06:03 14/03/22 Print

Điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ năm 2020 (bài 2): Nông thôn mới đi vào chiều sâu

Nhờ sự quan tâm của lãnh đạo các cấp từ Chính Phủ đến các Bộ, ngành Trung ương; sự quyết tâm cao, hưởng ứng đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, Chương trình xây dựng NTM đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ.

Nhà cao tầng ở vùng nông thôn Hà Nội mọc lên như "nấm sau mưa", chứng tỏ đời sống của người dân đã khấm khá hơn xưa

Không còn xã nào dưới 5 tiêu chí

Ngày 4/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn (NTM) mới giai đoạn 2010 - 2020.

Chương trình bao gồm nhiều nội dung thiết thực; có ý nghĩa sâu sắc về chính trị, kinh tế, xã hội và nhân văn nên được cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân đồng tình ủng hộ, tích cực thực hiện.

Tuy nhiên, đây là chương trình mới, đa mục tiêu, liên quan tới nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành và cần huy động nguồn lực tương đối lớn nên những năm đầu khởi động gặp khó khăn, kết quả đạt được chưa cao.

Sau 5 năm (2010 - 2015) triển khai thực hiện, theo kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016, cả nước có 2.060 xã được công nhận đạt chuẩn NTM (chiếm 23,12%) số xã thuộc kế hoạch thực hiện chương trình và chiếm 22,94% tổng số xã khu vực nông thôn. Bình quân mỗi xã đạt 10,9 tiêu chí/19 tiêu chí; trong đó 312 xã, tương ứng 4,55% số xã đạt thấp, ở mức dưới 5 tiêu chí/xã.

Trên cơ sở kết quả và kinh nghiệm thu được trong giai đoạn 2010 - 2015, ngày 16/8/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1600/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình MTQG về xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020 với nội dung, giải pháp đồng bộ và cụ thể hơn.

Qua 5 năm triển khai thực hiện quyết liệt, chương trình đã đạt kết quả khá toàn diện. Theo số liệu của Bộ NN-PTNT, kết thúc năm 2020, cả nước có 62,0% số xã đạt chuẩn NTM, vượt mục tiêu đề ra là đạt 50% số xã; bình quân mỗi xã đạt 16,38 tiêu chí và không còn xã đạt dưới 5 tiêu chí.

Cả nước đã có 4 tỉnh (Nam Định, Đồng Nai, Hưng Yên và Hà Nam) được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020; 268 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 24 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Gặt hái thành công từ OCOP

Theo Tổng cục Thống kê, trong những năm 2016 - 2020, Chương trình MTQG về xây dựng NTM lồng ghép, bổ sung nhiều nội dung. Trong đó có nội dung “Xây dựng và phát triển mỗi xã một sản phẩm".

Muối xuất khẩu Nhật Bản NADISALT đạt chuẩn OCOP 4 sao của Công ty cổ phần muối và thương mại Nam Định

Cụ thể, ngày 7/5/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 490/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020 (Chương trình OCOP).

Đây là chương trình phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát huy tiềm năng của mỗi địa phương, sản xuất các sản phẩm truyền thống và dịch vụ có lợi thế, đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Chương trình bao gồm 6 nhóm sản phẩm chủ yếu: Thực phẩm; đồ uống; thảo dược; vải và đồ may mặc; đồ lưu niệm, nội thất và trang trí; dịch vụ du lịch nông thôn và dịch vụ bán hàng.

Mặc dù Chương trình mới triển khai gần 2 năm nhưng đã thu được kết quả khả quan. Theo số liệu Điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ năm 2020, đến thời điểm điều tra 1/7/2020 đã có 3.368 xã đăng ký sản phẩm OCOP, chiếm 40,59% tổng số xã trên địa bàn nông thôn cả nước.

Trong đó, 1.210 xã có sản phẩm được xếp hạng, chiếm 35,93% tổng số xã đăng ký sản phẩm với 1.673 sản phẩm được xếp hạng. Cụ thể, 1.145 sản phẩm thực phẩm, chiếm 68,44% tổng số sản phẩm đã xếp hạng; 258 sản phẩm đồ uống, chiếm 15,42%; 114 sản phẩm thảo dược, chiếm 6,81%; 97 sản phẩm là đồ lưu niệm, nội thất và đồ trang trí, chiếm 5,79%; 39 sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn và dịch vụ bán hàng, chiếm 2,33%; 20 sản phẩm vải và đồ may mặc, chiếm 1,20%.

Những địa phương có nhiều sản phẩm được xếp hạng như Hà Nội 123 sản phẩm; Quảng Nam 95 sản phẩm; Đồng Tháp 71 sản phẩm; Bắc Kạn 70 sản phẩm; Hà Tĩnh 68 sản phẩm; Hà Giang 55 sản phẩm; Thanh Hóa và Nghệ An mỗi tỉnh có 53 sản phẩm; Nam Định 51 sản phẩm; Quảng Ninh 50 sản phẩm; Bến Tre 36 sản phẩm...

Những kết quả nổi bật

Với phương châm: “Dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra giám sát, dân thụ hưởng”, vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn nói chung và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn nói riêng được khơi dậy và phát huy mạnh mẽ.

Hệ thống giao thông trên địa bàn xã năm 2020

Nhờ vậy, hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn về điện, giao thông, thủy nông, trường học, thiết chế văn hóa, trạm y tế và hạ tầng bảo vệ môi trường sinh thái được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, có những mặt đã cơ bản hoàn thiện.

Theo đó, mạng lưới cung cấp điện bao phủ hầu khắp khu vực nông thôn, vươn tới nhiều địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo. Tại thời điểm 1/7/2020 tất cả các xã và gần 99% số thôn khu vực nông thôn đều đã có điện. Năm 2016, cả nước có 1.764 thôn chưa có điện, nhưng năm 2020 chỉ còn 680 thôn.

Điện đã được cung cấp cho tất cả 316 thôn thuộc 68 xã của các huyện đảo: Vân Đồn và Cô Tô (Quảng Ninh), Cát Hải và Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Phú Quý (Bình Thuận), Trường Sa (Khánh Hòa), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Phú Quốc và Kiên Hải (Kiên Giang). Đối với các xã vùng cao, tỷ lệ số thôn có điện năm 2020 cũng đã đạt 96,70%; các thôn của xã miền núi đạt 99,50%.

Hệ thống giao thông tiếp tục được xây dựng mới và nâng cấp, bảo đảm tính kết nối cao. Tại thời điểm 1/7/2020, tỷ lệ xã có đường trục xã rải nhựa, bê tông so với tổng số xã khu vực nông thôn của cả nước đạt 99,16%; tăng 2,31 điểm phần trăm so với 1/7/2016.

Đáng chú ý là nhiều xã đã nhựa hóa, bê tông hóa hoàn toàn hệ thống đường trục xã, trục thôn và đường ngõ xóm. Tỷ lệ xã rải nhựa, bê tông toàn bộ đường trục xã của cả nước tăng từ 59,60% năm 2016 lên 79,32% năm 2020; đường trục thôn tăng từ 38,84% lên 58,88%; đường ngõ xóm tăng từ 27,26% lên 44,46%.

Hệ thống trường, lớp mầm non và giáo dục phổ thông được nâng cấp, chất lượng dạy và học nâng lên đáng kể. Năm 2020, cả nước có 8.265 xã có trường mầm non, chiếm 99,61% số xã trên địa bàn nông thôn với 9.865 trường; 8.232 xã có trường tiểu học, chiếm 99,22% tổng số xã với 10.903 trường; 7.712 xã có trường THCS, chiếm 92,95% tổng số xã với 8.260 trường. Thành tựu nổi bật nhất của hệ thống hạ tầng giáo dục khu vực nông thôn những năm vừa qua là số trường được công nhận đạt Chuẩn quốc gia tăng đáng kể…

Hệ thống y tế được tăng cường cả về cơ sở vật chất và nhân lực. Năm 2020, cả nước có 8.240 xã có trạm y tế xã, chiếm 99,31% tổng số xã khu vực nông thôn. Bên cạnh trạm y tế xã, năm 2020, trên địa bàn nông thôn còn có 2.836 xã có cơ sở khám chữa bệnh là bệnh viện, trung tâm y tế khu vực, phòng khám đa khoa và chuyên khoa, phòng khám chữa bệnh đông y, chiếm 34,18% tổng số xã; 6.809 xã, chiếm 82,07% tổng số xã và 21.279 thôn, chiếm 32,14% tổng số thôn có cơ sở kinh doanh thuốc tân dược...

