Thứ sáu 18/07/2025 05:24Thứ sáu 18/07/2025 05:24 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Nỗ lực vươn lên thoát nghèo nhờ phát triển du lịch từ văn hóa bản địa

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Từ một địa phương được biết đến là huyện nghèo, nay Trạm Tấu (tỉnh Yên Bái) đã từng bước được định vị trên bản đồ du lịch với dấu ấn rất riêng như: Suối khoáng nóng Trạm Tấu; Săn mây Tà Chì Nhù; Lau Camping Phình Hồ... thu hút đông đảo du khách thập phương, góp phần phát triển kinh tế tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người dân địa phương.
Nỗ lực vươn lên thoát nghèo nhờ phát triển du lịch từ văn hóa bản địa
Huyện Trạm Tấu luôn coi du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn với kỳ vọng sẽ tạo việc làm, nâng cao thu nhập và xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

Nhiều năm qua, huyện Trạm Tấu luôn coi du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn với kỳ vọng sẽ tạo việc làm, nâng cao thu nhập và xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Để hiện thực hóa mục tiêu này, ngoài các giải pháp về nguồn lực thu hút đầu tư, giải pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các đối tượng, tăng cường giới thiệu, quảng bá… thì việc xây dựng, phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch dựa trên những tiềm năng, thế mạnh của địa phương, đáp ứng nhu cầu, sở thích của nhiều nhóm đối tượng được huyện đặc biệt quan tâm.

Khai thác tiềm năng suối khoáng nóng, du lịch nghỉ dưỡng ra đời và ngày càng phát triển mạnh ở Trạm Tấu. Nhiều năm về trước, Trạm Tấu chỉ có Khu sinh thái Suối khoáng nóng Hải Cường của ông chủ Vũ Mạnh Cường thì đến nay, hàng chục homestay được mạnh dạn đầu tư hàng tỷ đồng xây dựng đã đi vào hoạt động như: Khu vực đồi thông eo gió, chòm Cu Vai, thôn Háng Xê; Lau Camping Phình Hồ; Thác Háng Đề Chơ, xã Làng Nhì; Du lịch cộng đồng xã Hát Lừu; Du lịch mạo hiểm săn mây trên đỉnh Tà Xùa và Tà Chì Nhù...

Các cơ sở kinh doanh đã đầu tư nâng cấp trang thiết bị và chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Sự phát triển của các homestay không chỉ mang đến trải nghiệm gần gũi với thiên nhiên mà còn giúp du khách tìm hiểu văn hóa địa phương. Điều này đã góp phần tạo nên ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách và khuyến khích họ quay lại lần sau.

Bên cạnh đó, nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc của huyện đã thường xuyên được tổ chức và duy trì như: Đêm văn nghệ tối thứ Bảy hàng tuần tại Công viên đồi thông Eo Gió, Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Trạm Tấu… Từ những nỗ lực đó đã tạo dựng một hình ảnh du lịch Trạm Tấu rất riêng và đặc sắc.

Nỗ lực vươn lên thoát nghèo nhờ phát triển du lịch từ văn hóa bản địa
Du khách trải nghiệm tắm khoáng nóng tại huyện Trạm Tấu.

Nhờ đó, số lượng khách du lịch đến với Trạm Tấu đã tăng trưởng mạnh mẽ. Trong năm 2024, huyện đã đón 152.500 lượt khách, vượt 102% kế hoạch đề ra. Trong đó, khách quốc tế đạt 37.440 lượt, cao hơn 7% so với mục tiêu. Doanh thu từ du lịch đạt 120 tỷ đồng, hoàn thành 100% kế hoạch. Những con số này không chỉ cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch mà còn khẳng định sức hấp dẫn của Trạm Tấu trong mắt du khách.

Lãnh đạo huyện cho biết, phát triển du lịch gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống là hướng đi mới để huyện Trạm Tấu tạo bước đột phá trong phát triển ngành “công nghiệp không khói” tiếp tục là hướng đi hiệu quả để Trạm Tấu gặt hái được nhiều thành công trên con đường xóa đói giảm nghèo, hướng tới xây dựng một huyện vùng cao xanh hài hòa, bản sắc và hạnh phúc.

Từng là một trong những huyện nghèo, khó khăn nhất của cả nước, tuy nhiên, với mong muốn vươn lên thoát nghèo, thu hẹp khoảng cách với các địa phương trong tỉnh cũng như cả nước, huyện Trạm Tấu đã từng bước khai thác tiềm năng, thế mạnh của huyện để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, trong đó, thu nhập bình quân đầu người đạt 26,8 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều đến cuối năm 2024 xuống còn 48%.

Kiên trì với mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, trong năm cuối của nhiệm kỳ, huyện Trạm Tấu tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế gắn với phát triển du lịch; bảo tồn giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; khơi dậy ý thức tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo của người dân. Mục tiêu đặt ra là năm 2025 đón 120 nghìn lượt khách du lịch, trong đó 30 nghìn khách quốc tế, tổng doanh thu đạt khoảng 197 tỷ đồng; đến năm 2030 đón 240 nghìn lượt khách du lịch, trong đó 60 nghìn khách quốc tế, tổng doanh thu đạt khoảng 658 tỷ đồng.

Để hoàn thành mục tiêu, huyện Trạm Tấu tập trung giải quyết những khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai các dự án đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch, đặc biệt trong công tác giải phóng mặt bằng, thẩm định dự án, cấp phép đầu tư... chủ động tiếp cận những nhà đầu tư để mời gọi đầu tư vào lĩnh vực du lịch, tạo điều kiện cho các nhà khảo sát nghiên cứu, tìm hiểu đầu tư, khai thác phát triển thị trường du lịch.

Nỗ lực vươn lên thoát nghèo nhờ phát triển du lịch từ văn hóa bản địa
Mục tiêu đặt ra là năm 2025 đón 120 nghìn lượt khách du lịch, trong đó 30 nghìn khách quốc tế, tổng doanh thu đạt khoảng 197 tỷ đồng; đến năm 2030 đón 240 nghìn lượt khách du lịch, trong đó 60 nghìn khách quốc tế, tổng doanh thu đạt khoảng 658 tỷ đồng.

Đồng thời tăng cường giáo dục truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch trong các trường học; đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý nhà nước và đội ngũ lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch. Bên cạnh đó, huyện sẽ tiếp tục tổ chức các hoạt động quảng bá, xây dựng website Du lịch huyện Trạm Tấu với 2 ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh; thu hút các nguồn lực đầu tư cho du lịch, từng bước xây dựng các tour, tuyến du lịch nhằm mở rộng thị trường khách trong nước và quốc tế./.

Bài liên quan

Cao Bằng đón trên 93.000 lượt khách dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5

Cao Bằng đón trên 93.000 lượt khách dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5

Trong 5 ngày nghỉ lễ (từ 30/4 - 4/5/2025), tỉnh Cao Bằng ước đón trên 93.000 lượt khách du lịch, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, có khoảng 4.200 lượt khách quốc tế; 88.800 lượt khách nội địa. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 178,4 tỷ đồng, tăng 21,4% so với cùng kỳ 2024, công suất sử dụng phòng lưu trú đạt 68,5%.
Du lịch Ninh Bình khẳng định thương hiệu điểm đến hấp dẫn hàng đầu thế giới

Du lịch Ninh Bình khẳng định thương hiệu điểm đến hấp dẫn hàng đầu thế giới

Trong 03 tháng đầu năm 2025, toàn tỉnh Ninh Bình ước đón 4,4 triệu lượt khách, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: khách nội địa đón 3,9 triệu lượt khách; khách quốc tế đón trên 516 nghìn lượt khách. Doanh thu ước đạt trên 5,1 nghìn tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ năm trước.
Vệ Vừng - Hồ nước giữa rừng dẻ và giấc mơ du lịch sinh thái ở quê lúa Yên Thành

Vệ Vừng - Hồ nước giữa rừng dẻ và giấc mơ du lịch sinh thái ở quê lúa Yên Thành

Giữa vùng đồng bằng trù phú của huyện lúa Yên Thành (Nghệ An), đập Vệ Vừng hiện lên như một viên ngọc xanh giữa lòng thiên nhiên, vừa lặng lẽ cống hiến cho nông nghiệp, vừa khơi gợi những tiềm năng to lớn về du lịch sinh thái. Công trình thủy lợi tưởng chừng chỉ có vai trò kỹ thuật nay đang dần trở thành điểm dừng chân lý tưởng cho những ai muốn tìm về sự trong lành, nguyên sơ và bình yên.
Kết hợp rừng ngập mặn làm du lịch sinh thái – Tiềm năng và hướng phát triển bền vững

Kết hợp rừng ngập mặn làm du lịch sinh thái – Tiềm năng và hướng phát triển bền vững

Rừng ngập mặn (RNM) là một hệ sinh thái độc đáo và vô cùng quan trọng, không chỉ đóng vai trò bảo vệ bờ biển, điều hòa khí hậu mà còn sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, đa dạng sinh học phong phú. Chính những đặc điểm này đã mở ra một tiềm năng to lớn cho việc phát triển du lịch sinh thái (DLST) tại các khu vực có RNM. Việc kết hợp DLST với RNM không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng mà còn góp phần nâng cao nhận thức về bảo tồn, thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Yên Bái tổ chức chương trình nghệ thuật chào mừng thành lập tỉnh Lào Cai mới

Yên Bái tổ chức chương trình nghệ thuật chào mừng thành lập tỉnh Lào Cai mới

Tối 29/6, Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt “80 năm sáng mãi niềm tin” kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 - 30/6/2025) và chào mừng sự kiện thành lập tỉnh Lào Cai mới.
Yên Bái thông xe tuyến đường 300 tỉ sau ba năm thi công

Yên Bái thông xe tuyến đường 300 tỉ sau ba năm thi công

Sau gần ba năm thi công, tuyến đường nối Nguyễn Tất Thành với đường Âu Cơ có tổng mức đầu tư gần 300 tỉ đồng đã được thông xe kỹ thuật vào sáng nay 30/6.
Phổ Yên: Đẩy mạnh đầu tư công, tăng cường thu ngân sách tạo đà phát triển

Phổ Yên: Đẩy mạnh đầu tư công, tăng cường thu ngân sách tạo đà phát triển

Trong 6 tháng đầu năm 2025, thành phố Phổ Yên (tỉnh Thái Nguyên) đã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, huy động tối đa các nguồn lực, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, qua đó từng bước tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm, đồng thời đảm bảo cân đối thu - chi ngân sách, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế và nâng cao đời sống.
Anh nông dân Yên Bái thu tiền tỷ nhờ nuôi cầy vòi mốc

Anh nông dân Yên Bái thu tiền tỷ nhờ nuôi cầy vòi mốc

“Đánh vật” với mô hình nuôi cầy vòi mốc sau nhiều năm, đến nay, anh Đặng Hải Vân thôn Quyết Thắng, xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đã thu về cho mình cả tỷ đồng mỗi năm từ giống vật nuôi có giá nhưng cũng rất khó nuôi này.
Yên Bái: Khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà

Yên Bái: Khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà

Hồ Thác Bà được ví là “Vịnh Hạ Long trên núi” không chỉ là điểm du lịch hấp dẫn mà còn là nguồn tài nguyên thủy sản quý giá của tỉnh Yên Bái. Theo đó, người dân đã biến những khó khăn thành cơ hội, tận dụng mặt nước, rừng núi và những hòn đảo để phát triển kinh tế theo hướng bền vững.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Cây cói trong đời sống kinh tế và văn hóa ở Việt Nam

Cây cói trong đời sống kinh tế và văn hóa ở Việt Nam

Cây cói, với vẻ ngoài giản dị nhưng ẩn chứa sức mạnh tiềm tàng, đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa và kinh tế của nhiều vùng đất, đặc biệt là ở Việt Nam. Từ những cánh đồng cói xanh mướt trải dài đến những sản phẩm thủ công tinh xảo, cây cói đã trở thành một phần không thể thiếu trong bức tranh đa dạng của đất nước. Hãy cùng khám phá sâu hơn về loài cây đặc biệt này và những giá trị mà nó mang lại.
Thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tại Hà Nội

Thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tại Hà Nội

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn vừa ký ban hành Quyết định số 3359/QĐ-UBND về việc thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Hà Nội trực thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội.
Tưới ngập - khô xen kẽ trong canh tác lúa góp phần hiện thực hóa mục tiêu sản xuất bền vững, phát thải thấp

Tưới ngập - khô xen kẽ trong canh tác lúa góp phần hiện thực hóa mục tiêu sản xuất bền vững, phát thải thấp

Tưới ngập - khô xen kẽ trong canh tác lúa góp phần hiện thực hóa mục tiêu sản xuất bền vững, phát thải thấp theo Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao.
Đã mắt với vườn nho, dưa lưới trĩu quả của anh nông dân xứ Nghệ

Đã mắt với vườn nho, dưa lưới trĩu quả của anh nông dân xứ Nghệ

Vườn nho hạ đen, dưa lưới trĩu quả của gia đình anh Lê Xuân Hải (SN 1982, trú xã Quan Thành, tỉnh Nghệ An) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hơn nữa nơi đây đã trở thành điểm đến thích thú cho người dân tham quan, trải nghiệm.
Đi tìm hương vị cà phê Việt bằng công nghệ và đam mê

Đi tìm hương vị cà phê Việt bằng công nghệ và đam mê

Công ty Cổ phần Công nghệ James Boat, được biết đến rộng rãi hơn với thương hiệu Toninni Caffe, là một doanh nghiệp Việt Nam mang trong mình khát vọng nâng tầm giá trị hạt cà phê nước nhà thông qua sự kết hợp hài hòa giữa công nghệ tiên tiến và niềm đam mê bất tận với thức uống này.
Bánh Đa Kế Bắc Giang - Sức hút từ nguyên liệu đơn sơ

Bánh Đa Kế Bắc Giang - Sức hút từ nguyên liệu đơn sơ

Bắc Giang, một vùng đất trù phú với những cánh đồng lúa xanh mướt và những con sông hiền hòa, không chỉ nổi tiếng với phong cảnh hữu vi mà còn níu chân du khách bởi những món ăn dân dã, mang đậm hương vị quê hương. Trong số đó, Bánh đa Kế là một đặc sản không thể không nhắc đến, đã trở thành niềm tự hào của người dân nơi đây và là món quà ý nghĩa được nhiều du khách lựa chọn khi ghé thăm Bắc Giang.
Độc đáo hương vị Cao trà Mục Nhan trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Độc đáo hương vị Cao trà Mục Nhan trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Trà Shan Tuyết nước vàng sánh, toả hương như hương hoa mộc lan hoà quyện chút khói sương, hàm lượng hoạt chất sinh học vượt trội. Do sống ở độ cao, môi trường khắc nghiệt, cây trà tích tụ nhiều chất chống oxy hoá để thích nghi với điều kiện sinh tồn. Chính điều đó giúp trà Shan Tuyết trở thành một trong những loại trà có dược tính cao nhất thế giới.
Chẩm Chéo - Linh hồn ẩm thực Tây Bắc

Chẩm Chéo - Linh hồn ẩm thực Tây Bắc

Khi đặt chân đến vùng đất Tây Bắc hùng vĩ, du khách không chỉ bị mê hoặc bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, những thửa ruộng bậc thang vàng óng mùa lúa chín, hay những phiên chợ vùng cao rực rỡ sắc màu mà còn bởi một nền ẩm thực độc đáo, đậm đà bản sắc. Trong vô vàn món ngon làm nên tên tuổi của ẩm thực Tây Bắc, có một thứ gia vị mà người ta vẫn thường ví von là "linh hồn", là "nữ hoàng" của mọi món ăn: đó chính là chẩm chéo.
Pa Pỉnh Tộp - Tinh hoa ẩm thực của người Thái vùng Tây Bắc

Pa Pỉnh Tộp - Tinh hoa ẩm thực của người Thái vùng Tây Bắc

Tây Bắc, vùng đất của những dãy núi trùng điệp, những bản làng ẩn mình trong sương sớm và những dòng suối trong vắt, không chỉ hấp dẫn du khách bởi cảnh quan hùng vĩ mà còn bởi nền ẩm thực độc đáo, đậm đà bản sắc. Trong số vô vàn món ăn hấp dẫn ấy, Pa Pỉnh Tộp (cá nướng gập) của người Thái đã trở thành một biểu tượng, một món ăn mà bất cứ ai đặt chân đến đây đều mong muốn được thưởng thức. Không chỉ là một món ăn ngon, Pa Pỉnh Tộp còn chứa đựng tinh hoa văn hóa, sự khéo léo và tình yêu thiên nhiên của đồng bào Thái.
Sản xuất nông nghiệp sạch tại Gia Lâm

Sản xuất nông nghiệp sạch tại Gia Lâm

Huyện Gia Lâm hiện có hơn 30.000 cán bộ, hội viên sinh hoạt tại 16 tổ chức cơ sở hội xã, thị trấn, 124 chi hội địa bàn dân cư.
Áo lụa Hà Đông hồn cốt một vùng quê

Áo lụa Hà Đông hồn cốt một vùng quê

Áo lụa Hà Đông không chỉ là một trang phục mà còn là một biểu tượng văn hóa, một chứng nhân lịch sử và một niềm tự hào của người Việt Nam. Để khám phá vẻ đẹp và giá trị của chiếc áo lụa này, chúng ta hãy cùng nhau đi sâu vào từng khía cạnh này nhé.
Đồ Sơn – điểm nhấn du lịch truyền thống và sôi động của Hải Phòng

Đồ Sơn – điểm nhấn du lịch truyền thống và sôi động của Hải Phòng

Đồ Sơn, một bán đảo nhỏ nhô ra biển thuộc thành phố Hải Phòng, từ lâu đã trở thành một điểm đến du lịch quen thuộc và đầy sức hút. Không chỉ nổi tiếng với những bãi biển truyền thống, Đồ Sơn còn là sự pha trộn độc đáo giữa vẻ đẹp thiên nhiên, giá trị lịch sử văn hóa và những lễ hội dân gian đậm đà bản sắc. Được mệnh danh là "lá phổi xanh" và khu nghỉ dưỡng lâu đời của miền Bắc, Đồ Sơn mang trong mình một nét quyến rũ riêng, khác biệt so với vẻ hoang sơ của Cát Bà hay Lan Hạ.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính