Ngày 19/4/2023, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) tổ chức hội nghị đánh giá kết quả sản xuất vụ cam 2022 – 2023. TSKH. Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, Nông Hải Việt, Tổng biên tập Tạp chí Hữu cơ Việt Nam; lãnh đạo các Sở: Nông nghiệp - PTNT, Công thương, Văn hóa - TT - DL, Tài nguyên - Môi trường của tỉnh cùng tham dự.
Quang cảnh Hội nghị
Nhiều kết quả đáng ghi nhận nhưng cũng còn nhiều trăn trở
Theo báo cáo của UBND huyện, vụ cam năm 2022 – 2023 trên địa bàn huyện đạt được một số kết quả khá tích cực: Tổng diện tích cam năm 2022: 6.315 ha; diện tích cam cho thu hoạch là 5.696,6ha. Trong đó, cam sành 4.725 ha, chiếm 76,7%; còn lại là các giống cam khác như: cam chanh, cam Vinh, cam V2…
Năng xuất bình quân đạt 134 tạ/ha, sản lượng ước đạt 74.200 tấn quả, (giảm so với năm 2021 khoảng 10.000 tấn. Tổng giá trị thu nhập khoảng 690 tỷ đồng.
Về thị trường tiêu thụ cam: Chủ yếu tiêu thụ tại các chợ đầu mối tại các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An…; các siêu thị nhỏ, cửa hàng thực phẩm sạch và các hộ buôn bán nhỏ.
Riêng cam hữu cơ, sản lượng năm 2022 đạt khoảng 70 tấn quả, được tiêu thụ qua Công ty Duy Phát cung ứng cho thị trường Thành phố Hà Nội; Công ty Ba Lành cung ứng cho thị trường thành phố Hồ Chí Minh. Số còn lại các liên nhóm hữu cơ cung ứng cho các cửa hàng thực phẩm sạch trên địa bàn Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hà Tĩnh. Giá bán 32.000đồng/kg.
Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ VN Hà Phúc Mịch tham quan các sản phẩm hữu cơ, Ocop bên lề hội nghị
Nét mới là ngoài tiêu thụ cam tươi, niên vụ 2022- 2023 có 3 HTX chế biến sản phẩm cam (theo phương pháp sấy cam), đó là HTX Nông nghiệp xanh Yên Lâm, HTX Thảo mộc Việt, HTX Nông sản và Dược liệu Minh Thảo. Tổng sản lượng quả sấy khoảng 30 tấn quả tươi cho thành phẩm 3 tấn cam sấy khô với giá bán đạt từ 250-300 nghìn đồng/kg.
Tuy nhiên, niên vụ cam 2022 – 2023 cũng bộc lộ không ít khó khăn, hạn chế, như:
Diện tích cam già cỗi chết nhiều, trong khi đó, diện tích cam sản xuất theo tiêu chuẩn ViệtGap, hữu cơ còn ít, năng xuất không ổn định, mẫu mã sản phẩm chưa đồng đều; việc tiêu thụ sản phẩm chậm hơn so với các năm trước.
Một trong những nguyên nhân chủ yếu là việc đầu tư chăm sóc nhìn chung chưa đảm bảo quy trình, áp dụng biện pháp canh tác chưa phù hợp, như làm cỏ trắng, bón phân không vùi lấp làm rửa trôi đất. Đáng chú ý là nhiều diện tích cam ít sử dụng hoặc không sử dụng phân hữu cơ, đất trồng không được bổ sung dinh dưỡng dẫn đến thoái hóa, bạc màu. Thời tiết không thuận lợi, phát sinh bệnh vàng lá, thối rễ làm giảm diện tích cam. Còn một số hộ gia đình trồng giống cam không rõ nguồn gốc nên nguy cơ làm lây lan dịch bệnh, ảnh hưởng đến phát triển vùng cam.
Việc liên kết tiêu thụ sản phẩm cam còn hạn chế, sản phẩm sản xuất ra đa phần chưa kết nối theo chuỗi giá trị sản phẩm; chưa có doanh nghiệp lớn làm cầu nối, tiêu thụ ổn định.
Nhiều ý kiến tâm huyết
TSKH, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam Hà Phúc Mịch phát biểu với hội nghị
Phát biểu với hội nghị, TSKH Hà Phúc Mịch, chủ tịch Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Việt Nam ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của chính quyền, nhất là huyện đã bước đầu có mô hình sản xuất hữu cơ, sản phẩm Ocop. Sản xuất hữu cơ hay Ocop đều tuân theo các tiêu chuẩn; tiêu chuẩn hữu cơ là tiêu chuẩn quốc gia, có sự tương đồng với tiêu chuẩn quốc tế (Oganic), vì thế sản phẩm làm ra sẽ dễ dàng tiêu thụ; nếu tiêu thụ thấp thì là do khâu quảng bá sản phẩm là chính.
Ông cũng cho biết tới đây sẽ tiếp tục đổi mới, nâng cấp tiêu chuẩn PGS. Khuyến khích sản xuất ViệtGap để tiến tới sản xuất hữu cơ; khuyến khích người dân giảm dần canh tác thông thường, tăng dần canh tác hữu cơ.
Ông cũng đề nghị huyện cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Hội Nông nghiệp hữu cơ của tỉnh, với Tạp chí Hữu cơ Việt Nam để có sự kết nối, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình xây dựng chính sách, giải pháp phát triển cũng như quảng bá tiêu thụ sản phẩm, nhất là sản phẩm hữu cơ, Ocop…
Tại hội nghị, nhiều ý kiến đã mạnh dạn đề đạt giải pháp nhằm bảo tồn, phát triển cây cam và vùng cam sành Hàm Yên, đặc biệt là việc phải gìn giữ cho bằng được Chỉ dẫn địa lý Hàm Yên đối với cam sành.
Ông Đỗ Đình Quý, phó Chủ tịch UBND xã Phù Lưu đề nghị tăng cường tuyên truyền, vận động các hộ trồng cam loại bỏ giống cũ, những vườn cam đã già cỗi, vườn cam bị nhiễm bệnh, theo đó, sử dụng giống cam sạch bệnh do Trung tâm cây ăn quả huyện và các cơ sở sản xuất đủ tiêu chuẩn để trồng thay thế; hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, khuyến khích sử dụng thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học nhằm hạn chế ảnh hưởng môi trường, sức khỏe cộng đồng và bảo đảm chất lượng cam sạch.
Ông Hoàng Đức Hùng, Liên nhóm sản xuất hữu cơ Hàm Yên cho biết Liên nhóm đã nỗ lực đưa ra nhiều ý tưởng, giải pháp trong sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm cùng với việc đẩy mạnh quảng bá sản phẩm cam sành hữu cơ Hàm Yên. Thời gian tới, rất cần sự quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ của chính quyền để tiếp tục phát triển các sản phẩm hữu cơ; quan tâm việc hướng dẫn các nông hộ tham gia sản xuất hữu cơ khắc phục bệnh vàng lá, thối rễ trên cây cam, hỗ trợ làm đường bê tông vào vùng cam hữu cơ, hỗ trợ vật tư đầu vào cho sản xuất hữu cơ…
Chị Nguyễn Thị Tính, giám đốc HTX nông nghiệp xanh Yên Lâm cho rằng các HTX, doanh nghiệp đẩy mạnh liên kết sản xuất cam bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, hỗ trợ xây dựng một số chuỗi cung ứng cam, hình thành mối liên kết chặt chẽ từ sản xuất đến chế biến, kinh doanh, tạo ra sản phẩm an toàn. Thúc đẩy phát triển mô hình trang trại, tổ hợp tác, HTX trong sản xuất, chế biến cam an toàn.
Anh Sơn, thành viên HTX Minh Phát đề nghị cần phải bảo tồn cho bằng được giống cam sành đầu dòng của huyện. Bên cạnh đó, cần có đánh giá đúng thực trạng để có giải pháp chuyển đổi cây trồng thay thế những vườn cam bị nhiễm bệnh. Huyện quan tâm nâng cấp các trạm biến áp để có điện áp bảo đảm cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong vùng sản xuất, chế biến cam…
Ông Nguyễn Xuân Hùng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Tuyên Quang phát biểu với hội nghị
Theo ông Nguyễn Xuân Hùng, phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Tuyên Quang, hiện có gần 800 ha cây cam đã được sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn VietGAP, hữu cơ. Tới đây cần chú ý xây dựng mối liên kết giữa các hộ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn. Sở sẽ có định hướng, giải pháp cụ thể hơn về phát triển cây cam sành Hàm Yên. Huyện cần tăng cường, chủ động hơn nữa trong công tác XTTM, quảng bá sản phẩm, quản lý nhãn hiệu, mở rộng điểm bán hàng, tham gia các hội chợ trong và ngoài tỉnh…
Chú trọng các biện pháp tạo ra sản phẩm an toàn, phát triển bền vững
Ông Đỗ Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND huyện Hàm Yên Phát biểu tổng kết hội nghị
Phát biểu kết thúc hội nghị, ông Đỗ Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND huyện tiếp thu các ý kiến tâm huyết của đại biểu là các chủ thể sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm cam sành Hàm Yên. Theo đó, ông cũng nhấn mạnh một số chủ trương, giải pháp trong thời gian tới, như:
Quản lý chặt chẽ và sử dụng hiệu quả chỉ dẫn địa lý “Hàm Yên” cho sản phẩm cam sành. Thực hiện việc rà soát, đánh giá diện tích cam hiện có và xây dựng kế hoạch trồng tái canh cam chu kỳ II Phấn đấu duy trì diện tích 6.101 ha cam hiện có, trong đó diện tích cho sản phẩm là 6.028 ha, năng xuất đạt 167 tạ/ha, sản lượng đạt trên 100,4 ngàn tấn.
Khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh liên kết sản xuất, tiêu thụ với các hộ trồng cam. Thực hiện mở rộng sản xuất theo tiêu chuẩn ViệtGAP, hữu cơ.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm cam sành Hàm Yên trên các phương tiện thông tin đại chúng, các hội chợ trong và ngoài tỉnh. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cam quả ở các tỉnh, thành phố, các siêu thị… Thực hiện tốt hơn việc quản lý Logo, tem, nhãn mác, bao bì sản phẩm.
Chú trọng triển khai các biện pháp sản xuất bền vững và áp dụng các biện pháp khắc phục bệnh vàng lá trên cây cam. Áp dụng rộng rãi các biện pháp kỹ thuật mới vào trồng, chăm sóc cây cam nhằm tạo ra sản phẩm an toàn, cải thiện mẫu mã sản phẩm; tiếp tục xây dựng và nhân rộng mô hình theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt ViệtGAP, cam hữu cơ chuyển đổi, GlobalGAP…
Thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển cây cam trên địa bàn huyện. Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với nông dân về sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng; mở rộng quy mô các cơ sở chế biến sản phẩm cam…
Bài và ảnh: Huyền Nhung
Trong cái nắng như xối lửa, 4 đội tham dự hội thi gặt lúa rươi hữu cơ trên cánh đồng…
Sự hợp tác này sẽ thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh, phát…
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) mới đây đã công bố gói hỗ trợ cho các nhà sản xuất sữa…
Chiều 30/5 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống…
Ngày 26-5, trong khuôn khổ Diễn đàn và Hội chợ xuất khẩu TPHCM năm 2023 đã diễn ra hội nghị…
Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn trên địa bàn, UBND huyện Lộc Hà…
Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã được Tập đoàn Quế Lâm triển khai tại Hà Tĩnh…
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ khó khăn trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự…
Nhiều trang trại đã thực hiện liên doanh, liên kết theo chuỗi giá trị để ổn định tiêu thụ sản…
Vụ xuân 2023, Thủ đô triển khai 12 mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn xuất khẩu tại các…
Công ty TNHH Chè cổ thụ Việt Nam được thành lập năm 2020 là doanh nghiệp nằm trong HTX chế…
Với 5 dòng sản phẩm chính được chế biến từ những búp chè non nhất của những cây chè Shan…
Hội thảo: Nâng cao giá trị vùng khai thác rươi, cáy, sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững trên…
Mô hình nông nghiệp hữu cơ tuần hoàn tái sinh như một giải pháp giúp người nông dân thích ứng…
Trong cái nắng như xối lửa, 4 đội tham dự hội thi gặt lúa rươi hữu cơ trên cánh đồng…
Sự hợp tác này sẽ thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh, phát…
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) mới đây đã công bố gói hỗ trợ cho các nhà sản xuất sữa…
Hà Nội đã triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bước đầu cho hiệu quả, vừa…
Thời gian qua, thành phố Lai Châu đang tập trung phát triển các mô hình rau sạch hữu cơ hay…
Ngành công nghiệp khí sinh học đang được coi là một giải pháp tổng thể để quản lý chất thải,…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…