Thứ năm 17/07/2025 02:36Thứ năm 17/07/2025 02:36 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Cơ giới hóa quản lý rơm rạ: "Những viên gạch" đầu tiên của nền nông nghiệp bền vững

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Việc đốt rơm rạ hiện nay không chỉ lãng phí nguồn tài nguyên quý báu, mà còn làm gia tăng phát thải khí nhà kính, gây hại cho sức khỏe cộng đồng và làm suy thoái môi trường.
Cơ giới hóa quản lý rơm rạ:
Trình diễn xới vùi rơm rạ và bón bio-canxi tại ruộng ở Viện Lúa ĐBSCL. Ảnh VGP

Sáng 24/4, tại Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long (TP. Cần Thơ) diễn ra Hội thảo "Giải pháp quản lý rơm rạ trên đồng ruộng kết hợp cơ giới hoá và cải thiện sức khỏe đất ".

Sự kiện do Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam (VIETRISA) phối hợp với Viện Nghiên cứu Lúa quốc tế (IRRI) và Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền tổ chức, với sự tham dự của lãnh đạo TP. Cần Thơ, Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), cùng đông đảo các nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân. Đây là hoạt động thiết thực nhằm đánh giá thực trạng, đồng thời đề xuất giải pháp phù hợp trong cơ giới hóa canh tác lúa phục vụ Đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030".

Theo bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, rơm rạ là phụ phẩm lớn nhất trong sản xuất lúa gạo, với sản lượng rơm rạ hằng năm ước tính lên tới gần 45 triệu tấn trên phạm vi cả nước. Rơm rạ chứa hàm lượng hữu cơ và các nguyên tố dinh dưỡng quan trọng, có tiềm năng lớn để cải tạo đất, cung cấp vật liệu trồng nấm, chăn nuôi, sản xuất phân hữu cơ, năng lượng sinh học, và nhiều sản phẩm giá trị gia tăng khác.

Cơ giới hóa quản lý rơm rạ:

Lãnh đạo TP. Cần Thơ, các hiệp hội ngành hàng thực hiện khởi động dự án - Ảnh: VGP

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, phần lớn rơm rạ hiện nay chưa được tận dụng hiệu quả. Tại nhiều địa phương, việc xử lý rơm rạ chủ yếu là đốt bỏ ngay tại ruộng, gây lãng phí tài nguyên, phát thải khí nhà kính, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khoẻ cộng đồng và làm giảm sức khoẻ đất canh tác. Một phần nhỏ rơm rạ được thu gom sử dụng truyền thống, nhưng vẫn còn manh mún, thiếu giải pháp đồng bộ, chưa hình thành chuỗi giá trị. Bài toán đặt ra là làm thế nào để biến rơm rạ thành nguồn lực phục vụ sản xuất nông nghiệp bền vững, đồng thời hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến môi trường.

Theo đó, Đề án phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp vùng ĐĐBSCL đặt mục tiêu quan trọng là đến năm 2030, 100% lượng rơm sau thu hoạch được thu gom khỏi đồng ruộng và đưa vào chế biến, tái sử dụng thay vì đốt hoặc bỏ vùi tại ruộng như trước đây. Đây là bước chuyển căn bản từ phương thức xử lý rơm rạ truyền thống gây lãng phí và ô nhiễm, sang mô hình nông nghiệp tuần hoàn, phát thải thấp. Mục tiêu này không chỉ góp phần giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện sức khỏe đất, mà còn nâng cao giá trị gia tăng cho phụ phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, bảo vệ môi trường và góp phần thực hiện thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp trên phạm vi toàn vùng.

Hiện nay, vùng ĐBSCL mỗi năm sản xuất khoảng 22 triệu tấn lúa và một lượng rơm rạ tương đương. Việc phát triển các giải pháp công nghệ tiên tiến tăng hiệu quả phân huỷ rơm rạ trên đồng góp phần rất lớn cho thay đổi tập quán đốt đồng sang nông nghiệp tuần hoàn tại chỗ, mang lại các lợi ích, như lợi ích môi trường làm giảm ô nhiễm môi trường và thất thoát dinh dưỡng trong rơm do đốt đồng. Ngoài ra tăng hiệu quả phân huỷ rơm rạ sẽ giảm phát thải khí nhà kính, đặc biệt là metan trong quá trình canh tác ngập nước, góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, tái tạo độ phì nhiêu và cải thiện sức khỏe của đất thông qua việc bổ sung chất hữu cơ, dinh dưỡng trong rơm, cải thiện cấu trúc đất và hoạt động của hệ vi sinh vật có ích; nâng cao năng suất, chất lượng lúa và giá trị gia tăng thông qua việc tiếp cận các thị trường cao cấp, tăng thu nhập cho người nông dân.

Phát biểu tại sự kiện, TS. Robert Caudwell, Trưởng đại diện IRRI Việt Nam nhấn mạnh: "Trong quá trình chuyển đổi sinh thái nông nghiệp, việc áp dụng cơ giới hóa trong quản lý rơm rạ không chỉ là giải pháp kỹ thuật, mà còn là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của ngành lúa gạo Việt Nam. Khi chúng ta tối ưu hóa việc quản lý phụ phẩm nông nghiệp trên đồng ruộng, chúng ta đang đặt những viên gạch đầu tiên cho tương lai của nền nông nghiệp bền vững".

Theo TS. Robert Caudwell, việc đốt rơm rạ hiện nay không chỉ lãng phí nguồn tài nguyên quý báu, mà còn làm gia tăng phát thải khí nhà kính, gây hại cho sức khỏe cộng đồng và làm suy thoái môi trường.

Tuy nhiên, một sự chuyển mình mạnh mẽ đang diễn ra ở Việt Nam, đó là hướng đến một nền nông nghiệp bền vững, hiệu quả hơn. Nơi mà khái niệm "phế phẩm" không còn tồn tại, mà chỉ có "tài nguyên" đang chờ được khai thác đúng cách.

Là đơn vị đồng hành chặt chẽ với Đề án tại khu vực ĐBSCL, ông Ngô Văn Đông, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền nêu rõ: ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất của cả nước, đóng góp quan trọng vào an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu gạo đứng thứ 2-3 thế giới. Tuy nhiên, ngành sản xuất lúa gạo cũng đang đối mặt với không ít thách thức, trong đó nổi cộm nhất là vấn đề công nghệ xử lý rơm rạ sau thu hoạch. Lượng rơm rạ vài chục triệu tấn mỗi năm, nếu quản lý tốt sẽ là nguồn tài nguyên hết sức có giá trị, ngược lại nếu không được xử lý phù hợp và hiệu quả sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe đất và gia tăng phát thải khí nhà kính.

Trong bối cảnh toàn ngành nông nghiệp và môi trường đang nỗ lực hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, giảm phát thải và thích ứng với biến đổi khí hậu, thì việc tìm ra giải pháp đồng bộ, khả thi và hiệu quả để quản lý rơm rạ ngày càng trở nên cấp thiết. Đây không chỉ là trách nhiệm mà còn là cơ hội để chúng ta nâng cao giá trị hạt gạo Việt, xây dựng nền nông nghiệp xanh, an lành và bền vững.

Kết quả của dự án này kỳ vọng sẽ là cơ sở quan trọng để bổ sung cho quy trình canh tác trong trong phạm vi Đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030" nói riêng, cũng như các vùng sản xuất lúa trên cả nước nói chung.

Sự kiện này khẳng định quyết tâm của các bên trong việc xây dựng một nền nông nghiệp xanh, thông minh và bền vững, vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, vừa góp phần hiện thực hóa cam kết của Việt Nam về trung hòa carbon vào năm 2050. Sự hợp tác giữa các cơ quan quản lý nhà nước, viện nghiên cứu, doanh nghiệp và bà con nông dân là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của ngành lúa gạo trong tương lai.

Trong khuôn khổ lễ ra mắt đã diễn ra lễ ký kết hợp tác tăng cường chuỗi ngành hàng lúa gạo và hợp tác phát triển công nghệ xanh, như giữa VIETRISA và Hiệp hội Lương thực, hợp tác giữa Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền và BioSpring về phát triển vi sinh vật phân giải metan (CH₄) giảm phát thải trong sản xuất lúa.

Bài liên quan

Giải mã cặp đôi “Bio và Canxi” - Chìa khoá cho canh tác lúa bền vững ở ĐBSCL

Giải mã cặp đôi “Bio và Canxi” - Chìa khoá cho canh tác lúa bền vững ở ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) – vựa lúa chính của cả nước – đang đối mặt với thách thức kép: đất phèn và tồn dư rơm rạ sau thu hoạch. Trong bối cảnh đó, sự kết hợp giữa vi sinh vật có ích (Bio) và Canxi – hai yếu tố tưởng chừng tách biệt – đang được chứng minh là giải pháp đột phá giúp cải tạo đất, nâng cao năng suất và hướng tới một nền nông nghiệp bền vững.
Thực trạng Canxi đất lúa vùng Đồng bằng Sông Cửu Long từ kết quả Chương trình “canh tác lúa thông minh”

Thực trạng Canxi đất lúa vùng Đồng bằng Sông Cửu Long từ kết quả Chương trình “canh tác lúa thông minh”

Trong canh tác lúa, Canxi có vai trò vô cùng quan trọng, vừa giúp cải tạo đất, vừa giúp lúa phát triển tốt trước những điều kiện khắc nghiệt của môi trường.
Cải thiện sức khoẻ của đất trong điều kiện nắng nóng, hạn mặn và phèn đầu vụ Hè Thu

Cải thiện sức khoẻ của đất trong điều kiện nắng nóng, hạn mặn và phèn đầu vụ Hè Thu

Phát thải khí nhà kính làm trái đất nóng lên, băng ở hai cực trái đất tan ra cộng với thể tích nước gia tăng làm nước biển dâng lên xâm nhập mạnh vào Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Bên cạnh đó, lượng nước ngọt của sông Cửu Long đổ về ĐBSCL ngày càng ít do phá rừng, do bị ngăn chặn bởi đập thủy điện. Hậu quả là đất canh tác bị nhiễm mặn, xì phèn, ngộ độc hữu cơ, thiếu nước ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của đất, nhất là vào đầu vụ Hè Thu. Một số biện pháp sau đây giúp cải thiện sức khỏe của đất và để cho cây lúa Hè Thu tốt ngay từ đầu vụ.
Phân bón Bình Điền: Ứng dụng Công nghệ sinh học cho đổi mới công nghệ, sản phẩm thân thiện môi trường

Phân bón Bình Điền: Ứng dụng Công nghệ sinh học cho đổi mới công nghệ, sản phẩm thân thiện môi trường

Công ty CP Phân bón Bình Điền luôn trăn trở tìm kiếm giải pháp CNSH/Sinh học cho đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm mới thân thiện với môi trường.
Phân bón Bình Điền đẩy mạnh Dự án canh tác lúa giảm phát thải ở ĐBSCL

Phân bón Bình Điền đẩy mạnh Dự án canh tác lúa giảm phát thải ở ĐBSCL

Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đã có những bước tiến quan trọng trong việc triển khai dự án "Xây dựng mô hình canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của Đồng bằng sông Cửu Long”.
Ông Ngô Văn Đông được vinh danh Nhà lãnh đạo xuất sắc của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam giai đoạn 2020-2025

Ông Ngô Văn Đông được vinh danh Nhà lãnh đạo xuất sắc của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam giai đoạn 2020-2025

Ngày 16/6/2025 tại Hà Nội, Công đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam (VINACHEM) đã tổ chức Đại hội thi đua yêu nước lần thứ VI, giai đoạn 2025-2030.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Quảng Ngãi: Xã Tu Mơ Rông tập huấn ứng dụng AI nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ người dân

Quảng Ngãi: Xã Tu Mơ Rông tập huấn ứng dụng AI nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ người dân

Ngày 8/7, UBND xã Tu Mơ Rông, tỉnh Quảng Ngãi phối hợp cùng Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Giáo dục FUNEDU tổ chức lớp tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công tác hành chính” cho cán bộ, công chức và các lực lượng liên quan trên địa bàn xã.
Việt Nam - Brazil thúc đẩy hợp tác phát triển nông nghiệp, công nghệ

Việt Nam - Brazil thúc đẩy hợp tác phát triển nông nghiệp, công nghệ

Trên cơ sở quan hệ chính trị ngoại giao tốt đẹp và những giá trị cốt lõi chung giữa Việt Nam - Brazil, với tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", Thủ tướng kêu gọi doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh kết nối, hợp tác, đầu tư, cụ thể hóa các thỏa thuận của lãnh đạo hai nước. Cụ thể, triển khai 3 lĩnh vực hợp tác trọng tâm, đột phá gồm: Nông nghiệp; khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, viễn thông; khai thác, chế biến khoáng sản (đồng, dầu khí…).
Tiên phong ứng dụng công nghệ sấy đa năng trong nông nghiệp

Tiên phong ứng dụng công nghệ sấy đa năng trong nông nghiệp

Công ty TNHH Vua Sầu riêng DTY – đại diện của Công ty Cổ phần Cánh Đồng Vàng Lạng Sơn, đã tiên phong ứng dụng dòng "Máy sấy đa năng" nhằm gia tăng giá trị nông sản, tiết kiệm thời gian và chi phí cho nông dân, doanh nghiệp.
Dấu ấn 215 năm di sản và khát vọng tương lai của thương hiệu Peugeot

Dấu ấn 215 năm di sản và khát vọng tương lai của thương hiệu Peugeot

Ngày 04/7/2025, THACO AUTO chính thức giới thiệu mẫu xe Peugeot 408 Legend Edition. Đây là phiên bản giới hạn chỉ 215 chiếc nhân kỷ niệm 215 năm hình thành và phát triển của thương hiệu Peugeot toàn cầu.
Fintech: Cuộc cách mạng tài chính số hóa toàn diện

Fintech: Cuộc cách mạng tài chính số hóa toàn diện

Fintech, viết tắt của "Financial Technology" (Công nghệ Tài chính), không chỉ là một xu hướng mà đã trở thành một cuộc cách mạng thực sự, đang định hình lại toàn bộ ngành dịch vụ tài chính truyền thống. Bằng việc ứng dụng các tiến bộ công nghệ vượt bậc như trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (Blockchain), dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud Computing) và internet vạn vật (IoT), Fintech đang phá vỡ các rào cản, tạo ra những sản phẩm và dịch vụ tài chính sáng tạo, tiện lợi, nhanh chóng và chi phí thấp hơn cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Cải thiện sức khoẻ của đất trong điều kiện nắng nóng, hạn mặn và phèn đầu vụ Hè Thu

Cải thiện sức khoẻ của đất trong điều kiện nắng nóng, hạn mặn và phèn đầu vụ Hè Thu

Phát thải khí nhà kính làm trái đất nóng lên, băng ở hai cực trái đất tan ra cộng với thể tích nước gia tăng làm nước biển dâng lên xâm nhập mạnh vào Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Bên cạnh đó, lượng nước ngọt của sông Cửu Long đổ về ĐBSCL ngày càng ít do phá rừng, do bị ngăn chặn bởi đập thủy điện. Hậu quả là đất canh tác bị nhiễm mặn, xì phèn, ngộ độc hữu cơ, thiếu nước ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của đất, nhất là vào đầu vụ Hè Thu. Một số biện pháp sau đây giúp cải thiện sức khỏe của đất và để cho cây lúa Hè Thu tốt ngay từ đầu vụ.
Đi tìm hương vị cà phê Việt bằng công nghệ và đam mê

Đi tìm hương vị cà phê Việt bằng công nghệ và đam mê

Công ty Cổ phần Công nghệ James Boat, được biết đến rộng rãi hơn với thương hiệu Toninni Caffe, là một doanh nghiệp Việt Nam mang trong mình khát vọng nâng tầm giá trị hạt cà phê nước nhà thông qua sự kết hợp hài hòa giữa công nghệ tiên tiến và niềm đam mê bất tận với thức uống này.
Bộ KH&CN thu hút 100 chuyên gia giỏi tham gia chương trình phát triển trí tuệ nhân tạo

Bộ KH&CN thu hút 100 chuyên gia giỏi tham gia chương trình phát triển trí tuệ nhân tạo

Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) vừa ban hành Quyết định số 1412/QĐ-BKHCN về Kế hoạch thu hút 100 chuyên gia giỏi tham gia các chương trình phát triển trí tuệ nhân tạo trọng điểm cấp quốc gia.
Luật Công nghiệp Công nghệ số tạo nền tảng pháp lý đồng bộ để phát triển

Luật Công nghiệp Công nghệ số tạo nền tảng pháp lý đồng bộ để phát triển

Luật Công nghiệp Công nghệ số điều chỉnh toàn diện các lĩnh vực công nghiệp công nghệ số, công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và tài sản số, tạo nền tảng pháp lý đồng bộ để phát triển các ngành công nghệ số mũi nhọn.
Khẳng định thương hiệu Miến dong Án Lại qua dự án tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận

Khẳng định thương hiệu Miến dong Án Lại qua dự án tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận

Miến dong Án Lại – sản phẩm truyền thống nổi tiếng của xã Nguyễn Huệ, tỉnh Cao Bằng từ lâu đã chinh phục người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh nhờ chất lượng vượt trội, sợi miến dai ngon, thơm tự nhiên, với quy trình sản xuất hoàn toàn thủ công. Để sản phẩm có thể vươn xa, tạo lập được chỗ đứng bền vững trên thị trường trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, Dự án khoa học “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận Miến dong Án Lại” đã được triển khai thực hiện từ năm 2023 đến tháng 6/2025.
Lâm Đồng thúc đẩy ứng dụng năng lượng tái tạo vào sản xuất nông nghiệp

Lâm Đồng thúc đẩy ứng dụng năng lượng tái tạo vào sản xuất nông nghiệp

Trong bối cảnh phát triển nông nghiệp bền vững gắn với bảo vệ môi trường, tỉnh Lâm Đồng đã tích cực triển khai ứng dụng công nghệ năng lượng tái tạo vào hoạt động sản xuất và kinh doanh nông nghiệp. Đây là một trong những bước đi quan trọng nhằm tiết kiệm chi phí, tận dụng tài nguyên và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Giải pháp đột phá nâng cao hiệu quả sản xuất

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Giải pháp đột phá nâng cao hiệu quả sản xuất

Tỉnh Cao Bằng đã xây dựng và triển khai thực hiện Đề án Nông nghiệp thông minh giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn năm 2030 đạt được một số kết quả quan trọng. Để hiểu rõ hơn về kết quả cũng như những giải pháp cần thiết để đẩy mạnh nông nghiệp thông minh trong lĩnh vực trồng trọt, bà Đoàn Thị Thuấn, Phó chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Cao Bằng đã có cuộc trao đổi với phóng viên (PV) Tạp chí Hữu cơ Việt Nam.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính