Thứ bảy 19/07/2025 04:04Thứ bảy 19/07/2025 04:04 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Quy hoạch thủy lợi sông Hồng - sông Thái Bình đáp ứng tầm nhìn dài hạn, tránh chắp vá, lãng phí

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Quy hoạch thủy lợi sông Hồng – sông Thái Bình theo hướng mở, đa mục tiêu, có tầm nhìn dài hạn, nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh nguồn nước, bảo vệ môi trường nước; góp phần phòng, chống thiên tai do nước gây ra, bảo vệ môi trường, sinh thái.
Quy hoạch thủy lợi sông Hồng - sông Thái Bình đáp ứng tầm nhìn dài hạn, tránh chắp vá, lãng phí
Quang cảnh cuộc họp lấy ý kiến về Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình,...

Xây đập dâng, điều tiết hồ chứa thượng nguồn

Chiều 24/3, Trong khuôn khổ cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến để nghe báo cáo, cho ý kiến về Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Hồng-sông Thái Bình, lưu vực sông Cửu Long thời kỳ 2022-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Rất nhiều đại biểu, nhà khoa học đã tham gia góp ý về Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Hồng – sông Thái Bình.

Theo báo cáo của Viện Quy hoạch Thủy lợi, hiện nay hệ thống công trình thủy lợi trên lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình có quy mô nhỏ, thiết kế cũ, công nghệ cũ, chưa tính toán đầy đủ yêu cầu phục vụ đa mục tiêu.

Quy hoạch Thủy lợi lưu vực sông Hồng-sông Thái Bình nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các quy hoạch về phòng, chống thiên tai và thủy lợi, tài nguyên nước, địa phương; đồng bộ giữa phát triển hạ tầng thủy lợi với phát triển hạ tầng các ngành khác, kế thừa hệ thống thủy lợi đã đầu tư, xây dựng.

Các công trình thủy lợi phục vụ đa mục tiêu, có tầm nhìn dài hạn, nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh nguồn nước, bảo vệ môi trường nước; góp phần phòng, chống thiên tai do nước gây ra, bảo vệ môi trường, sinh thái. Quy hoạch theo hướng "mở" để có thể điều chỉnh, bổ sung linh hoạt theo yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội và biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Trên dòng chính, đơn vị tư vấn đề xuất các giải pháp điều tiết hồ chứa thượng nguồn, xây dựng mới một số đập dâng, kiểm soát xâm nhập mặn cửa sông.

Quy hoạch thủy lợi sông Hồng - sông Thái Bình đáp ứng tầm nhìn dài hạn, tránh chắp vá, lãng phí

Khu vực cống Long Tửu (Đông Anh, Hà Nội) được đề xuất xây dựng đập dâng để nâng mặt nước sông Hồng. Ảnh: Google Maps

Tại các vùng thủy lợi (Trung du, miền núi, đồng bằng sông Hồng) sẽ nâng cấp, sửa chữa, xây dựng mới hồ chứa, đập dâng, trạm bơm, tuyến chuyển nước, cống tiêu… phục vụ tưới, cấp nước và tiêu, thoát nước.

Cùng với giải pháp công trình là giải pháp phi công trình như tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong quy hoạch, xây dựng, quản lý, khai thác công trình thủy lợi, bảo vệ nguồn nước.

Tổng nhu cầu sử dụng đất để thực hiện Quy hoạch khoảng 6.700 ha, số vốn khoảng 105 nghìn tỷ đồng.

Các công trình, dự án được đề xuất trong Quy hoạch được xây dựng, tính toán dựa trên các kịch bản phát triển kinh tế-xã hội, biến đổi khí hậu, nước biển dâng khác nhau.

Theo GS.TS Đào Xuân Học - Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam việc xây dựng 2 đập dâng Xuân Quan (sông Hồng), Long Tửu (sông Đuống) sẽ tạo thuận lợi rất lớn để lấy nước cho các sông Nhuệ, sông Tích, sông Đáy,… và các hệ thống thủy lợi ven sông nhưng không ảnh hưởng đến khả năng thoát lũ, vì vậy, làm càng nhanh, càng sớm càng tốt.

Quy hoạch thủy lợi sông Hồng - sông Thái Bình đáp ứng tầm nhìn dài hạn, tránh chắp vá, lãng phí
Theo GS.TS Đào Xuân Học - Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam việc xây dựng 2 đập dâng Xuân Quan (sông Hồng), Long Tửu (sông Đuống) sẽ tạo thuận lợi rất lớn để lấy nước cho các sông Nhuệ, sông Tích, sông Đáy,…

Khai thác hiệu quả 3 vùng sinh thái, bảo đảm an ninh nguồn nước

"Quy hoạch thủy lợi không chỉ giải quyết những mục tiêu ngắn hạn, không hối tiếc mà còn đáp ứng tầm nhìn dài hạn, tránh chắp vá, lãng phí; bảo đảm tính kết nối đồng bộ, tổng thể giữa nhiệm vụ cấp nước cho sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, thủy điện… với nhiệm vụ thoát nước đô thị, xử lý ô nhiễm môi trường" Phó Thủ tướng nói và nhấn mạnh, khả năng kết nối đồng bộ, liên thông của hệ thống thủy lợi phụ thuộc rất lớn vào địa hình, dòng chảy ở từng khu vực, đòi hỏi cách tiếp cận tổng thể, sự hiểu biết thật sâu sắc về lưu vực sông, nhất là trong điều kiện thời tiết cực đoan, thay đổi nguồn nước từ thượng nguồn.

Theo Phó Thủ tướng, các công trình thủy lợi không chỉ là đê, hồ chứa, trạm bơm điều tiết… đứng riêng lẻ mà cần nhìn rộng ra với khả năng kết nối các đô thị, công trình đô thị.

Đơn vị tư vấn phải sử dụng các mô hình tính toán mô phỏng trong từng thời điểm thời tiết cực đoan ở lưu vực sông Hồng-sông Thái Bình để lý giải và có phương án giải quyết đồng bộ, tổng thể, ứng dụng công nghệ mới, hiện đại để có thể thay đổi quy hoạch các vùng thoát lũ trước đây qua đó tác động trở lại tư duy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương .

Quy hoạch thủy lợi sông Hồng - sông Thái Bình đáp ứng tầm nhìn dài hạn, tránh chắp vá, lãng phí
Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, việc đầu tư các công trình thủy lợi không chỉ giải quyết các vấn đề thủy lợi mà rộng lớn hơn là tham gia thiết kế không gian phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương,

"Tư duy mới trong quy hoạch hệ thống công trình thủy lợi quản lý tài nguyên nước là kết nối liên thông, khép kín, thuận theo tự nhiên, có sự tham gia điều tiết của con người nhằm mang lại hiệu quả kinh tế nhiều mặt như cấp nước, giao thông thủy, du lịch, chống hạn, ngăn mặn, thoát lũ…", Phó Thủ tướng nói.

Theo Phó Thủ tướng, việc đầu tư các công trình thủy lợi không chỉ giải quyết các vấn đề thủy lợi mà rộng lớn hơn là tham gia thiết kế không gian phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương, do đó phải có bộ tiêu chí, lập luận khoa học, thuyết phục để đưa ra lựa chọn trách nhiệm nhất. "Làm sao những thách thức thời tiết cực đoan, biến cố lịch sử ở địa phương được giải quyết chủ động với các giải pháp chia sẻ, điều tiết, kết nối đồng bộ của hệ thống thủy lợi".

Tại cuộc làm việc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân đề nghị đơn vị tư vấn rà soát kỹ, cập nhật số liệu thủy văn, lưu lượng nước, mực nước để bảo đảm tính tương thích với quy hoạch thủy điện, hiệu quả kinh tế, tác động của hệ thống thủy lợi đối với dòng chảy, thủy điện…

Lãnh đạo TP. Hà Nội, các tỉnh Ninh Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam đã góp ý cụ thể vào đề xuất cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới một số đập dâng, công trình thủy lợi bảo đảm phòng, chống thiên tai (nhất là sau cơn bão số 3 năm 2024 – bão Yagi), cấp đủ nước sản xuất, sinh hoạt, giảm ô nhiễm các dòng sông, cải thiện tình trạng thoát nước đô thị…

Lưu vực sông Hồng-sông Thái Bình thuộc lãnh thổ Việt Nam có diện tích 88.860 km2, thuộc 25 tỉnh, thành phố, với dân số khảng 34 triệu người.

Trên lưu vực sông Hồng-sông Thái Bình có khoảng 2.260 công trình thủy lợi, cấp nước cho 860.000 ha đất canh tác, 151.000 ha nuôi trồng thủy sản, 870 triệu m3 nước sinh hoạt công nghiệp, tiêu thoát nước cho 1,37 triệu ha.

Hệ thống hồ chứa tham gia phòng, chống lũ khoảng 8,45 tỷ m3. Hệ thống đê dài 2.108 km, 744 km kè bảo vệ cho hơn 18 triệu dân, 1 triệu ha đất nông nghiệp và hạ tầng kinh tế-xã hội.

Bài liên quan

Tập trung ứng phó nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt cục bộ ở Bắc Bộ

Tập trung ứng phó nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt cục bộ ở Bắc Bộ

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 70/CĐ-TTg ngày 23/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt cục bộ ở Bắc Bộ.
Phát triển dược liệu dưới tán rừng phải gắn với sinh kế, giữ dân, giữ rừng

Phát triển dược liệu dưới tán rừng phải gắn với sinh kế, giữ dân, giữ rừng

Sáng 13/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp cho ý kiến về Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ, với nội dung bổ sung quy định chi tiết về nuôi, trồng, phát triển và thu hoạch cây dược liệu trong rừng.
Thủ tướng yêu cầu điều tra nguyên nhân cháy rừng ở Quảng Ninh

Thủ tướng yêu cầu điều tra nguyên nhân cháy rừng ở Quảng Ninh

Thủ tướng yêu cầu điều tra nguyên nhân, xử lý nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng, liên quan tới 2 vụ cháy rừng tại Quảng Ninh.
Thành phố Hoa Lư hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Thành phố Hoa Lư hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 672/QĐ-TTg ngày 27/03/2025 công nhận thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình hình thành sau sắp xếp, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Đề án hợp nhất 2 Bộ Nông nghiệp & PTNT, Tài nguyên &MT

Đề án hợp nhất 2 Bộ Nông nghiệp & PTNT, Tài nguyên &MT

Sáng 9/12, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc làm việc với 2 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), cùng các bộ, ngành liên quan, các chuyên gia về đề án hợp nhất 2 bộ này.
Thí điểm thị trường carbon trên tinh thần “vừa làm, vừa hoàn thiện”

Thí điểm thị trường carbon trên tinh thần “vừa làm, vừa hoàn thiện”

Tại cuộc họp cho ý kiến hoàn thiện dự thảo Đề án Thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam (Đề án), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng: Đề án xác định lộ trình thực hiện thí điểm thị trường carbon tại Việt Nam trên tinh thần “vừa làm, vừa hoàn thiện” để đón đầu, bắt kịp xu hướng thế giới.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Chè Shan Tuyết Khau Mút - Giấc mơ xanh giữa đại ngàn Tuyên Quang

Chè Shan Tuyết Khau Mút - Giấc mơ xanh giữa đại ngàn Tuyên Quang

Trong nhiều thập kỷ qua, nền nông nghiệp đã chứng kiến sự "bùng phát" của việc sử dụng hóa chất trong sản xuất, đặc biệt là thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học. Ban đầu, đó là giải pháp nhanh chóng và hiệu quả để nâng cao năng suất, bảo vệ mùa màng trước sâu bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng và thiếu kiểm soát các loại hóa chất này đã để lại hậu quả nghiêm trọng khiến đất đai ngày càng bạc màu, hệ sinh thái bị xáo trộn, những vi sinh vật có ích trong đất bị tiêu diệt, thiên địch bị phá vỡ khiến sâu bệnh tái phát ngày càng khó kiểm soát.
Bài cuối: Phát triển nông nghiệp sạch gắn với xây dựng nông thôn mới, hướng đi bền vững ở Minh Tân

Bài cuối: Phát triển nông nghiệp sạch gắn với xây dựng nông thôn mới, hướng đi bền vững ở Minh Tân

Minh Tân một xã, thuộc huyện Kiến Xương nằm ở phía Đông Nam tỉnh Thái Bình, từ lâu đã được biết đến là vùng đất nông nghiệp trù phú với những cánh đồng lúa bạt ngàn và nguồn lợi thủy sản đa dạng từ sông, hồ, ao, đầm. Tuy nhiên, trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nhu cầu về thực phẩm an toàn ngày càng tăng, Kiến Xương đang tập trung vào việc phát triển mô hình nông nghiệp sạch và song hành cùng đó là xây dựng nông thôn mới, nhằm mang lại cuộc sống sung túc và bền vững hơn cho người dân. Đây là một hành trình đầy thử thách nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội.
Nới rộng "cửa" vốn: Hợp tác xã và liên hiệp Hợp tác xã được vay đến 5 tỷ đồng

Nới rộng "cửa" vốn: Hợp tác xã và liên hiệp Hợp tác xã được vay đến 5 tỷ đồng

Khu vực kinh tế tập thể, với hạt nhân là các hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã, từ lâu đã được xác định là thành phần kinh tế quan trọng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển nông nghiệp, nông thôn và kinh tế - xã hội của đất nước. Với việc Nghị định 156/2025/NĐ-CP chính thức cho phép hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã được các tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản đảm bảo tối đa đến 5 tỷ đồng, hứa hẹn tạo cú hích mạnh mẽ cho sự phát triển của mô hình kinh tế này
Giải bài toán ô nhiễm môi trường là hướng đi bền vững cho làng nghề

Giải bài toán ô nhiễm môi trường là hướng đi bền vững cho làng nghề

Làng nghề truyền thống là một phần không thể tách rời của văn hóa và kinh tế Việt Nam, lưu giữ những kỹ năng thủ công độc đáo và tạo ra nguồn sinh kế cho hàng triệu người dân. Tuy nhiên, sự phát triển tự phát và thiếu quy hoạch của nhiều làng nghề đã và đang gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đến môi trường, đe dọa sức khỏe cộng đồng và tính bền vững của chính các làng nghề. Khắc phục ô nhiễm môi trường từ các làng nghề không chỉ là nhiệm vụ cấp bách mà còn là yếu tố then chốt để bảo tồn di sản văn hóa và hướng tới một tương lai phát triển xanh.
Xây dựng chuỗi giá trị liên kết: Bài học phát triển thị trường nông sản ở Xín Mần

Xây dựng chuỗi giá trị liên kết: Bài học phát triển thị trường nông sản ở Xín Mần

Xín Mần, mảnh đất biên cương Hà Giang (nay là tỉnh Tuyên Quang) , đang chứng kiến sự đổi thay mạnh mẽ nhờ hướng đi đúng đắn trong phát triển nông nghiệp. Bằng việc xây dựng chuỗi giá trị liên kết chặt chẽ "2 nhà" nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp, nhiều nông sản đặc trưng của huyện đã vượt qua biên giới, khẳng định vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế.
Nông nghiệp trước thuế quan mới: Thách thức và cơ hội chuyển mình

Nông nghiệp trước thuế quan mới: Thách thức và cơ hội chuyển mình

Ngành nông nghiệp Việt Nam, trụ cột kinh tế và nguồn sống của hàng triệu người dân, đang đứng trước những biến động sâu sắc từ các chính sách thuế quan mới trên toàn cầu. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, sự thay đổi trong chính sách thuế của các quốc gia, đặc biệt là các đối tác thương mại lớn, tạo ra cả thách thức lẫn cơ hội để ngành nông nghiệp nước nhà tái cấu trúc và phát triển bền vững hơn.
Tập huấn nâng cao năng lực quản lý và kết nối thị trường cho nông dân

Tập huấn nâng cao năng lực quản lý và kết nối thị trường cho nông dân

Từ ngày 26–28/6/2025, tại Ba Bể, Bắc Kạn, Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam (VOAA) đã tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho hơn 30 học viên là nông dân nòng cốt, cán bộ địa phương, cán bộ Hội Nông dân xã/huyện, cán bộ Vườn Quốc gia Ba Bể và đại diện hợp tác xã đến từ 4 xã: Cao Thượng, Thượng Giáo, Quảng Khê và Khang Ninh.
Tiềm năng phát triển nông nghiệp hữu cơ Hà Tĩnh

Tiềm năng phát triển nông nghiệp hữu cơ Hà Tĩnh

Ngày 27/6/2025, Liên minh HTX tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Diễn đàn “Nâng cao hiệu quả sản xuất Nông nghiệp hữu cơ và kết nối tiêu thụ sản phẩm cho các Hợp tác xã”.
Hải Phòng vươn mình thành "thủ phủ khu công nghiệp"

Hải Phòng vươn mình thành "thủ phủ khu công nghiệp"

Ngày 12/04/2025, một sự kiện lịch sử đã đánh dấu bước ngoặt lớn cho sự phát triển của thành phố Hải Phòng khi Nghị quyết số 60-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII chính thức thông qua việc hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, lấy tên gọi là thành phố Hải Phòng. Quyết định này không chỉ mở rộng địa giới hành chính mà còn đặt ra câu hỏi lớn: Liệu Hải Phòng mới có đủ tiềm lực và lợi thế để thực sự trở thành "thủ phủ khu công nghiệp" hàng đầu của Việt Nam?
Ngành Sầu riêng Việt Nam: Tăng trưởng cần đi đôi với kiểm soát và phát triển bền vững

Ngành Sầu riêng Việt Nam: Tăng trưởng cần đi đôi với kiểm soát và phát triển bền vững

Trong những năm gần đây, Sầu riêng đã trở thành một hiện tượng trong ngành hàng trái cây xuất khẩu của Việt Nam. Từ chỗ là mặt hàng tiềm năng, Sầu riêng nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc, thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới, và tạo ra giá trị xuất khẩu hàng tỷ USD. Tuy nhiên, những biến động trong quý I/2025 cho thấy, ngành hàng này đang đi vào giai đoạn “hậu tăng trưởng nóng”, đòi hỏi một tư duy mới về quản lý chất lượng, tổ chức sản xuất, liên kết chuỗi và phát triển theo hướng bền vững.
Phấn đấu đến năm 2030: Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng ít nhất 2,5 lần

Phấn đấu đến năm 2030: Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng ít nhất 2,5 lần

Ngày 22/6/2025, tại Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Phong trào "Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới", Phong trào "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" giai đoạn 2021-2025.
Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam trên hành trình hội nhập quốc tế

Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam trên hành trình hội nhập quốc tế

Nông nghiệp hữu cơ đã trở thành một xu hướng quan trọng trong phát triển nông nghiệp bền vững toàn cầu. Tại Việt Nam, những tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ hiện hành được xây dựng nhằm thúc đẩy sản xuất sạch, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu các tiêu chuẩn này có thực sự phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam hay không và điều chỉnh gì để phù hợp hơn với các quy định quốc tế?. Phóng viên (PV) Tạp chí Hữu cơ Việt Nam đã có cuộc trao đổi với TSKH. Hà Phúc Mịch - Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam về thực trạng tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính