Thực hiện Nghị định số 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ (NNHC), UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Đề án xây dựng mô hình sản xuất NNHC giai đoạn 2020-2025. Sau hơn 3 năm triển khai, sản xuất NNHC đã phát huy hiệu quả, được nông dân trong tỉnh lựa chọn.
Giai đoạn 2020-2025, tổng kinh phí triển khai Đề án gần 12 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ gần 6,8 tỷ đồng, còn lại là đối ứng của người thụ hưởng.
Đối tượng và điều kiện được hỗ trợ là các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh đầu tư xây dựng mô hình sản xuất NNHC và phù hợp với quy hoạch nông nghiệp của tỉnh, huyện.
Mô hình chè hữu cơ tại HTX Thân Trường (Yên Thế).
Trước khi triển khai Đề án, tại một số huyện cũng xuất hiện các mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ như: Vải hữu cơ tại xã Giáp Sơn và Quý Sơn (Lục Ngạn); chè hữu cơ tại Xuân Lương và Canh Nậu (Yên Thế); rau hữu cơ tại xã Thường Thắng và lợn hữu cơ tại xã Danh Thắng (Hiệp Hòa)… Tuy nhiên các mô hình này mới chỉ áp dụng một vài yêu cầu trong bộ tiêu chuẩn NNHC của châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ và đang trong giai đoạn chuyển đổi, chưa có sản phẩm được chứng nhận.
Để có các mô hình sản xuất được chứng nhận cũng như áp dụng quy trình sản xuất hữu cơ đầy đủ theo TCVN 11041:2017, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT) đã, đang triển khai 6 mô hình điểm. Trong đó, 3 mô hình trồng trọt (bưởi, rau, chè) và 3 mô hình chăn nuôi (lợn, gà) tại các huyện: Lục Ngạn, Lục Nam, Việt Yên và Yên Thế. Tham gia mô hình, các chủ thể được tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ giống, vật tư thiết yếu phục vụ sản xuất.
Theo đó, mô hình chăn nuôi được hỗ trợ 40% giá giống, 30% giá thức ăn và vắc-xin phòng bệnh; mô hình trồng trọt hỗ trợ 70% giá phân bón và thuốc trừ sâu thảo mộc. Khi sản phẩm có giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, các chủ thể sẽ được hỗ trợ 50% chi phí xây dựng nhãn hiệu tập thể, chi phí thiết kế mới hoặc nâng cấp mẫu mã bao bì, nhãn mác và sản xuất bao bì, nhãn mác và tem truy xuất nguồn sản phẩm(tổng kinh phí không quá 240 triệu đồng/sản phẩm).
Giai đoạn 2020-2025, tổng kinh phí triển khai Đề án gần 12 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ gần 6,8 tỷ đồng, còn lại là đối ứng của người thụ hưởng. |
Là HTX đã có sản phẩm được chứng nhận hữu cơ, anh Trần Bá Linh, Giám đốc HTX Cây ăn quả Lục Ngạn thông tin, quá trình triển khai, cán bộ của Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cử cán bộ kỹ thuật bám sát chỉ đạo hướng dẫn thực hiện mô hình. Đồng thời phối hợp với đơn vị tư vấn hướng dẫn về kỹ thuật, xây dựng kho chứa phân bón, biển bảng hướng dẫn sản xuất để tạo nên một hệ thống tổ chức sản xuất bài bản, quy mô.
Theo anh Linh, sự khác biệt rõ nhất giữa sản xuất hữu cơ với sản xuất an toàn hay sản xuất thông thường là ở quy trình sản xuất. Theo đó, sản xuất hữu cơ tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học, thuốc kích thích, thuốc diệt cỏ.
Tương tự, năm 2021, gia đình bà Hoàng Thị Hậu, thôn Hồng Lạc, xã Đồng Tâm (Yên Thế) được hỗ trợ nuôi 2 lứa gà giống ri lai, mỗi lứa 2 nghìn con theo quy trình hữu cơ. Trước khi tham gia mô hình, Chi cục về tận nơi để khảo sát, đánh giá tiêu chuẩn về khu vực chăn nuôi, diện tích chăn thả, vùng đất dùng để trồng cây thức ăn, con giống được lựa chọn thích hợp với khí hậu… Quá trình thực hiện mô hình, đơn vị tư vấn và cán bộ kỹ thuật của Chi cục bám sát, hướng dẫn cách thức phối trộn thức ăn cho gà ở các giai đoạn từ 1 đến 30 ngày tuổi và từ 31 ngày tuổi cho đến khi xuất chuồng.
“So sánh với chăn nuôi thông thường thì chi phí thức ăn tự phối trộn sẽ thấp hơn, giá bán sản phẩm cao hơn nhưng thời gian nuôi kéo dài hơn, trọng lượng kg/con gà lại nhỏ hơn. Tuy nhiên, về chất lượng sẽ hơn hẳn so với chăn nuôi thông thường”, bà Hậu nói.
Mặc dù vậy, sau 3 năm triển khai, các mô hình cũng bộc lộ những hạn chế, khó khăn. Cụ thể, giá thành sản phẩm từ NNHC thường cao hơn so với bình thường do năng suất không cao, công lao động nhiều; việc tổ chức sản xuất để đáp ứng quy định nghiêm ngặt của tiêu chuẩn hữu cơ là một thách thức. Quy trình sản xuất trong trồng trọt chỉ được phép sử dụng phân bón hữu cơ, phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh bằng các biện pháp thủ công hoặc thuốc sinh học. Trong chăn nuôi, thức ăn phối trộn chủ yếu là tự chế; các đơn vị cung cấp các sản phẩm đầu vào để thực hiện mô hình chăn nuôi và trồng trọt hữu cơ còn ít và giá bán cao.
Các mô hình khi đã đủ điều kiện được cấp chứng nhận về hữu cơ thì sản phẩm đó phải có giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu do cơ quan có thẩm quyền cấp mới được hỗ trợ nhãn hiệu, bao bì, tem truy xuất nguồn gốc. Trong khi đó, để được cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mất nhiều thời gian. Về đối tượng thụ hưởng khi áp dụng mô hình NNHC mới ở quy mô DN, HTX nên khi triển khai thực hiện mô hình sẽ gặp khó khăn trong việc lựa chọn.
Từ thực tế cho thấy, sản xuất NNHC còn khá mới mẻ đối với người sản xuất, nguyên tắc và yêu cầu nghiêm ngặt, đòi hỏi nhiều nhân lực, chi phí. Sau 3 hơn năm triển khai, Đề án đã từng bước thay đổi tư duy và cách thức sản xuất từ dựa vào phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật hóa học là chính sang sản xuất hữu cơ nhằm nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái và sức khỏe con người. Việc này không chỉ nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh và giá trị sản phẩm mà còn giúp nông dân thay đổi tư duy sản xuất theo hướng an toàn, bền vững, hài hòa với môi trường sinh thái...
Để xây dựng nền nông nghiệp xanh, cùng với cơ chế hỗ trợ của tỉnh, các chủ thể cần mạnh dạn chuyển đổi để mang đến những sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng.
Theo Báo Bắc Giang Online
Hội thảo: Nâng cao giá trị vùng khai thác rươi, cáy, sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững trên…
Hà Nội đã triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bước đầu cho hiệu quả, vừa…
Ngành công nghiệp khí sinh học đang được coi là một giải pháp tổng thể để quản lý chất thải,…
Với quyết tâm làm giàu trên quê hương, nhiều nông dân sinh sống trên vùng biên giới huyện Bù Đốp…
UBND huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương sẽ tổ chức chương trình hội thảo "Sản xuất nông nghiệp hữu cơ…
Sản xuất nông sản theo hướng hữu cơ, GAP mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp duy trì hệ…
Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn trên địa bàn, UBND huyện Lộc Hà…
Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã được Tập đoàn Quế Lâm triển khai tại Hà Tĩnh…
Sau rất nhiều thất bại trong việc theo đuổi giấc mơ làm nông nghiệp sạch, anh nông dân Tô Linh…
Mô hình “canh tác lúa sử dụng phân bón hữu cơ từ rơm” đã và đang được Sở Nông nghiệp…
Công ty TNHH Chè cổ thụ Việt Nam được thành lập năm 2020 là doanh nghiệp nằm trong HTX chế…
Với 5 dòng sản phẩm chính được chế biến từ những búp chè non nhất của những cây chè Shan…
Hội thảo: Nâng cao giá trị vùng khai thác rươi, cáy, sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững trên…
Mô hình nông nghiệp hữu cơ tuần hoàn tái sinh như một giải pháp giúp người nông dân thích ứng…
Trong cái nắng như xối lửa, 4 đội tham dự hội thi gặt lúa rươi hữu cơ trên cánh đồng…
Sự hợp tác này sẽ thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh, phát…
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) mới đây đã công bố gói hỗ trợ cho các nhà sản xuất sữa…
Hà Nội đã triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bước đầu cho hiệu quả, vừa…
Thời gian qua, thành phố Lai Châu đang tập trung phát triển các mô hình rau sạch hữu cơ hay…
Ngành công nghiệp khí sinh học đang được coi là một giải pháp tổng thể để quản lý chất thải,…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…