Ấn Độ hiện là quốc gia có diện tích canh tác hữu cơ lớn thứ 5 thế giới
Tại quốc gia tỷ dân Ấn Độ, nông nghiệp đóng góp một tỷ trọng lớn vào nền kinh tế của đất nước. Trong những thập kỷ gần đây, quá trình đô thị hóa và toàn cầu hóa đã làm giảm sản lượng nông nghiệp sử dụng phân bón hóa học, đồng thời quốc gia nằm tại Nam Á hướng tới canh tác hữu cơ để đảm bảo một nền nông nghiệp bền vững.
Hiện Ấn Độ là quốc gia có diện tích canh tác hữu cơ lớn thứ 5 thế giới (khoảng 2,66 triệu ha theo thống kê vào năm 2020) và đứng đầu về tổng số nhà sản xuất hữu cơ. Ấn Độ đã nỗ lực không ngừng trong việc thiết lập canh tác hữu cơ như một phương pháp chính của nông dân bằng cách cung cấp các chương trình và trợ cấp.
Chính điều đó đã và đang thúc đẩy các sáng kiến như Chương trình Quốc gia về Sản xuất Hữu cơ liên quan đến việc công nhận các tổ chức chứng nhận, xây dựng các tiêu chuẩn cho sản xuất hữu cơ, quảng bá và tiếp thị canh tác hữu cơ thuộc Cơ quan Phát triển Xuất khẩu Sản phẩm Nông nghiệp và Thực phẩm Chế biến (APEDA).
Có một gánh nặng lớn đối với Chính phủ trong việc cung cấp các khoản trợ cấp cho nông dân khi mua phân bón hóa học. Để giải quyết thách thức này, canh tác hữu cơ là lối thoát duy nhất.
Phân bón hữu cơ thay thế hiệu quả cho phân bón hóa học, vốn phải trả giá cao khi nhập khẩu, đồng thời gây ra những tác động bất lợi đến khí hậu cũng như sức khỏe của người dân trong nước.
Thêm vào đó, tư nhân cũng đang góp phần đáng kể vào việc ủng hộ canh tác hữu cơ. Tất cả những nỗ lực này đang được thúc đẩy để định vị canh tác hữu cơ như một giải pháp và hướng tới nền nông nghiệp bền vững.
Có thể hiểu một cách đơn giản, canh tác hữu cơ là phương pháp canh tác bền vững nhất có thể để hạn chế việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu hóa học, đồng thời thúc đẩy việc sử dụng các sản phẩm thực phẩm được trồng tự nhiên.
Canh tác hữu cơ là chìa khóa để giảm lượng khí thải từ khí nhà kính và giảm lượng khí thải carbon vì nó không cho phép tiêu thụ hóa chất.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng so với canh tác thông thường, canh tác hữu cơ tiêu thụ ít hơn khoảng 45% năng lượng và thuốc trừ sâu bốc khói có thể thải ra oxit nitơ rất có hại, dẫn đến biến đổi khí hậu xấu. Tuy nhiên, điều này có thể được ngăn chặn (giảm bớt) bằng cách thực hiện các phương pháp canh tác hữu cơ và giảm mạnh việc sử dụng phân bón hóa học.
Ấn Độ là quốc gia có số lượng các nhà sản xuất hữu cơ lớn nhất thế giới
Canh tác hữu cơ có tiềm năng to lớn để hỗ trợ và thúc đẩy các mục tiêu phát triển bền vững đã được Liên Hợp Quốc và các quốc gia tham gia trên toàn cầu xác định.
Canh tác hữu cơ đóng vai trò then chốt theo nhiều cách, nhưng quan trọng nhất là mở đường cho việc loại bỏ việc sử dụng phân bón hóa học, cung cấp thực phẩm được trồng tự nhiên cho người tiêu dùng.
Canh tác hữu cơ giảm thiểu chi phí hóa chất tổng hợp và phân bón vì chỉ có phân bón hữu cơ hoặc phân bón sinh học mới được đưa vào đất.
Canh tác hữu cơ ngăn chặn việc sử dụng quá mức các hóa chất dẫn đến suy thoái đất và giảm năng suất cây trồng, cuối cùng gây thiệt hại về tài chính cho nông dân.
Về lâu dài, các phương thức canh tác hữu cơ sẽ tiết kiệm chi phí hơn vì chúng dựa vào các phương pháp tự nhiên ít tốn kém hơn và giúp duy trì độ phì nhiêu của đất. Hơn nữa, canh tác hữu cơ mang lại cho nông dân thu nhập ổn định khi nhu cầu về sản phẩm hữu cơ tiếp tục tăng.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các hóa chất được sử dụng trong canh tác thông thường có liên quan đến một loạt các vấn đề về sức khỏe, bao gồm các bệnh tật như: ung thư, dị tật bẩm sinh và các bệnh về đường hô hấp dẫn đến giảm số năm sống khỏe mạnh của con người.
Ngược lại, canh tác hữu cơ giúp kéo dài tuổi thọ con người và tăng chất lượng sống. Canh tác hữu cơ không liên quan đến việc sử dụng hóa chất tổng hợp, làm cho thực phẩm được sản xuất thông qua phương pháp này an toàn hơn nhiều cho tiêu dùng. Bên cạnh đó, sản phẩm hữu cơ cũng giàu chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa hơn so với sản phẩm được trồng thông thường.
Hiện nông nghiệp hữu cơ đã nổi lên để thay đổi nền nông nghiệp Ấn Độ. Đặc biệt, nông nghiệp hữu cơ rất phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của Ấn Độ, giúp nông dân cải thiện năng suất đồng thời bảo vệ hệ sinh thái, vì thế đang được Chính phủ quốc gia này tập trung phát triển, đồng thời được nông dân hưởng ứng.
Hà Dũng
Nhằm đánh thức tiềm năng, bắt kịp xu thế và thích ứng biến đổi khí hậu, Hải Dương đang nỗ…
Hà Nội ban hành nhiều chính sách thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, chính sách hỗ…
LTS: Tham dự “Ngày Hữu cơ châu Á - Ngày Hữu cơ Việt Nam” 19/9 vừa qua, Giám đốc Sở…
LTS: Ngày 19/9/2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam phối hợp cùng…
Khu vực châu Phi và Trung Đông chiếm 1/3 dân số thế giới và 60% sức mua toàn cầu, đặc…
Ngày 20-9, Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ IX nhiệm kỳ 2023-2028,…
Ngày 15/9, Công ty cổ phần công nghệ dược liệu Bắc Hà ở thôn Nam Đội Thân, xã Nông Thượng…
Sự tăng trưởng khá trong xuất khẩu rau quả, gạo, hạt điều, cà phê… đã giúp cho riêng nhóm nông…
Trong 2 ngày 18 và 19-9, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Bình Phước sẽ tổ chức Ngày hội…
Từ ngày 20-27/9, tại Tuyên Quang sẽ diễn ra Chương trình du lịch Qua những miền di sản Việt Bắc…
Tích cực đổi mới, đoàn kết làm giàu và giảm nghèo bền vững, nhiều nông dân xã Ninh Loan, huyện…
Nhằm đánh thức tiềm năng, bắt kịp xu thế và thích ứng biến đổi khí hậu, Hải Dương đang nỗ…
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam, đến nay tỉnh đã cấp được 26 mã…
Hà Nội ban hành nhiều chính sách thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, chính sách hỗ…
Sáng 22-9, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm Phát triển Nông thôn - Saemaul Undong, Trường…
LTS: Tham dự “Ngày Hữu cơ châu Á - Ngày Hữu cơ Việt Nam” 19/9 vừa qua, Giám đốc Sở…
Từ lâu, huyện Ba Chẽ được biết đến là địa phương có nhiều loài dược liệu quý như: Ba kích…
LTS: Ngày 19/9/2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam phối hợp cùng…
Khi đến mùa bo bo rừng chín, người dân lại mang theo các dụng cụ vào rừng hái quả về…
Khu vực châu Phi và Trung Đông chiếm 1/3 dân số thế giới và 60% sức mua toàn cầu, đặc…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…