Mai Chiến

Ý kiến bạn đọc

0 đánh giá Điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ năm 2020 (bài 2): Nông thôn mới đi vào chiều sâu

0
Chọn đánh giá của bạn

0 bình luận

Tin tức liên quan

Vĩnh Long: Khởi nghiệp với sản phẩm từ thiên nhiên

Vĩnh Long: Khởi nghiệp với sản phẩm từ thiên nhiên

Khởi nghiệp (KN) với sản phẩm từ thiên nhiên, “KN xanh” để mang lại những giá trị thiết thực cho…

Nhiều nông dân Đồng Tháp chuyển hẳn sang sản xuất lúa hữu cơ

Nhiều nông dân Đồng Tháp chuyển hẳn sang sản xuất lúa hữu cơ

Ngành nông nghiệp Đồng Tháp đã tích cực hỗ trợ bà con nông dân về các biện pháp khoa học…

Chăn nuôi gà hướng theo hữu cơ sử dụng đệm lót sinh học được giá cao

Chăn nuôi gà hướng theo hữu cơ sử dụng đệm lót sinh học được giá cao

Chăn nuôi gà hướng theo hữu cơ sẽ giảm chi phí sản xuất, tạo ra sản phẩm chất lượng, từ…

Nữ nhà báo bỏ nghề để về quê nâng cao giá trị gạo lứt bằng công nghệ, nói không với phân, thuốc hoá học

Nữ nhà báo bỏ nghề để về quê nâng cao giá trị gạo lứt bằng công nghệ, nói không với phân, thuốc hoá học

Từng công tác tại Đài tiếng nói Nhân dân TP. Hồ Chí Minh, nhưng chị Võ Minh Nga đã quyết…

Sống hữu cơ là gì? Làm thế nào để thực hiện lối sống hữu cơ?

Sống hữu cơ là gì? Làm thế nào để thực hiện lối sống hữu cơ?

Khi chúng ta nghĩ đến lối sống hữu cơ thì chắc rằng trong đầu sẽ nghĩ ngay đến việc ăn…

Khai thác 'mỏ vàng' chất thải, phụ phẩm nông nghiệp

Khai thác 'mỏ vàng' chất thải, phụ phẩm nông nghiệp

Hằng năm, lượng chất thải chăn nuôi có thể cung cấp lượng tương đương với khoảng 1,2 triệu tấn đạm…

Phát triển du lịch nông nghiệp để khai thác nâng cao giá trị nông nghiệp tại Thủ đô

Phát triển du lịch nông nghiệp để khai thác nâng cao giá trị nông nghiệp tại Thủ đô

Hà Nội - Thủ đô đang phát triển du lịch nông nghiệp đặc biệt là các sản phẩm du lịch…

Người phụ nữ Nhật 20 năm 'gieo mầm' nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam

Người phụ nữ Nhật 20 năm 'gieo mầm' nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam

“Ở Việt Nam không kịp cô đơn, sự dễ thương của người dân chính là sợi dây níu chân tôi…

Sản xuất nông nghiệp làm 'bệ phóng' cho du lịch sinh thái nâng cao giá trị

Sản xuất nông nghiệp làm 'bệ phóng' cho du lịch sinh thái nâng cao giá trị

(Lào Cai) - Những năm gần đây, các mô hình nông nghiệp gắn với du lịch tại tỉnh Lào Cai…

Đưa nông sản Việt vươn tầm thế giới bằng hành trình đặc biệt

Đưa nông sản Việt vươn tầm thế giới bằng hành trình đặc biệt

Đây chính là chủ đề của chương trình “Hành trình văn hoá thương mại Việt Nam – châu Âu” sẽ…

Tin mới cập nhật

Gần 100 hợp tác xã tham gia Tuần lễ quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP

Gần 100 hợp tác xã tham gia Tuần lễ quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP

(HNMO) - Ngày 31-3, Liên minh Hợp tác xã thành phố Hà Nội khai mạc “Tuần lễ quảng bá, giới…

Nhiều tỉnh, thành phố phía Nam chú trọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Nhiều tỉnh, thành phố phía Nam chú trọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Nhiều tỉnh, thành phố phía Nam đang tập trung phát triển nông nghiệp hữu cơ để theo kịp xu hướng…

Giữ chữ tín cho các sản phẩm OCOP

Giữ chữ tín cho các sản phẩm OCOP

Triển khai chương trình OCOP đã giúp nhiều địa phương trong tỉnh xây dựng được thương hiệu cho các sản…

Từng bị hoài nghi chất lượng, ông chủ thực phẩm chay chinh phục khách hàng bằng công thức ‘sạch’

Từng bị hoài nghi chất lượng, ông chủ thực phẩm chay chinh phục khách hàng bằng công thức ‘sạch’

Gặp không ít khó khăn trong thời gian đầu hoạt động do định kiến của xã hội, Thực phẩm chay…

Sẽ bị “thắt cổ chày” nếu không tăng thêm mã số vùng trồng xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc

Sẽ bị “thắt cổ chày” nếu không tăng thêm mã số vùng trồng xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc

“Nếu mã vùng trồng không được nhiều thì tại Việt Nam sẽ có hiện tượng “thắt cổ chày” xuất khẩu…

Hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc (Quảng Tây): Cùng tạo điều kiện, tập trung vào nông sản

Hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc (Quảng Tây): Cùng tạo điều kiện, tập trung vào nông sản

Tại Hội nghị kết nối hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc (Quảng Tây) trong thời…

Trà Vinh: Sản xuất lúa hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm - hướng đi bền vững ở Long Hòa

Trà Vinh: Sản xuất lúa hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm - hướng đi bền vững ở Long Hòa

Để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, đặc biệt giá trị sản phẩm lúa hàng hóa ở xã…

Vĩnh Long: Khởi nghiệp với sản phẩm từ thiên nhiên

Vĩnh Long: Khởi nghiệp với sản phẩm từ thiên nhiên

Khởi nghiệp (KN) với sản phẩm từ thiên nhiên, “KN xanh” để mang lại những giá trị thiết thực cho…

Nhiều nông dân Đồng Tháp chuyển hẳn sang sản xuất lúa hữu cơ

Nhiều nông dân Đồng Tháp chuyển hẳn sang sản xuất lúa hữu cơ

Ngành nông nghiệp Đồng Tháp đã tích cực hỗ trợ bà con nông dân về các biện pháp khoa học…

Khó quy hoạch vùng sản xuất hữu cơ, Bắc Ninh hướng đến động lực phát triển mới

Khó quy hoạch vùng sản xuất hữu cơ, Bắc Ninh hướng đến động lực phát triển mới

Với điều kiện tự nhiên, nguồn lực dành cho phát triển nông nghiệp hữu cơ bị hạn chế, Bắc Ninh…

Tin đọc nhiều

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…

Vĩnh Phúc: Ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, có đi ăn cỗ tiếp xúc với nhiều người

Vĩnh Phúc: Ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, có đi ăn cỗ tiếp xúc với nhiều người

Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…

Thêm nhiều nước EU cấm tiêu thụ mì Hảo Hảo: Tổng Giám đốc Acecook Việt Nam đang 'nói dối'?

Thêm nhiều nước EU cấm tiêu thụ mì Hảo Hảo: Tổng Giám đốc Acecook Việt Nam đang 'nói dối'?

Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…

Tam Đảo - Vĩnh Phúc: Khách du lịch bị hành hung vì thắc mắc việc thu vé trông giữ xe “cắt cổ”?

Tam Đảo - Vĩnh Phúc: Khách du lịch bị hành hung vì thắc mắc việc thu vé trông giữ xe “cắt cổ”?

Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…

Thông báo tuyển dụng