Thứ năm 17/07/2025 19:21Thứ năm 17/07/2025 19:21 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Hiệu quả từ mô hình nuôi, sản xuất con giống

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Thay vì trồng ngô, lúa, những cây trồng truyền thống gắn bó bao đời nhưng thu nhập bấp bênh, ông Hoàng Văn Bé, xón Hoà Mục, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng (Cao Bằng), đã chuyển hướng sang chăn nuôi vịt và ấp trứng sản xuất con giống, trở thành nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh. Từ vài trăm quả trứng mỗi mẻ ấp, đến nay ông Bé sở hữu cơ sở ấp trứng quy mô lớn, cung cấp hàng nghìn con giống gà, vịt cho thị trường trong tỉnh. Hành trình gần 10 năm lập nghiệp, được sự hỗ trợ của nhà nước cùng với tận dụng lợi thế địa phương, nông dân Hoàng Văn Bé đã gây dựng được thương hiệu, mở ra hướng phát triển kinh tế bền vững.
Hiệu quả từ mô hình nuôi, sản xuất con giống
Nhờ vốn ưu đãi, ông Hoàng Văn Bé, xã Trường Hà huyện Hà Quảng đã mở rộng quy mô chăn nuôi, giúp nhiều hộ dân khác vươn lên thoát nghèo.

Đầu tư chăn nuôi, sản xuất con giống hiệu quả

Ông Hoàng Văn Bé có nhiều đất canh tác nhưng chỉ trồng cây lương thực truyền thống cho thu nhập thấp, không ổn định. Năm 2015, ông mạnh dạn chuyển hơn 3.000 m2 đất để đầu tư mô hình chăn nuôi gà, vịt thương phẩm. Lứa nuôi đầu, ông nuôi hơn 1.000 con gà, vịt, sau khi trừ chi phí, ông thu lợi 20 triệu đồng, gấp 6 lần so với trồng ngô, lúa. Từ đó, ông quyết tâm chuyển hướng sang chăn nuôi và ấp trứng, sản xuất con giống.

Nhận thấy thị trường con giống đang thiếu, nhiều nông dân phải mua từ ngoài tỉnh hoặc nhập từ Trung Quốc, chi phí vận chuyển cao, chất lượng không đảm bảo, ông Bé đầu tư gần 2 tỷ đồng xây dựng chuồng trại, bể nước, mua 1 máy ấp và 1 máy nở, công suất 20.000 quả trứng/tháng, máy phát điện phòng khi mất điện lưới.

Những ngày đầu vận hành sản xuats con giống, qua nhiều lần thử nghiệm, nhưng hiệu quả đạt chưa cao, ông Bé đến Trung tâm Nghiên cứu giống gia cầm Đại xuyên, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) để học hỏi quy trình kỹ thuật ấp trứng. Ban đầu ấp theo mô hình đơn kỳ, sau chuyển sang ấp đa kỳ, cứ 5 ngày gom từ 2.000 - 2.5000 quả trứng ấp 1 lần, đạt hiệu suất 72%. Cách làm này giúp ông chủ động trong khâu tiêu thụ, phù hợp với thị trường phiên chợ nông thôn. Cùng với đó, ông áp dụng kỹ thuật úm vịt con: Sử dụng đèn hồng ngoại sưởi ấm, điều chỉnh nhiệt độ, chiếu sáng theo từng tuần, quây úm bằng cót hoặc bạt cao 0,5m, nền chuồng rải trấu hoặc rơm rạ băm nhỏ, luôn sạch sẽ, khô ráo.

“Để chủ động nguồn trứng ấp, tôi duy trì nuôi hơn 1.700 con vịt giống cổ xanh Tá Ná đẻ trứng và hơn 700 con gà đen”. Ông Bé cho biết. Từ kinh nghiệm chăn nuôi nhiều năm, ông luôn chăm sóc kỹ lưỡng vịt bố mẹ, bổ sung vitamin, điện giải khi giao mùa, đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp theo mùa.

Hiệu quả từ mô hình nuôi, sản xuất con giống

Máy ấp và máy nở công suất 20.000 quả trứng/tháng, cho ông Hoàng Văn Bé, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng xuất bán gần 180.000 con giống gà, vịt, mỗi năm.

Mở rộng quy mô chăn nuôi nhờ vốn vay ưu đãi

Từ tháng 9/2023, ông Bé tham gia Dự án “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen gà xương đen, thịt đen bản địa” do Sở Khoa học và Công nghệ Cao Bằng phối hợp với Viện Chăn nuôi thực hiện tại hai huyện: Bảo Lâm, Hà Quảng. Qua đó, ông được chuyển giao quy trình nuôi dưỡng gà Mông sinh sản và thương phẩm, hướng tới sản xuất hàng hóa.

Bên cạnh duy trì số lượng vịt đẻ trứng, ông nuôi hàng nghìn con vịt thương phẩm và 600 con gà thịt, góp phần nâng tổng thu nhập mỗi năm lên gần 500 triệu đồng. Với vịt thương phẩm, ông chỉ chăn nuôi bằng thức ăn phối trộn ngô, thóc, cám, cá, bã rượu…, nên chất lượng thịt vịt săn chắc, thơm ngon.

Ông Bé cho biết, chuồng nuôi gà, vịt được sử dụng đệm lót sinh học từ trấu, mùn cưa, lõi ngô pha trộn với chế phẩm sinh học, nên chuồng được giữ ẩm, tiết kiệm công lao động, không gây mùi hôi, làm sạch môi trường, ngăn được dịch bệnh, năng suất đàn vật nuôi tăng.

Để có thêm điều kiện đầu tư phát triển mô hình chăn nuôi hiệu quả, từ năm 2023, ông Bé vay 100 triệu đồng từ Chương trình giải quyết việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hà Quảng. Bà Nguyễn Thị Thảo, Phó Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hà Quảng cho biết, nhờ vốn ưu đãi, ông Bé đã mở rộng quy mô chăn nuôi, sản xuất con giống và chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi, giúp nhiều hộ dân khác vươn lên thoát nghèo.

Bà Nông Thị Xuân, Phó Chủ tịch UBND xã Trường Hà, huyện Hà Quảng đánh giá “Mô hình chăn nuôi của gia đình ông Bé đã nâng cao thu nhập cho gia đình, cung cấp giống vịt chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng cho người dân, hạn chế nhập giống trôi nổi, góp phần giảm nghèo bền vững”.

Hiệu quả mô hình chăn nuôi của ông Bé được nhiều người dân trong huyện đến tham quan, học tập. Bằng sự lao động cần cù, quyết tâm vượt khó, được sự hỗ trợ hiệu quả, thiết thực của nhà nước, nhiều mô hình chăn nuôi ở huyện Hà Quảng đã đem lại hiệu quả, mở ra hướng phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững của nông dân trên địa bàn huyện.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Thị trường nông sản 16/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng sốc 6.300 đồng/kg

Thị trường nông sản 16/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng sốc 6.300 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu tăng nhẹ, đáng chú ý cà phê tăng sốc từ 6.100 - 6.300 đồng/kg so với hôm qua.
Lào Cai: Nuôi kiến làm thiên địch phòng sâu bệnh cho cây trồng

Lào Cai: Nuôi kiến làm thiên địch phòng sâu bệnh cho cây trồng

Mô hình đặc biệt này được nông dân Lào Cai triển khai trên diện tích rừng và vườn cây ăn quả, không chỉ mang lại nguồn thu nhập mà còn giảm sâu bệnh cho cây trồng.
Thị trường nông sản 14/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê giảm 2.000 đồng/kg

Thị trường nông sản 14/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê giảm 2.000 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu giảm nhẹ đồng loạt, cà phê giảm mạnh từ 1.500 - 2.000 đồng/kg so với hôm qua.
Chàng trai người Tày theo đuổi trà hữu cơ

Chàng trai người Tày theo đuổi trà hữu cơ

Tốt nghiệp đại học rồi lấy bằng thạc sĩ, cơ hội làm việc tại phố thị rộng mở nhưng anh Hoàng Văn Tuấn quyết định trở về quê phát triển cây chè theo hướng hữu cơ, kết hợp với du lịch trải nghiệm đồi chè. Trái ngọt đã đến với anh sau nhiều năm kiên trì, bên bỉ với những giọt mồ hôi mặn chát đã lăn trên má.
Ngành Nông nghiệp và Môi trường duy trì đà tăng trưởng

Ngành Nông nghiệp và Môi trường duy trì đà tăng trưởng

Theo báo cáo từ các đơn vị của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), trong bối cảnh kinh tế-chính trị thế giới có nhiều biến động khó lường, từ xung đột địa chính trị đến chính sách thuế quan, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng vẫn giữ được đà tăng trưởng tích cực.
Thị trường nông sản 14/7/2025: Giá lúa gạo, cà phê, tiêu bình ổn

Thị trường nông sản 14/7/2025: Giá lúa gạo, cà phê, tiêu bình ổn

Thị trường nông sản đầu tuần ghi nhận giá lúa gạo, cà phê, tiêu đều bình ổn so với hôm qua (13/7/2025).
Đồng Nai: Lập tổ công tác gỡ khó đất cao su

Đồng Nai: Lập tổ công tác gỡ khó đất cao su

Đồng Nai đang gấp rút tháo gỡ những "nút thắt" trong công tác giải phóng mặt bằng đất cao su, đặc biệt là việc thanh lý cây và bàn giao mặt bằng. Tỉnh vừa thành lập một Tổ công tác đặc biệt, đặt ra mục tiêu đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số đã đề ra cho năm 2025.
Người nông dân tiên phong mở hướng đi mới cho nông nghiệp địa phương

Người nông dân tiên phong mở hướng đi mới cho nông nghiệp địa phương

“Năm 2021, vườn thanh long 4.000 m2, hơn 800 trụ được trồng từ năm 1999 của gia đình bị nhiễm bệnh hại diện rộng, lại đúng vào thời điểm quả thanh long rớt giá, vợ chồng tôi quyết định chặt bỏ toàn bộ vườn thanh long, chuyển sang trồng nho hạ đen theo mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn, tiêu chuẩn VietGAP. Năm nay, vườn nho cho thu hoạch vụ đầu, có thể nói đây là thành quả của sự “táo bạo” chuyển đổi cây trồng của vợ chồng tôi”. Nở nụ cười thân tình trên gương mặt rám nắng, ông Hà Văn Luân, chủ vườn nho hạ đen, xóm Vũ Ngược, xã Nguyên Bình (Cao Bằng) hồ hởi nói.
Gặp “vua cau” trên mảnh đất Giao An

Gặp “vua cau” trên mảnh đất Giao An

Đến với mảnh đất xã Giao An không ai còn lạ lẫm gì khi nhắc đến “vua cau” Hà Văn Dũng. Mỗi năm ông Dũng thu nhập từ việc bán cau cả trăm triệu đồng, trở thành hộ có kinh tế khá giả trong làng.
Quảng Trị: Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 66.500 tấn

Quảng Trị: Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 66.500 tấn

Trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng sản lượng khai thác thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ước đạt hơn 66.500 tấn, đạt 47,7% so với kế hoạch…
Thị trường nông sản 13/7/2025: Giá lúa tươi tiếp đà tăng, cà phê bình ổn

Thị trường nông sản 13/7/2025: Giá lúa tươi tiếp đà tăng, cà phê bình ổn

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa tươi tiếp đà tăng, trong khi đó tiêu và cà phê ổn định so với hôm qua.
Hiệu quả tích cực từ mô hình Aquaponics, đưa thực phẩm sạch đến tận tay người tiêu dùng

Hiệu quả tích cực từ mô hình Aquaponics, đưa thực phẩm sạch đến tận tay người tiêu dùng

Tiên phong ứng dụng hệ thống “Aquaponics” trong nuôi cá và trồng rau tuần hoàn khép kín với quy mô lớn. Công ty TNHH Nông sản Sông Lam 37 đã cung cấp ra thị trường những sản phẩm chất lượng đến tận tay người tiêu dùng.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính