Thứ ba 22/07/2025 11:43Thứ ba 22/07/2025 11:43 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Tri thức dân gian về Sâm Ngọc Linh: “Di sản sống” của núi rừng Nam Trà My

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Việc ghi danh “Tri thức dân gian về Sâm Ngọc Linh” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ tôn vinh giá trị văn hóa bản địa mà còn mở ra hướng đi bền vững cho phát triển kinh tế và bảo tồn thiên nhiên tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Tri thức dân gian về Sâm Ngọc Linh: “Di sản sống” của núi rừng Nam Trà My
Ông Nguyễn Thanh Hồng – Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam – công bố Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ghi danh “Tri thức dân gian về Sâm Ngọc Linh” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tối 1/6, tại huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam), Lễ công bố Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ghi danh “Tri thức dân gian về Sâm Ngọc Linh” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã diễn ra trong không khí trang trọng và đầy xúc động.

Tri thức dân gian về Sâm Ngọc Linh: “Di sản sống” của núi rừng Nam Trà My
Đông đảo đại biểu, người dân và du khách tham dự chương trình công bố Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Tri thức dân gian về Sâm Ngọc Linh” tại huyện Nam Trà My.

Sự kiện là cột mốc quan trọng, đánh dấu sự công nhận chính thức của Nhà nước đối với kho tàng tri thức quý báu mà đồng bào các dân tộc tại Nam Trà My, đặc biệt là người Xơ Đăng, đã đúc kết, gìn giữ và truyền dạy qua nhiều thế hệ. Đây không chỉ là niềm tự hào của huyện miền núi còn nhiều khó khăn, mà còn là minh chứng cho giá trị sâu sắc của tri thức bản địa trong việc định hình bản sắc văn hóa và đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Thế Phước – Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My khẳng định: “Việc tri thức dân gian về Sâm Ngọc Linh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là sự ghi nhận kịp thời và đầy ý nghĩa đối với những nỗ lực gìn giữ của cộng đồng địa phương. Đây là động lực để chúng ta tiếp tục bảo tồn, phát huy giá trị di sản, lan tỏa tinh hoa văn hóa đến cả nước và thế giới”.

Tri thức dân gian về Sâm Ngọc Linh: “Di sản sống” của núi rừng Nam Trà My
Ông Nguyễn Thế Phước – Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My phát biểu tại lễ công bố Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Tri thức dân gian về Sâm Ngọc Linh”.

Không chỉ là một loại dược liệu quý hiếm được mệnh danh là “quốc bảo” của Việt Nam, Sâm Ngọc Linh còn là biểu tượng của tri thức, văn hóa và tâm hồn của cộng đồng các dân tộc tại Nam Trà My. Từ thuở xa xưa, trong những cánh rừng rậm rạp nơi dãy Trường Sơn hùng vĩ, đồng bào Xơ Đăng đã phát hiện, khai thác, chăm sóc và sử dụng Sâm Ngọc Linh như một phương thuốc trị bệnh và bồi bổ sức khỏe.

Tri thức dân gian này không chỉ dừng lại ở những hiểu biết y học truyền miệng, còn là tổng hòa của kinh nghiệm sống gắn liền với thiên nhiên: Cách nhận diện cây sâm, quy luật sinh trưởng, thời điểm thu hoạch, kỹ thuật nhân giống, bảo tồn giống quý, và cả những nghi lễ tâm linh gắn với việc trồng sâm. Đối với các già làng, Sâm Ngọc Linh là “báu vật của núi rừng”, chỉ được sử dụng trong những trường hợp đặc biệt như chữa bệnh hiểm nghèo, rắn cắn, hay tiếp sức cho những chuyến đi rừng dài ngày.

Tri thức dân gian về Sâm Ngọc Linh: “Di sản sống” của núi rừng Nam Trà My
Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh là minh chứng sinh động cho sự gắn bó của cộng đồng Xơ Đăng với núi rừng Nam Trà My qua nhiều thế hệ (hình minh họa).

Ông Nguyễn Thanh Hồng – Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam – khẳng định tại buổi lễ: “Tri thức dân gian về Sâm Ngọc Linh là kết quả của quá trình sinh sống, lao động và truyền dạy lâu dài, thể hiện sự hòa quyện chặt chẽ giữa con người với thiên nhiên, giữa văn hóa với kinh nghiệm dân gian. Đây là giá trị cần được tôn vinh và bảo vệ”.

Sau khi Sâm Ngọc Linh được Chính phủ xác định là sản phẩm quốc gia vào năm 2017, tỉnh Quảng Nam đã có nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp giống sâm cho người dân trồng. Đến nay, huyện Nam Trà My đã quy hoạch được hơn 15.000 ha vùng trồng và bảo tồn sâm, trong đó có hơn 2.200 ha ở độ cao từ 2.000m trở lên – vùng sinh trưởng lý tưởng của loài sâm quý hiếm này.

Việc ghi danh tri thức dân gian về Sâm Ngọc Linh như một di sản văn hóa phi vật thể không chỉ giúp khẳng định vị thế của loài dược liệu đặc biệt này trên bản đồ quốc tế, còn là cơ sở để phát triển các mô hình kinh tế gắn với văn hóa, như du lịch sinh thái, giáo dục truyền thống, nghiên cứu dược liệu, và sản xuất các sản phẩm từ sâm mang giá trị cao.

Chia sẻ về hướng đi sắp tới, ông Nguyễn Thế Phước cho biết: “Chúng tôi sẽ phối hợp với các cơ quan của tỉnh và Trung ương để xây dựng kế hoạch bảo tồn lâu dài. Bên cạnh đó, việc truyền dạy tri thức dân gian cho thế hệ trẻ sẽ được lồng ghép với phát triển du lịch văn hóa, nhằm nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho cộng đồng địa phương”.

Tri thức dân gian về Sâm Ngọc Linh: “Di sản sống” của núi rừng Nam Trà My
Ông Trần Văn Mẫn – Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My trao chứng nhận cho các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2025 trong khuôn khổ lễ công bố Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Tri thức dân gian về Sâm Ngọc Linh”.

Trong khuôn khổ lễ công bố, chương trình nghệ thuật mang tên “Nam Trà My – Bản hùng ca của Sâm và Đất” đã tái hiện sinh động hành trình bảo tồn và phát triển tri thức dân gian về Sâm Ngọc Linh qua các thế hệ. Những tiết mục ca múa nhạc mang âm hưởng núi rừng, hòa cùng nghi lễ truyền thống của người Xơ Đăng, đã làm nổi bật sự gắn bó bền chặt giữa con người với núi rừng, giữa tri thức dân gian với bản sắc dân tộc.

Đặc biệt, dịp này cũng ghi nhận thành quả của cộng đồng địa phương thông qua lễ trao chứng nhận các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2025, cho thấy bước chuyển mình rõ rệt của Nam Trà My từ một huyện miền núi khó khăn trở thành vùng đất đầy tiềm năng nhờ khai thác hiệu quả “kho báu” sâm Ngọc Linh.

Ghi danh tri thức dân gian về Sâm Ngọc Linh không chỉ là một hành động hành chính. Đó là cam kết về gìn giữ bản sắc văn hóa, là hành trình kế thừa và sáng tạo từ vốn quý truyền thống để thích ứng với thời đại mới. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hiện đại hóa, khi nhiều giá trị bản địa có nguy cơ mai một, việc bảo vệ những tri thức truyền đời như Sâm Ngọc Linh chính là bảo vệ cội nguồn văn hóa dân tộc.

Từ những hạt giống tri thức được gieo trên sườn núi, cộng đồng người Xơ Đăng và các dân tộc huyện Nam Trà My đang cùng nhau vun đắp một tương lai phát triển bền vững – nơi mà thiên nhiên, con người và văn hóa cùng chung sống hài hòa, tạo nên một bản sắc riêng có, đáng tự hào giữa lòng đất Việt./.

Bài liên quan

Nghị định mới “mở lối” sinh kế trồng dược liệu trong rừng

Nghị định mới “mở lối” sinh kế trồng dược liệu trong rừng

Đầu tháng 7/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 183/2025/NĐ-CP, bổ sung quy định về nuôi, trồng và thu hoạch cây dược liệu trong rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất. Nghị định có hiệu lực từ 15/8/2025, tạo hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển dược liệu bền vững gắn với bảo vệ rừng và sinh kế người dân.
Kon Tum chỉ đạo kiểm tra việc cấp mã vùng trồng Sâm Ngọc Linh

Kon Tum chỉ đạo kiểm tra việc cấp mã vùng trồng Sâm Ngọc Linh

UBND tỉnh Kon Tum vừa có văn bản chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương kiểm tra, rà soát việc cấp mã số vùng trồng cho cây Sâm Ngọc Linh, một loại dược liệu quý đang được chú ý không chỉ bởi giá trị kinh tế mà còn vì ý nghĩa bảo tồn và phát triển bền vững.
Tri thức dân gian về Sâm Ngọc Linh chính thức trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian về Sâm Ngọc Linh chính thức trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1656/QĐ-BVHTTDL, chính thức đưa di sản “Tri thức dân gian về Sâm Ngọc Linh ở huyện Tu Mơ Rông và huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum” vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là dấu mốc quan trọng khẳng định giá trị đặc biệt của tri thức truyền thống gắn liền với loại dược liệu quý hiếm bậc nhất Việt Nam.
Quảng Nam khai hội Sâm Ngọc Linh, đưa “quốc bảo” Việt Nam ra thế giới

Quảng Nam khai hội Sâm Ngọc Linh, đưa “quốc bảo” Việt Nam ra thế giới

Quảng Nam chuẩn bị tổ chức Lễ hội Sâm Ngọc Linh quốc tế lần đầu tiên, dự kiến diễn ra từ ngày 1 đến 3/8/2025. Đây là sự kiện mang tầm vóc quốc tế, khẳng định vị thế của Sâm Ngọc Linh trên bản đồ dược liệu toàn cầu.
Quỹ hỗ trợ nông dân - đồng hành cùng nông dân phát triển kinh tế tập thể

Quỹ hỗ trợ nông dân - đồng hành cùng nông dân phát triển kinh tế tập thể

Trong thời gian qua, thông qua nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân, các cấp Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị đã tích cực đồng hành cùng hội viên, nông dân phát triển kinh tế hộ, kinh tế tập thể (tổ hợp tác, hợp tác xã, chi, tổ hội nghề nghiệp, xây dựng mô hình sản xuất bền vững), đóng góp thiết thực vào công cuộc giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.
Đa dạng mô hình phát triển kinh tế, giảm nghèo hiệu quả ở xã Minh Tâm

Đa dạng mô hình phát triển kinh tế, giảm nghèo hiệu quả ở xã Minh Tâm

Với đặc thù là xã thuần nông nên trong lãnh đạo phát triển kinh tế, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Minh Tâm (huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) đã quan tâm hỗ trợ, hướng dẫn người dân phát triển, lựa chọn nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả. Qua đó từng bước cải thiện đời sống người dân, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Bắc Ninh chủ động các biện pháp ứng phó với bão số 3 Wipha

Bắc Ninh chủ động các biện pháp ứng phó với bão số 3 Wipha

Bão số 3 (Wipha) được dự báo rất mạnh, di chuyển nhanh, phạm vi và cường độ ảnh hưởng trên biển và đất liền rất rộng và nguy hiểm. UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành Công văn về việc triển khai các biện pháp ứng phó với cơn bão.
Thanh Hóa: Cấm biển từ 8 giờ sáng 21/07 để tránh bão Wipha

Thanh Hóa: Cấm biển từ 8 giờ sáng 21/07 để tránh bão Wipha

Nhằm đảm bảo sức khỏe, tính mạng và an toàn tài sản của nhân dân trong việc ứng phó với cơn bão số 3 (Wipha), tỉnh Thanh Hóa đã ban hành công điện cấm tàu thuyền, ngư dân ra biển từ 8 giờ sáng ngày 21/07.
Đắk Lắk: Sở Nông nghiệp và Môi trường nỗ lực tinh gọn bộ máy sau sáp nhập

Đắk Lắk: Sở Nông nghiệp và Môi trường nỗ lực tinh gọn bộ máy sau sáp nhập

Ngày 20/7, quá trình tái cơ cấu các đơn vị ngành dọc của ngành Nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk đang đối mặt với những thách thức, đặc biệt là việc sắp xếp các trạm liên xã sau khi sáp nhập hai tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên.
Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng, Thủ tướng yêu cầu triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống

Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng, Thủ tướng yêu cầu triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 109/CĐ-TTg về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
Ninh Bình: Đảm bảo an toàn cho du khách, người dân trước cơn bão số 3

Ninh Bình: Đảm bảo an toàn cho du khách, người dân trước cơn bão số 3

Ngày 20/7, Sở Du lịch Ninh Bình đã ban hành công văn số 103/SDL-QLCSLT về việc chủ động ứng phó với bão WIPHA gần Biển Đông.
Phú Thọ: Ảnh hưởng mưa bão làm hư hỏng, tốc mái hơn 300 nhà dân

Phú Thọ: Ảnh hưởng mưa bão làm hư hỏng, tốc mái hơn 300 nhà dân

Chiều tối ngày 19/7 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã có mưa to và giông, gây thiệt hại về người và tài sản tại nhiều địa phương.
Du lịch Ninh Bình mới: Bứt phá mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2025

Du lịch Ninh Bình mới: Bứt phá mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2025

Tỉnh Ninh Bình mới có hệ sinh thái du lịch phong phú, đa dạng bậc nhất cả nước, hội tụ cả di sản thiên nhiên, văn hóa và tài nguyên du lịch tâm linh, sinh thái, biển, đồng quê.
Lâm Đồng quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trước 31/8

Lâm Đồng quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trước 31/8

Với mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội, phát huy tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”, tỉnh Lâm Đồng đang khẩn trương triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên toàn địa bàn.
Khánh Hòa tăng cường đảm bảo an toàn hồ chứa thủy điện trong mùa mưa lũ năm 2025

Khánh Hòa tăng cường đảm bảo an toàn hồ chứa thủy điện trong mùa mưa lũ năm 2025

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết trong mùa mưa lũ năm 2025, Sở Công Thương tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản chỉ đạo gửi đến các đơn vị quản lý, vận hành nhà máy thủy điện trên địa bàn, yêu cầu triển khai hàng loạt biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống hồ chứa và vùng hạ du.
Đại tướng Phan Văn Giang thăm và làm việc tại Đắk Lắk

Đại tướng Phan Văn Giang thăm và làm việc tại Đắk Lắk

Ngày 20/7, hòa chung không khí trang nghiêm và ý nghĩa hướng tới Kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7, tỉnh Đắk Lắk vinh dự đón Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn công tác cấp cao của Trung ương tới thăm và làm việc.
Nghệ An ban hành lệnh cấm biển, thực hiện phương án "4 tại chỗ, 3 sẵn sàng"

Nghệ An ban hành lệnh cấm biển, thực hiện phương án "4 tại chỗ, 3 sẵn sàng"

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 (Wipha), UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành lệnh cấm biển. Đồng thời, chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tuyệt đối không được chủ quan, lơ là; thực hiện theo phương án "4 tại chỗ, 3 sẵn sàng".
Quảng Ninh: Vụ đắm tàu trên Vịnh Hạ Long đã tìm thấy 45 người

Quảng Ninh: Vụ đắm tàu trên Vịnh Hạ Long đã tìm thấy 45 người

Lực lượng tham gia cứu hộ cứu nạn khẩn trương thực hiện xuyên đêm và đã tìm thấy 45 người gồm hành khách và thuyền viên trong vụ đắm tàu du lịch xảy ra vào chiều 19/7 trên Vịnh Hạ Long.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính