Thứ ba 22/07/2025 12:27Thứ ba 22/07/2025 12:27 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Nghệ An: Hơn 2.500 ha lúa vụ Xuân tỷ lệ lép xanh cao

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Tình trạng giống lúa vụ Xuân 2025 trổ không thoát, thời gian trổ kéo dài, nghẹn đòng, không đồng đều và thoái hóa đầu bông nhiều, tỷ lệ lép xanh cao và phổ biến ở nhiều loại giống trên địa bàn các huyện Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu…
Nhiều diện tích lúa trổ không kết hạt
Nhiều diện tích lúa trổ không thoát, nghẹn đòng, không đồng đều và thoái hóa đầu bông nhiều, tỷ lệ lép xanh cao

Bước vào mùa thu hoạch nhưng người nông dân trên địa bàn tỉnh Nghệ An không còn hứng khởi cũng chẳng phải dày công chuẩn bị để bước vào vụ như trước đây. Bởi hiện nay, trên cánh đồng lúa ở các địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An diện tích lúa trổ không cúi và tỷ lệ lép xanh cao.

Theo ghi nhận của ngành nông nghiệp các địa phương ở Nghệ An, các diện tích lúa bị thiệt hại chủ yếu xảy ra ở trà sớm, trỗ trước ngày 20/4, các diện tích trỗ sau ngày 20/4 bị thiệt hại nhẹ hơn.

Các diện tích lúa bị lép xanh, không kết hạt xuất hiện nhiều trên những trà lúa trỗ trước 15/4. Qua rà soát đến thời điểm này, có trên 2.500ha lúa bị lép hạt, tập trung tại các huyện Diễn Châu 1.858 ha, thị xã Thái Hòa 305 ha, Anh Sơn 193 ha, Yên Thành 150 ha, Nghi Lộc 6ha. Trong đó các giống có mức độ lép cao là Dương Ưu 725 (Hà Xuyên), An Nông 1424, HYT 100, AYT 77, VT 404... với tỷ lệ khoảng 40 - 60%, cục bộ một số diện tích tỷ lệ bị lép lửng, không kết hạt trên 70%...

nghệ an mất mùa
Ông Nguyễn Đình Chữ (xã Đồng Thành, huyện Yên Thành) rầu rĩ khi cả mẫu ruộng không cho thu hoạch

Xót xa trước những thửa ruộng dày công chăm bẵm, ông Nguyễn Đình Chữ ở xã Đồng Thành - Yên Thành không khỏi ngậm ngùi khi mất trắng cả mẫu ruộng, ông Chữ cho hay: Năm nay gia đình tôi ưu tiên mua giống An Nông 1424. Đây là loại giống lần đầu tiên sử dụng. Gia đình xuống giống đúng lịch thời vụ, chăm sóc theo quy trình nhưng khi lúa trổ thì xảy ra tình trạng bông lép, không kết hạt”.

Cùng chung nỗi lòng là hộ bà Nguyễn Thị Quý vụ Xuân năm nay gia đình bà Quý trồng tổng cộng 8 sào lúa, trong đó 5 sào dùng giống An Nông 1424 gần như mất trắng.

Mang theo tâm trạng rầu rĩ, chị Nguyễn Thị Thế ở xã Tân Thành – Yên Thành cho biết: “Vụ Đông Xuân này gia đình tôi có 5 sào để sản xuất và chỉ sử dụng độc đắc giống lúa Dương Ưu nhưng khi trổ phía trên bông lúa trắng tinh, không có hạt, chỉ kết hạt phía dưới được khoảng 30%”.

mất mùa
Chị Nguyễn Thị Thế (xã Tân Thành – huyện Yên Thành) gặt lúa về làm thức ăn cho trâu, bò

Sau khi ghi nhận thực tế tại một số cánh đồng trên địa bàn huyện Yên Thành, tình trạng lúa lép, trổ bông không thoát, nghẹn đòng, lúa trổ không cúi và tỷ lệ lép xanh cao diễn ra trên nhiều cánh đồng. Qua khảo sát, vụ Xuân 2025, huyện Yên Thành gieo cấy trên 12.850 ha. Ước tính sơ bộ đến thời điểm này có khoảng 150 ha lúa sử dụng giống mới bị ảnh hưởng, trong đó tỷ lệ lép xanh phổ biến từ 30 - 50%, cá biệt có những diện tích lên đến 60 - 80%, không có khả năng thu hoạch. Ngoài ra, các giống khảo nghiệm, giống sản xuất thử như SYN 18, Dự Hương… cũng ít nhiều bị ảnh hưởng.

Nghệ An: Hơn 2.500 ha lúa vụ Xuân tỷ lệ lép xanh cao

Ông Nguyễn Trọng Hương, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Yên Thành kiểm tra thực tế tình trạng lúa trổ không kết hạt

Theo ông Nguyễn Trọng Hương, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Yên Thành hầu hết các trà lúa, các giống lúa vụ xuân 2025 trổ không thoát, thời gian trổ kéo dài, không đều, thoái hóa đầu bông, tỷ lệ lép xanh cao. Nguyên nhân là do giai đoạn lúa phân hóa đòng và trổ bông thời tiết lạnh kéo dài, ẩm độ không khí cao, ít ánh sáng, nhiệt độ ngày đêm chênh lệch lớn làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Một số vùng xuống giống sớm hơn lịch thời vụ từ 15 - 20 ngày, cùng với việc sử dụng các giống không đảm bảo, giống mẫn cảm với nhiệt độ thấp cũng góp phần làm tăng mức độ thiệt hại.

Trao đổi với ông Trịnh Ngọc Hà, Giám đốc Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp An Nông (đơn vị có giống lúa An Nông 1424) cho biết: Sau khi nhận được phản ánh của nông dân về hiện tượng lúa trổ không cúi, phía công ty cũng đã cho nhân viên về kiểm tra, ghi nhận thực tế và cho kiểm tra lại các khâu sản xuất giống. Đồng thời phía công ty cũng đã báo cáo với cơ quan chuyên môn của tỉnh để sớm đưa ra kết luận.

Nghệ An: Hơn 2.500 ha lúa vụ Xuân tỷ lệ lép xanh cao
Lúa được bó về làm thức ăn cho động vật

Qua kiểm tra thực tế, Chi cục Trồng trọt và BVTV Nghệ An nhận định có nhiều nguyên nhân khiến nhiều diện tích lúa xuân năm nay trỗ không thoát, không kết hạt và tỷ lệ xanh lép cao.

Trước hết về nguyên nhân khách quan, đầu tiên phải kể đến do điều kiện thời tiết trong cả vụ nhiệt độ thấp, chênh lệnh nhiệt độ ngày - đêm quá lớn, nhiệt độ cao - thấp thay đổi nhanh, thời gian, cường độ chiếu sáng thấp..., nhất là trong khoảng tháng 3 đến đầu tháng 4/2025. Về mặt chủ quan, nhiều vùng nông dân vẫn duy trì tập quán gieo cấy sớm, hoặc rất sớm, không tuân thủ lịch thời vụ…

Bài liên quan

Di dời khẩn cấp 19 hộ dân do nguy cơ sạt lở núi ở xã biên giới Nghệ An

Di dời khẩn cấp 19 hộ dân do nguy cơ sạt lở núi ở xã biên giới Nghệ An

Ảnh hưởng của những trận mưa lớn do cơn bão số 3 (Wipha), chính quyền xã Nhôn Mai, tỉnh Nghệ An đã tiến hành di dời khẩn cấp 19 hộ dân ra khỏi vùng nguy cơ cao bị lũ quét, sạt lở núi để đảm bảo an toàn.
Xác lợn nổi lềnh bềnh, bốc mùi hôi thối trên sông Hiếu, Nghệ An

Xác lợn nổi lềnh bềnh, bốc mùi hôi thối trên sông Hiếu, Nghệ An

Thời gian gần đây, trên sông Hiếu đoạn qua địa bàn các xã Nghĩa Khánh, Nghĩa Đồng (Nghệ An) xuất hiện nhiều xác lợn chết nổi lềnh bềnh, gây ô nhiễm môi trường, nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Nghệ An ban hành lệnh cấm biển, thực hiện phương án "4 tại chỗ, 3 sẵn sàng"

Nghệ An ban hành lệnh cấm biển, thực hiện phương án "4 tại chỗ, 3 sẵn sàng"

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 (Wipha), UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành lệnh cấm biển. Đồng thời, chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tuyệt đối không được chủ quan, lơ là; thực hiện theo phương án "4 tại chỗ, 3 sẵn sàng".
Nghệ An: Nông dân khẩn trương thu hoạch và gia cố vườn tược trước bão số 3 Wipha

Nghệ An: Nông dân khẩn trương thu hoạch và gia cố vườn tược trước bão số 3 Wipha

Trước diễn biến nhanh và khó lường của bão số 3 Wipha, nhiều địa phương ở Nghệ An đã chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh. Ngay trong sáng 20/7, khi thời tiết tạm hửng nắng, người dân các vùng sản xuất nông nghiệp đồng loạt ra đồng thu hoạch hoa màu, củng cố giàn leo, khơi thông mương rãnh nhằm bảo vệ thành quả lao động trước khi mưa bão ập đến.
Nghệ An chủ động ứng phó với bão Wipha, chủ động thu hoạch sản phẩm nông nghiệp

Nghệ An chủ động ứng phó với bão Wipha, chủ động thu hoạch sản phẩm nông nghiệp

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão Wipha khi đi vào biển đông, tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo các địa phương chủ động tổ chức thu hoạch sản phẩm nông nghiệp, diện tích nuôi trồng thủy sản theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”.
Thủy điện Khe Bố vận hành hồ chứa, đảm bảo an toàn cho vùng hạ du

Thủy điện Khe Bố vận hành hồ chứa, đảm bảo an toàn cho vùng hạ du

Từ đêm 15/7, Nhà máy Thủy điện Khe Bố (Nghệ An) dự kiến vận hành hồ chứa với tổng lưu lượng xả từ khoảng 500 m3/s đến 900 m3/s (xả qua các tổ máy và qua khoang đập tràn), để đảm bảo công tác điều tiết nước hồ chứa, an toàn cho vùng hạ du.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Thị trường nông sản 21/7/2025: Giá lúa gạo, cà phê, tiêu bình ổn

Thị trường nông sản 21/7/2025: Giá lúa gạo, cà phê, tiêu bình ổn

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo, cà phê, tiêu đều ổn định so với hôm qua.
Nghệ An: Nông dân khẩn trương thu hoạch và gia cố vườn tược trước bão số 3 Wipha

Nghệ An: Nông dân khẩn trương thu hoạch và gia cố vườn tược trước bão số 3 Wipha

Trước diễn biến nhanh và khó lường của bão số 3 Wipha, nhiều địa phương ở Nghệ An đã chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh. Ngay trong sáng 20/7, khi thời tiết tạm hửng nắng, người dân các vùng sản xuất nông nghiệp đồng loạt ra đồng thu hoạch hoa màu, củng cố giàn leo, khơi thông mương rãnh nhằm bảo vệ thành quả lao động trước khi mưa bão ập đến.
Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 3: Gia tăng giá trị cho nông sản hữu cơ

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 3: Gia tăng giá trị cho nông sản hữu cơ

Để nông nghiệp hữu cơ miền núi không còn dừng lại ở những mô hình điểm mà thực sự thành một ngành kinh tế xanh bền vững, cần phải tối ưu lợi thế cạnh tranh, nâng tỷ lệ lợi nhuận trên mỗi đơn vị sản phẩm.
Những “hạt mầm” doanh nhân nông thôn vươn lên từ gian khó

Những “hạt mầm” doanh nhân nông thôn vươn lên từ gian khó

Không còn đơn thuần là người sản xuất nhỏ lẻ, nhiều nông dân Hà Tĩnh đang từng bước chuyển mình, hình thành mô hình kinh tế có quy mô, chất lượng và tư duy thị trường. Từ những hộ gia đình làm ăn giỏi, khu vực nông thôn đang dần xuất hiện những doanh nhân mới – làm nông bằng tinh thần chủ động, sáng tạo và dám nghĩ dám làm.
HTX Tân Thọ: Đưa sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn tâm quốc tế

HTX Tân Thọ: Đưa sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn tâm quốc tế

Không chỉ tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động địa phương với thu nhập ổn định, hợp tác xã còn sở hữu 3 sản phẩm OCOP và đưa các sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu vươn tầm quốc tế.
Thị trường nông sản 20/7/2025: Giá lúa gạo ổn định, cà phê tăng mạnh trở lại

Thị trường nông sản 20/7/2025: Giá lúa gạo ổn định, cà phê tăng mạnh trở lại

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo, tiêu ổn định, đáng chú ý cà phê tăng mạnh trở lại từ 1.700 đến 2.000 đồng/kg so với hôm qua.
Thị trường nông sản 19/7/2025: Giá lúa gạo bình ổn, cà phê giảm nhẹ

Thị trường nông sản 19/7/2025: Giá lúa gạo bình ổn, cà phê giảm nhẹ

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo bình ổn, tiêu tiếp đà giảm, trong khi đó cà phê giảm nhẹ từ 200 - 500 đồng/kg so với hôm qua.
Thị trường nông sản 18/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng nhẹ trở lại

Thị trường nông sản 18/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng nhẹ trở lại

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu giữ nguyên, đáng chú ý cà phê trong nước tăng nhẹ trở lại so với hôm qua.
Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 2: Duy trì chất lượng đường dài

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 2: Duy trì chất lượng đường dài

Trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, duy trì tiêu chuẩn hữu cơ là một hành trình không ngừng nghỉ và đầy thách thức. Để duy trì chất lượng đường dài, mở rộng quy mô, người sản xuất nông nghiệp hữu cơ cần xây dựng tuân thủ các quy định và xây dựng hệ thống quản lý chặt chẽ.
Phát triển nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tại Thuận An

Phát triển nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tại Thuận An

Xã Thuận An được thành lập trên cơ sở hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số các xã Lệ Chi, Dương Quang và một phần diện tích tự nhiên, dân số các xã Phú Sơn, Đặng Xá trước đây, tổng diện tích tự nhiên 2.967ha, trong đó có 94ha đất phát triển đô thị còn lại là đất khu vực nông thôn.
Thị trường nông sản 17/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê quay đầu giảm mạnh

Thị trường nông sản 17/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê quay đầu giảm mạnh

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu giảm, đáng chú ý cà quay đầu giảm mạnh từ 2.900 đến 3.000 đồng/kg so với hôm qua.
Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 1: Khởi đầu từ những cộng đồng tử tế

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 1: Khởi đầu từ những cộng đồng tử tế

Tại vùng Trung du và miền núi phía Bắc, giữa những phép tính lợi nhuận ngắn hạn, có những cộng đồng đang chọn chuyển đổi hữu cơ để thực hiện một phép cộng khác - cộng sự sẻ chia, cộng ý thức, cộng trách nhiệm. Họ là những cộng đồng tử tế, tiên phong vẽ thêm màu xanh bền vững cho bức tranh nông nghiệp hữu cơ miền Bắc Việt Nam..
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính