuất nông nghiệp hàng hoá và xây dựng nông thôn mới ở những xã có tiềm năng. Cây thanh long trở thành cây trồng chủ lực đem lại giá trị, tạo nguồn lực thúc đẩy kinh tế nông nghiệp nông thôn, được nông dân vùng trồng ví như “trái ngọt” giúp họ nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế, cho cơ hội làm giàu.
Hà Nội chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

Hà Nội chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

Cuối năm 2024, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa cho năm 2025. Đây là một quyết định quan trọng, thể hiện sự chủ động của thành phố trong việc thích ứng với tình hình mới, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và tăng thu nhập cho người nông dân.
Ngọc Thanh: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, "hái" quả ngọt

Ngọc Thanh: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, "hái" quả ngọt

Xã Ngọc Thanh (Kim Động, Hưng Yên) đã và đang thu được những "quả ngọt" từ việc mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế và đời sống người dân.
Vùng bãi Đông Anh: "Khoác áo mới" cho nông nghiệp

Vùng bãi Đông Anh: "Khoác áo mới" cho nông nghiệp

Đông Anh (Hà Nội) "khoác áo mới" cho vùng bãi ven sông Hồng bằng những vườn cây ăn quả, ruộng hoa kết hợp du lịch sinh thái, mang lại hiệu quả kinh tế cao và cảnh quan xanh, sạch, đẹp.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả, nâng cao thu nhập cho người dân

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả, nâng cao thu nhập cho người dân

Xã Văn Lang, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ đang gặt hái những thành công đáng kể trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từ nông nghiệp thuần túy sang phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung, kết hợp với tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ.
Quốc Oai: Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân

Quốc Oai: Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân

Huyện Quốc Oai đang tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao và xây dựng chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ, mang lại hiệu quả kinh tế cao và nâng cao thu nhập cho người dân.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Tại sao bột nghệ nano tốt cho sức khỏe và làn da?

Tại sao bột nghệ nano tốt cho sức khỏe và làn da?

Trong những năm gần đây, bột nghệ nano (nano curcumin) đang ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới, được xem là bước đột phá trong việc ứng dụng nghệ vàng vào chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Nhờ vào công nghệ nano hiện đại, curcumin – hoạt chất quý trong củ nghệ - được bào chế thành các hạt siêu nhỏ giúp cơ thể hấp thu hiệu quả hơn, từ đó mang lại nhiều lợi ích vượt trội so với bột nghệ truyền thống.
Cây cói trong đời sống kinh tế và văn hóa ở Việt Nam

Cây cói trong đời sống kinh tế và văn hóa ở Việt Nam

Cây cói, với vẻ ngoài giản dị nhưng ẩn chứa sức mạnh tiềm tàng, đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa và kinh tế của nhiều vùng đất, đặc biệt là ở Việt Nam. Từ những cánh đồng cói xanh mướt trải dài đến những sản phẩm thủ công tinh xảo, cây cói đã trở thành một phần không thể thiếu trong bức tranh đa dạng của đất nước. Hãy cùng khám phá sâu hơn về loài cây đặc biệt này và những giá trị mà nó mang lại.
Thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tại Hà Nội

Thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tại Hà Nội

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn vừa ký ban hành Quyết định số 3359/QĐ-UBND về việc thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Hà Nội trực thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội.
Tưới ngập - khô xen kẽ trong canh tác lúa góp phần hiện thực hóa mục tiêu sản xuất bền vững, phát thải thấp

Tưới ngập - khô xen kẽ trong canh tác lúa góp phần hiện thực hóa mục tiêu sản xuất bền vững, phát thải thấp

Tưới ngập - khô xen kẽ trong canh tác lúa góp phần hiện thực hóa mục tiêu sản xuất bền vững, phát thải thấp theo Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao.
Đã mắt với vườn nho, dưa lưới trĩu quả của anh nông dân xứ Nghệ

Đã mắt với vườn nho, dưa lưới trĩu quả của anh nông dân xứ Nghệ

Vườn nho hạ đen, dưa lưới trĩu quả của gia đình anh Lê Xuân Hải (SN 1982, trú xã Quan Thành, tỉnh Nghệ An) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hơn nữa nơi đây đã trở thành điểm đến thích thú cho người dân tham quan, trải nghiệm.
Đi tìm hương vị cà phê Việt bằng công nghệ và đam mê

Đi tìm hương vị cà phê Việt bằng công nghệ và đam mê

Công ty Cổ phần Công nghệ James Boat, được biết đến rộng rãi hơn với thương hiệu Toninni Caffe, là một doanh nghiệp Việt Nam mang trong mình khát vọng nâng tầm giá trị hạt cà phê nước nhà thông qua sự kết hợp hài hòa giữa công nghệ tiên tiến và niềm đam mê bất tận với thức uống này.
Bánh Đa Kế Bắc Giang - Sức hút từ nguyên liệu đơn sơ

Bánh Đa Kế Bắc Giang - Sức hút từ nguyên liệu đơn sơ

Bắc Giang, một vùng đất trù phú với những cánh đồng lúa xanh mướt và những con sông hiền hòa, không chỉ nổi tiếng với phong cảnh hữu vi mà còn níu chân du khách bởi những món ăn dân dã, mang đậm hương vị quê hương. Trong số đó, Bánh đa Kế là một đặc sản không thể không nhắc đến, đã trở thành niềm tự hào của người dân nơi đây và là món quà ý nghĩa được nhiều du khách lựa chọn khi ghé thăm Bắc Giang.
Độc đáo hương vị Cao trà Mục Nhan trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Độc đáo hương vị Cao trà Mục Nhan trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Trà Shan Tuyết nước vàng sánh, toả hương như hương hoa mộc lan hoà quyện chút khói sương, hàm lượng hoạt chất sinh học vượt trội. Do sống ở độ cao, môi trường khắc nghiệt, cây trà tích tụ nhiều chất chống oxy hoá để thích nghi với điều kiện sinh tồn. Chính điều đó giúp trà Shan Tuyết trở thành một trong những loại trà có dược tính cao nhất thế giới.
Chẩm Chéo - Linh hồn ẩm thực Tây Bắc

Chẩm Chéo - Linh hồn ẩm thực Tây Bắc

Khi đặt chân đến vùng đất Tây Bắc hùng vĩ, du khách không chỉ bị mê hoặc bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, những thửa ruộng bậc thang vàng óng mùa lúa chín, hay những phiên chợ vùng cao rực rỡ sắc màu mà còn bởi một nền ẩm thực độc đáo, đậm đà bản sắc. Trong vô vàn món ngon làm nên tên tuổi của ẩm thực Tây Bắc, có một thứ gia vị mà người ta vẫn thường ví von là "linh hồn", là "nữ hoàng" của mọi món ăn: đó chính là chẩm chéo.
Pa Pỉnh Tộp - Tinh hoa ẩm thực của người Thái vùng Tây Bắc

Pa Pỉnh Tộp - Tinh hoa ẩm thực của người Thái vùng Tây Bắc

Tây Bắc, vùng đất của những dãy núi trùng điệp, những bản làng ẩn mình trong sương sớm và những dòng suối trong vắt, không chỉ hấp dẫn du khách bởi cảnh quan hùng vĩ mà còn bởi nền ẩm thực độc đáo, đậm đà bản sắc. Trong số vô vàn món ăn hấp dẫn ấy, Pa Pỉnh Tộp (cá nướng gập) của người Thái đã trở thành một biểu tượng, một món ăn mà bất cứ ai đặt chân đến đây đều mong muốn được thưởng thức. Không chỉ là một món ăn ngon, Pa Pỉnh Tộp còn chứa đựng tinh hoa văn hóa, sự khéo léo và tình yêu thiên nhiên của đồng bào Thái.
Sản xuất nông nghiệp sạch tại Gia Lâm

Sản xuất nông nghiệp sạch tại Gia Lâm

Huyện Gia Lâm hiện có hơn 30.000 cán bộ, hội viên sinh hoạt tại 16 tổ chức cơ sở hội xã, thị trấn, 124 chi hội địa bàn dân cư.
Áo lụa Hà Đông hồn cốt một vùng quê

Áo lụa Hà Đông hồn cốt một vùng quê

Áo lụa Hà Đông không chỉ là một trang phục mà còn là một biểu tượng văn hóa, một chứng nhân lịch sử và một niềm tự hào của người Việt Nam. Để khám phá vẻ đẹp và giá trị của chiếc áo lụa này, chúng ta hãy cùng nhau đi sâu vào từng khía cạnh này nhé.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính