Đắk Nông xác định cà phê là một trong những ngành hàng mũi nhọn. Do đó, tỉnh triển khai nhiều giải pháp để phát triển loại cây trồng này theo hướng chất lượng cao, hướng tới xuất khẩu.
Sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận
Hiện nay, diện tích cà phê sản xuất theo các tiêu chuẩn chứng nhận của Đắk Nông đạt khoảng 23.000 ha, sản lượng khoảng 82.000 tấn/năm. Trong đó, diện tích cà phê có chứng nhận VietGAP là 220 ha, chứng nhận hữu cơ 90 ha, chứng nhận các tiêu chuẩn khác là 23.179,01 ha.
Sản phẩm cà phê của Đắk Nông hiện đang được xuất khẩu tại gần 20 quốc gia trên thế giới
Thời gian qua, các HTX và người dân đã chủ động sản xuất cà phê vối theo hướng đặc sản, chất lượng cao, với tổng diện tích ước khoảng 225 ha. Sản lượng cà phê nhân đặc sản của tỉnh đạt 251 tấn/năm. Một số sản phẩm cà phê Robusta của tỉnh được công nhận tiêu chuẩn đặc sản. Đây là nền tảng để phát triển các sản phẩm cà phê đặc sản, giá trị cao tại một số vùng của Đắk Nông.
Diện tích cây cà phê tại Đắk Nông đạt 139.932 ha, chiếm 23% diện tích đất nông nghiệp của tỉnh và 59,6% tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm. Diện tích, sản lượng cà phê của Đắk Nông chiếm trên 18% cả nước, đứng thứ 3 cả nước và khu vực Tây Nguyên, sau Đắk Lắk và Lâm Đồng.
Sản lượng cà phê nhân đặc sản mỗi năm của Đắk Nông đạt 251 tấn
Các địa bàn có diện tích cà phê lớn hiện nay của tỉnh là Đắk Song, Tuy Đức, Đắk Mil, Krông Nô, Đắk R’lấp và Đắk Glong. Cà phê được trồng tại Đắk Nông chủ yếu giống Robusta, chiếm 99% diện tích. Đắk Nông đã công nhận Vùng sản xuất cà phê ứng dụng công nghệ cao Thuận An (Đắk Mil), với diện tích trên 335 ha.
Phát triển cà phê cảnh quan
Cà phê là ngành hàng chủ lực của Đắk Nông. Dù chiếm giá trị xuất khẩu lớn, nhưng hiện nay, cà phê Đắk Nông vẫn chủ yếu được bán ở dạng thô, qua trung gian, nên giá trị gia tăng thấp. Trong khi, thị trường cà phê thế giới đang có nhiều thách thức.
Ông Nguyễn Thành Tài, Giám đốc Công ty Cổ phần Fine Robusta Việt Nam cho hay, suốt 3 thập kỷ qua, cà phê đã trở thành một trong những cây trồng có đóng góp quan trọng cho doanh thu của ngành Nông nghiệp nói riêng và cho GDP cả nước nói chung. Tuy nhiên, giống như các quốc gia khác trên thế giới, việc lạm dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu đang có tác động xấu đến chất lượng của cà phê Việt Nam, trong đó có Đắk Nông.
Mô hình trồng cà phê dưới tán rừng là một hướng phát triển mới cho ngành hàng cà phê của Đắk Nông
Bên cạnh đó, ngành cà phê của Việt Nam còn phải đối mặt với vấn đề biến đổi khí hậu, với sự nóng lên toàn cầu. Điều này khiến nhiều vùng trồng cà phê thiếu nước tưới, dẫn tới năng suất và chất lượng cà phê sụt giảm. “Nhìn nhận rõ những khó khăn này, Đắk Nông cần định hướng nghiên cứu và xây dựng mô hình trồng cà phê dưới tán rừng. Cách làm này còn gọi là cà phê cảnh quan. Mục đích là cho năng suất, chất lượng cà phê ổn định, bền vững”, ông Tài chia sẻ.
Cà phê cảnh quan là một mô hình trồng canh tác thích ứng biến đổi khí hậu hiệu quả, mang lại thu nhập ổn định cho nông dân. Mô hình này đã khẳng định hiệu quả và có thể nhân rộng ra toàn Tây Nguyên.
Lãnh đạo Sở NN-PTNT cho biết, Đắk Nông hiện đang đẩy mạnh tổ chức lại sản xuất cà phê theo chuỗi giá trị. Trong đó, tỉnh quy hoạch, phát triển vùng nguyên liệu cà phê quy mô lớn, sản xuất theo tiêu chuẩn, chất lượng cao. Tỉnh phấn đấu trong giai đoạn 2022-2025 nâng diện tích cây cà phê sản xuất theo các tiêu chuẩn đạt 6.750 ha.
Mô hình cà phê cảnh quan được xây dựng với 3 tầng sinh thái, bao gồm: tầng cây cao gồm cây che nắng, che sương, gió để điều tiết nhiệt độ vườn; tầng trung trồng cà phê và tầng thấp nhất là nuôi thảm thực vật cỏ.
Theo Lê Dung( Báo Đắc Nông)
Nhằm tạo ra sản phẩm an toàn trong mô hình liên kết chuỗi sản xuất, từ đó góp phần nâng…
UBND thành phố Buôn Ma Thuột cho biết, thành phố sẽ triển khai tổ chức Chợ phiên nông sản, sản…
Chợ phiên nông sản trưng bày 70 kệ hàng của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và nông…
Ngày 22-11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu ký công văn yêu cầu nắm tình hình…
Để thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân vùng nông thôn, thời gian qua tỉnh…
Từ một loại cây mọc dại trong tự nhiên, một số người Cor miền núi huyện Trà Bồng (tỉnh Quảng…
Các tỉnh Tây Nguyên đang bước vào mùa vụ thu hoạch cà phê với diện tích trên 630.000ha. Hiện nay,…
Tháng 9 vừa qua, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh triển khai Dự án cải tạo…
Trong khuôn khổ Ngày hội Hội quán Đất Sen hồng, sáng 19-11, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức buổi tọa…
9 tháng, Việt Nam xuất khẩu gừng đạt gần 26 triệu USD, tăng 3 lần so với cùng kỳ năm…
Để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, xứ sở chuột túi đang thúc đẩy các quy định mạnh…
Nằm cách trung tâm thành phố Hà Giang 20 km, Vị Xuyên có vị trí đặc biệt quan trọng trong…
Theo đuổi Nông nghiệp Hữu cơ phải rất kiên trì bởi phải mất vài năm các loại cây mới cho…
Hội chợ sản phẩm Tự nhiên và Hữu cơ châu Âu 2024 diễn ra tại London vào tháng 4/2024 sẽ…
Nếu đã từng đặt chân đến Hà Giang, đến thăm những bản làng vùng sâu, vùng xa, hẳn bạn sẽ…
Mới đây, Công ty TNHH Dưa leo quê vùng miền, Hợp tác xã Thành Đạt (Sơn Dương) phối hợp với…
Mỗi ha trong suốt vụ lúa sẽ tạo ra khoảng 25 tấn bèo hoa dâu. Chúng tự phân hủy thành…
Từ năm 2021, Viện Khoa học Kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc phối hợp với Trung tâm…
Trực Ninh - Nam Định: Tuyên truyền, vận động phân loại rác từ nguồn làm phân bón hữu cơ phục…
Nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng luôn tìm mua những sản phẩm sạch, an toàn, anh Nguyễn Việt…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…