Thứ hai 14/07/2025 20:59Thứ hai 14/07/2025 20:59 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Bắc Kạn: Sản xuất hữu cơ là ưu tiên lựa chọn đối với ngành nông nghiệp

PV
PV

toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Bắc Kạn là địa phương có tiềm năng để phát triển nông nghiệp hữu cơ rất lớn vì có những điều kiện rất tốt để sản xuất nông nghiệp hữu cơ với các yếu tố về đất đai, không khí, nguồn nước chưa bị ô nhiễm, đáp ứng được các tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ.
Bắc Kạn: Sản xuất hữu cơ là ưu tiên lựa chọn đối với ngành nông nghiệp

Bắc Kạn trong những năm gần đây sản xuất nông nghiệp luôn tăng trưởng khẳng định là chỗ dựa vững chắc để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. (Ảnh minh họa).

Bước chuyển mình mạnh mẽ

Ngành nông nghiệp tại Bắc Kạn là một trong những ngành chủ lực trong cơ cấu kinh tế của tỉnh này trong thời gian qua. Trong những năm gần đây sản xuất nông nghiệp luôn tăng trưởng khẳng định là chỗ dựa vững chắc để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

Từ chỗ sản xuất nông nghiệp với mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực đến nay sản xuất nông nghiệp đã chuyển dần sang sản xuất hàng hoá mang lại hiệu quả cao cho người nông dân, đóng góp vào tăng trưởng của tỉnh, trong đó sản xuất hữu cơ là ưu tiên lựa chọn đối với ngành nông nghiệp trong việc cơ cấu lại ngành nhằm mang lại hiệu quả cao hơn đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững.

Quyết định 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ là chủ trương, chính sách hết sức phù hợp là cơ sở để địa phương thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

Theo UBND tỉnh Bắc Kạn cho biết, nhằm triển khai đề án này, tỉnh đã tổ chức Hội nghị cấp tỉnh triển khai Đề án nhằm nâng cao nhận thức cho lãnh đạo chủ chốt các cấp, cán bộ chuyên môn thuộc các sở, ngành, địa phương về sản xuất nông nghiệp hữu cơ với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, diện tích trồng trọt hữu cơ đạt khoảng 1% tổng diện tích trồng trọt và đến năm 2030 đạt khoảng 1,5% diện tích đất trồng trọt bao gồm các cây trồng như lúa, dong riềng, cây ăn quả, chè Shan tuyết, cây dược liệu...

Để thực hiện các mục tiêu trên, tỉnh Bắc Kạn đã chỉ đạo các sở, ngành chuyên môn và các địa phương xây dựng các mô hình về sản xuất hữu cơ... trên các cây trồng chủ lực như: Lúa, dong riềng, nghệ, chè... Hỗ trợ và khuyến khích người dân và doanh nghiệp trong việc chứng nhận hữu cơ, an toàn thực phẩm…, đồng thời khuyến khích liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hữu cơ.

Tổ chức các hội nghị, lớp đào tạo về sản xuất nông nghiệp hữu cơ cho cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác kỹ thuật và nông dân. Tính đến thời điểm hiện tại: Tổng diện tích sản xuất nông nghiệp được cấp chứng nhận hữu cơ là 170,5 ha; diện tích lúa sản xuất theo hướng hữu cơ, áp dụng kỹ thuật sản xuất hữu cơ là 2.446 ha; diện tích nghệ sản xuất theo hướng hữu cơ 40 ha.

Để phát triển nông nghiệp hữu cơ, tỉnh Bắc Kạn đã xác định các sản phẩm lợi thế, lĩnh vực chủ lục, vùng có lợi thế về sản xuất hữu cơ. Theo đó, sản phẩm ưu tiên để phát triển sản xuất hữu cơ là các sản phẩm nằm trong danh mục nông nghiệp chủ lực cấp tỉnh, cụ thể: Sản phẩm trồng trọt gồm: Lúa, cây ăn quả (hồng không hạt, mơ,...), dong riềng, nghệ, chè Shan tuyết,... Sản phẩm lâm nghiệp gồm: Hồi, quế, dược liệu. Sản phẩm chăn nuôi gồm: Chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò), chăn nuôi lợn. Có nhiều tiểu vùng khí hậu thích hợp với những loài cây trồng mang tính đặc sản , cây dược liệu quý.

Trong những năm qua, Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn đã tranh thủ các nguồn lực, chủ động phối hợp với các ngành liên quan thành lập Ban Điều phối hệ thống đảm bảo cùng tham gia tỉnh Bắc Kạn (Ban Điều phối PGS Bắc Kạn) để cấp chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS cho các sản phẩm đạt chất lượng như: Bí thơm với diện tích 12 ha, dong riềng 08 ha, 5 tấn miến dong, lúa Nếp Tài 10 ha tại xã Yến Dương, huyện Ba Bể; 01 ha cà gai leo tại xã Tân Sơn, huyện Chợ Mới; 32,2 ha Chè Shan tuyết xã Yên Hân và xã Yên Cư huyện Chợ Mới.

Từ những sản phẩm nông sản được cấp chứng nhận hữu cơ PGS, các tổ hợp tác, hợp tác xã đã chế biến thành trà bí thơm, miến dong, gạo Nếp Tài, chè Shan tuyết góp phần gia tăng giá trị sản phẩm.

Bắc Kạn: Sản xuất hữu cơ là ưu tiên lựa chọn đối với ngành nông nghiệp

Mô hình liên kết sản xuất, chế biến miến dong theo quy chuẩn hữu cơ tại huyện Ba Bể.

Duy trì và phát huy hiệu quả các mô hình đã được chứng nhận hữu cơ của tỉnh, tạo điều kiện, hỗ trợ kết nối để nông dân mở rộng, đổi mới công nghệ, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản với doanh nghiệp, bảo đảm nguồn nguyên liệu và kiểm soát được chất lượng thành phẩm; xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm được bảo hộ sở hữu trí tuệ.

Đồng thời, tuyên truyền tập huấn cho người nông dân cách sử dụng phân bón hữu cơ thông qua việc tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp kết hợp chế phẩm sinh học thay thế phân bón vô cơ. Tuyên truyền lợi ích của việc sản xuất nông nghiệp sạch, giúp giảm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ sức khỏe con người, tạo ra nhiều loại nông sản sạch có giá trị cao, tăng hiệu quả kinh tế.

Tỉnh Bắc Kạn đã có những chính sách nhằm liên kết giữa người nông dân với hợp tác xã, doanh nghiệp về việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ như hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng liên kết, hạ tầng phục vụ liên kết, giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm, quảng bá sản phẩm, phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường.

Nhiều giải pháp đồng bộ

Trong thời gian tới, tỉnh Bắc Kạn sẽ tiếp tục có những chính sách, giải pháp để phát triển nông nghiệp hữu cơ, cụ thể như: Xác định sản xuất hữu cơ là ưu tiên đối với các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh để tăng sức cạnh tranh trên trên thị trường.

Tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh.

Tập trung thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung các chính sách như: Khuyến khích ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất trồng trọt; chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, kiến thức về phát triển nông nghiệp hữu cơ cho đội ngũ quản lý, người sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm nghiệp và người tiêu dùng. Vận động nông dân, HTX mạnh dạn chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ, mở rộng diện tích sản xuất hữu cơ; đầu tư chế biến các sản phẩm hữu cơ nhằm gia tăng giá trị sản phẩm.

Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư đầu vào phục vụ sản xuất (giống, thức ăn, thuốc,...), cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm hữu cơ theo quy định. Đẩy mạnh quảng bá cho các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, hỗ trợ các HTX xúc tiến, quảng bá sản phẩm tham gia hội chợ xúc tiến thương mại, trên sàn thương mại điện tử.

Bài liên quan

Bắc Kạn: Đẩy mạnh nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp

Bắc Kạn: Đẩy mạnh nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp

Trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn đã có 27 sản phẩm OCOP đạt 3 sao, UBND huyện chỉ đạo chuyên môn rà soát lại sản phẩm thi nâng hạng từ 3 sao lên 4 sao. Hiện nay, có 9/26 sản phẩm OCOP gắn với cây trồng chủ lực có lợi thế tại địa phương.
Thế mạnh của Bắc Kạn trong phát triển nông nghiệp hữu cơ

Thế mạnh của Bắc Kạn trong phát triển nông nghiệp hữu cơ

Bắc Kạn, một tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, được thiên nhiên ưu đãi với cảnh quan hùng vĩ, khí hậu trong lành và hệ sinh thái đa dạng. Những yếu tố này tạo tiền đề vững chắc cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp hữu cơ - một xu hướng sản xuất bền vững đang ngày càng được quan tâm trên toàn cầu.
Miến dong Bắc Kạn: Tinh hoa từ núi rừng vươn xa tầm OCOP

Miến dong Bắc Kạn: Tinh hoa từ núi rừng vươn xa tầm OCOP

Miến dong là một món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, được chế biến từ củ dong riềng. Mỗi vùng miền lại có những bí quyết riêng để tạo ra những sợi miến thơm ngon, đặc trưng. Trong đó, miến dong Bắc Kạn nổi tiếng với chất lượng hảo hạng, sợi miến dai ngon, trong suốt, không bị nát khi nấu. Nhờ chất lượng vượt trội, miến dong Bắc Kạn đã khẳng định được vị thế trên thị trường và được công nhận là sản phẩm OCOP tiêu biểu của tỉnh.
Người nông dân tiên phong mở hướng đi mới cho nông nghiệp địa phương

Người nông dân tiên phong mở hướng đi mới cho nông nghiệp địa phương

“Năm 2021, vườn thanh long 4.000 m2, hơn 800 trụ được trồng từ năm 1999 của gia đình bị nhiễm bệnh hại diện rộng, lại đúng vào thời điểm quả thanh long rớt giá, vợ chồng tôi quyết định chặt bỏ toàn bộ vườn thanh long, chuyển sang trồng nho hạ đen theo mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn, tiêu chuẩn VietGAP. Năm nay, vườn nho cho thu hoạch vụ đầu, có thể nói đây là thành quả của sự “táo bạo” chuyển đổi cây trồng của vợ chồng tôi”. Nở nụ cười thân tình trên gương mặt rám nắng, ông Hà Văn Luân, chủ vườn nho hạ đen, xóm Vũ Ngược, xã Nguyên Bình (Cao Bằng) hồ hởi nói.
Hiệu quả tích cực từ mô hình Aquaponics, đưa thực phẩm sạch đến tận tay người tiêu dùng

Hiệu quả tích cực từ mô hình Aquaponics, đưa thực phẩm sạch đến tận tay người tiêu dùng

Tiên phong ứng dụng hệ thống “Aquaponics” trong nuôi cá và trồng rau tuần hoàn khép kín với quy mô lớn. Công ty TNHH Nông sản Sông Lam 37 đã cung cấp ra thị trường những sản phẩm chất lượng đến tận tay người tiêu dùng.
Cây mía tạo sinh kế ổn định, cho nông dân cơ hội làm giàu bền vững

Cây mía tạo sinh kế ổn định, cho nông dân cơ hội làm giàu bền vững

“Trong những cây trồng có giá trị kinh tế như: sắn, dưa hấu trồng xen canh thì cây mía vẫn là cây trồng từ hàng chục năm nay được xã Phục Hoà mới, tỉnh Cao Bằng (gồm các xã: Đại Sơn, Mỹ Hưng và 2 thị trấn Hoà Thuận, Phục Hoà của huyện Quảng Hoà cũ sáp nhập) coi là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Từ trồng mía nguyên liệu bán cho Công ty cổ phần Mía đường Cao Bằng, nhiều hộ nông dân xã Phục Hoà thu nhập trăm triệu đồng mỗi năm. Cây mía đã tạo sinh kế ổn định, cho nông dân cơ hội thoát nghèo và làm giàu bền vững”. Anh Đỗ Văn Tĩnh, chuyên viên Phòng Kinh tế, xã Phục Hoà trên đường đến vùng trồng mía của xã hồ hởi nói.
Nông sản sạch xứ Nghệ: Tự tin vươn ra thị trường - Nhưng đã đủ sức cạnh tranh?

Nông sản sạch xứ Nghệ: Tự tin vươn ra thị trường - Nhưng đã đủ sức cạnh tranh?

Trong dòng chảy của nông nghiệp xanh – sạch, Nghệ An đang từng bước khẳng định vị thế với nhiều mô hình sản xuất nông sản an toàn, hữu cơ. Tuy nhiên, hành trình từ vùng nguyên liệu đến bàn ăn của người tiêu dùng vẫn còn nhiều thử thách. Câu hỏi đặt ra là: nông sản sạch xứ Nghệ đã thực sự sẵn sàng để chinh phục thị trường lớn, hay vẫn đang loay hoay trong chính “vườn nhà” mình?
Chàng trai thu nhập hơn 1 tỉ mỗi năm với nghề trồng lúa hữu cơ

Chàng trai thu nhập hơn 1 tỉ mỗi năm với nghề trồng lúa hữu cơ

Tốt nghiệp thạc sĩ ngành luật kinh tế, nhưng anh Trầm Minh Thuần (31 tuổi, ngụ ấp Chợ, xã Long Hiệp, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh - nay là xã Trà Cú, tỉnh Vĩnh Long) lại về quê thành lập hợp tác xã (HTX) nông nghiệp và đã gặt hái thành công khi thu lãi hơn 1 tỉ đồng mỗi năm.
Cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng thị trường Trung Quốc và châu Á

Cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng thị trường Trung Quốc và châu Á

Hội chợ chuyên ngành hữu cơ dành riêng cho thị trường châu Á - Organic Festa Asia 2025 sẽ diễn ra từ ngày 03 – 05/9/2025 tại Thượng Hải, Trung Quốc với quy mô ước tính hơn 300 doanh nghiệp, 13.000 khách tham quan và chuyên gia hữu cơ.

Bình luận

avatar-comment

CÁC TIN BÀI KHÁC

Theo dấu chân những người làm lúa sạch - Bài 4: Nơi hội tụ lúa, rươi, cua, cáy ở Minh Tân

Theo dấu chân những người làm lúa sạch - Bài 4: Nơi hội tụ lúa, rươi, cua, cáy ở Minh Tân

Thái Bình, mảnh đất được mệnh danh là "quê lúa" của Việt Nam, luôn ẩn chứa những câu chuyện thú vị về nông nghiệp và văn hóa địa phương. Nằm trong lòng tỉnh Thái Bình, Hợp tác xã Nông nghiệp Minh Tân thuộc huyện Kiến Xương là một ví dụ điển hình cho sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và đổi mới, nơi những sản vật đặc trưng như lúa, rươi, cua và cáy đã trở thành niềm tự hào của người dân và là nguồn sống bền vững.
Bài 3: Người "thổi lửa" cho nông nghiệp sạch ở Minh Tân

Bài 3: Người "thổi lửa" cho nông nghiệp sạch ở Minh Tân

Ở một vùng đất nông nghiệp trù phú như Kiến Xương, Thái Bình, nơi những cánh đồng lúa xanh mướt trải dài nơi có cửa sông mặn lợ với những đặc sản độc đáo như rươi, cua, cáy đã đi vào tiềm thức người dân, câu chuyện về Hoàng Văn Ba, nông dân ở Hợp tác xã Nông nghiệp Minh Tân, là một điển hình sống động cho tinh thần đổi mới, dám nghĩ dám làm.
Theo dấu chân những người làm lúa sạch - Bài 1: Từ bản hợp đồng "3 nhà" liên kết tạo giá trị

Theo dấu chân những người làm lúa sạch - Bài 1: Từ bản hợp đồng "3 nhà" liên kết tạo giá trị

Trong khi ngành nông nghiệp Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ theo hướng bền vững, an toàn và nâng cao giá trị, mô hình liên kết sản xuất giữa nhà khoa học, doanh nghiệp và người nông dân đóng vai trò rất quan trọng. Thực ra mô hình này đã được nói đến từ lâu, tuy nhiên mỗi nơi mỗi khác, mỗi thời mỗi khác, để mô hình thực sự hiệu quả đòi hỏi đột phá cả lý luận và thực tiễn.
Cần xây dựng đề án sản xuất trồng trọt giảm phát thải

Cần xây dựng đề án sản xuất trồng trọt giảm phát thải

Thứ trưởng Hoàng Trung nhấn mạnh yêu cầu về việc phải có một Đề án tổng thể cho ngành trồng trọt về giảm phát thải.
Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM): Một cách tiếp cận bền vững trong nông nghiệp

Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM): Một cách tiếp cận bền vững trong nông nghiệp

Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) là một cách tiếp cận bền vững và có hệ thống để kiểm soát dịch hại, ưu tiên ngăn ngừa và giám sát, đồng thời sử dụng nhiều chiến lược để giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học.
Đắk Nông: Đồng hành với nông dân phát triển sản xuất Nông nghiệp Hữu cơ

Đắk Nông: Đồng hành với nông dân phát triển sản xuất Nông nghiệp Hữu cơ

Trong bối cảnh nông nghiệp Việt Nam đang từng bước chuyển mình sang phát triển bền vững, thân thiện với môi trường, tỉnh Đắk Nông đã và đang nỗ lực đưa nông nghiệp hữu cơ trở thành hướng đi chiến lược, không chỉ để bảo vệ hệ sinh thái mà còn gia tăng giá trị xuất khẩu và nâng tầm thương hiệu nông sản của địa phương.
Giải pháp xây dựng nền nông nghiệp hữu cơ chất lượng cao, phát thải thấp

Giải pháp xây dựng nền nông nghiệp hữu cơ chất lượng cao, phát thải thấp

Hiện nay biến đổi khí hậu đang diễn biến ngày càng phức tạp và tác động sâu rộng đến mọi lĩnh vực của đời sống, nông nghiệp. Mô hình sản xuất truyền thống với sự phụ thuộc lớn vào phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật và các hình thức canh tác không bền vững đã gây ra nhiều hệ lụy như thoái hóa đất, ô nhiễm nguồn nước, mất cân bằng sinh thái và đặc biệt là gia tăng lượng khí nhà kính phát thải ra môi trường. Do đó, việc xây dựng một nền nông nghiệp hữu cơ chất lượng cao, phát thải thấp là xu hướng tất yếu, không chỉ để bảo vệ môi trường mà còn để nâng cao chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xanh và phát triển bền vững.
Thử nghiệm và ứng dụng cây lạc dại phủ đất để tăng hiệu quả trồng cây cà phê Hữu cơ

Thử nghiệm và ứng dụng cây lạc dại phủ đất để tăng hiệu quả trồng cây cà phê Hữu cơ

Chiếm khoảng 17% sản lượng cà phê xuất khẩu trên toàn cầu, chỉ sau Brazil, Việt Nam đang thể hiện vị thế top đầu trên toàn thế giới. Là thủ phủ cà phê Việt với đặc điểm tự nhiên độc đáo, Lâm Đồng có địa thế và khí hậu cực kỳ phù hợp với việc sản xuất cà phê, đặc biệt là cà phê hữu cơ, tuy nhiên, chính những yếu tố này đòi hỏi việc duy trì một lớp thảm thực vật che phủ đất canh tác. Chính vì vậy, cây lạc dại (tên khoa học Arachis Pintoi) cần được cân nhắc, xem xét ứng dụng cho chức năng quan trọng này.
Truyền thông đóng vai trò then chốt thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ

Truyền thông đóng vai trò then chốt thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ

Sau gần 7 năm thực hiện Nghị định 109/NĐ-CP của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ; 5 năm Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 – 2030 có hiệu lực, bộ mặt ngành nông nghiệp nói chung sản xuất nông nghiệp hữu cơ nói riêng tại nhiều địa phương đã có sự thay đổi rõ rệt. Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Báo chí Cách mạng Việt Nam, phóng viên Tạp chí Hữu cơ Việt Nam ghi lại chia sẻ của lãnh đạo ngành, địa phương về sản xuất nông nghiệp hữu cơ, vai trò của truyên thông, báo chí trong phát triển nông nghiệp hữu cơ hiện nay.
Con Rươi: Người thợ lặng lẽ cải tạo đất ruộng

Con Rươi: Người thợ lặng lẽ cải tạo đất ruộng

Trong bức tranh nông nghiệp truyền thống của Việt Nam, con rươi (tên khoa học là Tylorrhynchus heterochaetus) từ lâu đã là một nguồn lợi thủy sản quý giá, đặc biệt ở các vùng đất bãi triều, cửa sông. Không chỉ được biết đến như một đặc sản ẩm thực, loài giun đốt này còn đóng một vai trò thầm lặng nhưng vô cùng quan trọng trong việc cải tạo và duy trì độ phì nhiêu của đất ruộng, đặc biệt là các vùng đất lúa ngập mặn hoặc lợ. Sự tồn tại và phát triển của rươi không chỉ mang lại giá trị kinh tế trực tiếp mà còn góp phần vào sự bền vững của hệ sinh thái nông nghiệp.
Đánh giá mô hình sản xuất lúa Séng cù theo quy trình hữu cơ

Đánh giá mô hình sản xuất lúa Séng cù theo quy trình hữu cơ

UBND xã Mường Vi tổ chức hội nghị tổng kết mô hình sản xuất lúa Séng cù theo quy trình hữu cơ, chuỗi giá trị trong vụ xuân 2025.
Phát triển mô hình canh tác lúa hữu cơ - tôm tại Bạc Liêu

Phát triển mô hình canh tác lúa hữu cơ - tôm tại Bạc Liêu

Với lợi thế sinh thái luân phiên giữa mùa mưa nước ngọt và mùa khô nước mặn, mô hình lúa – tôm, đặc biệt là canh tác lúa theo hướng hữu cơ chẳng những mang lại hiệu quả bền vững mà còn góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong sản xuất nông nghiệp.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính