"Bỏ túi" hàng trăm triệu đồng mỗi năm nhờ nuôi con biết bới.
Từ bỏ công việc ổn định trên thành phố, anh Trương Văn Tuyến (SN 1980, ở thôn Bài, xã Yên Bài, huyện Ba Vì, TP. Hà Nội) chuyển về quê nuôi gà đệm lót sinh học kết hợp thả vườn. Nhờ hướng đi mới này, gia đình anh kiếm hơn nửa tỷ mỗi năm.
Mặc dù làm quản lý ở Metro nhưng lúc bấy giờ với mức lương rất thấp, anh Tuyến nuôi bản thân còn chưa đủ nghĩ gì đến lo cho cuộc sống gia đình, trong khi công việc lại khá vất vả. Bằng sự chịu khó tìm tòi thêm kiến thức qua sách báo, tivi, internet, anh nhận thấy mô hình chăn nuôi gà với số vốn đầu tư ít nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo anh Tuyến, đầu năm 2008, anh đã bắt đầu nuôi gà thịt để bán thương phẩm. Qua từng năm, từ số lượng nhỏ vài chục con, anh Tuyến dần mở rộng quy mô lên 800 – 1.000 con. Tuy nhiên, mô hình chăn nuôi truyền thống đã không mang lại thu nhập ổn định, có lần gà chết sạch chuồng, hai vợ chồng nhìn gà chết mà xót xa.
Một thời gian sau lấy lại bình tĩnh, tìm hiểu trên mạng và đi tham quan học hỏi kinh nghiệm ở các nơi về anh quyết định chuyển sang mô hình nuôi gà trên đệm lót sinh học. Với phương pháp mới này, chuồng trại sẽ được trải bạt hay tráng nền xi măng, sau đó lót một lớp vỏ trấu, mùn cưa, phôi bào, rơm rạ… với độ dày khoảng 20cm.
Anh Tuyến vui mừng chia sẻ, việc nuôi gà trên đệm lót sẽ được phối trộn men sinh học Balasa N01 giúp phân, nước tiểu của gà được phân hủy, giảm khí độc và mùi hôi. Nhờ đệm lót sinh học, gà nuôi số lượng lớn trong cùng diện tích chuồng ít bị bệnh, lớn nhanh hơn. Trung bình gà nuôi từ 3,5 - 5 tháng đạt trọng lượng từ 2- 3kg có thể xuất chuồng.
Về kỹ thuật nuôi, anh Tuyến bật mí: "Tôi luôn thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật, từ xây dựng chuồng trại, vệ sinh môi trường, tạo không gian, bóng mát cho gà hoạt động đến cách ủ gà con, tiêm vắc xin phòng bệnh đúng định kỳ theo từng lứa tuổi gà, cho ăn lúa mạch, bắp, lúa, rau xanh. Gà luôn được chăm sóc kỹ theo mùa. Nhờ đó gà không bị bệnh và có trọng lượng cao".
Mô hình chăn nuôi gà đệm lót sinh học của anh Tuyến đã cho thu nhập cao.
"Hai giống gà tuy hình thức có khác đôi chút nhưng cách nuôi thì tương tự và chất lượng cũng như kinh tế mang lại như nhau. Đối với gà mái đẻ hàng năm anh thanh lọc một lần, chủ yếu bán gà thịt. Hai giống gà này có đặc điểm rất nhanh nhẹn, dễ nuôi và ít bệnh, lại mau lớn, có giá trị cao", anh Tuyến kể.
Hiện nay, với diện tích chuồng trại hơn 1.000m2, mô hình của anh đã được đầu tư xây dựng khang trang, từ hệ thống ăn, uống nước, xử lý phân gà bằng dây truyền công nghệ cao. Trong chuồng nhà anh lúc nào cũng nuôi khoảng 1.000 – 1.200.000 con gà.
"Nhờ chăm sóc tốt từ lúc gà con đến khi xuất chuồng, khoảng từ 5 - 6 tháng, cả hai giống đều đạt trọng lượng từ 2,5 - 2,8kg/con; giá mỗi cân hơi gà thịt khoảng 200 – 220 nghìn đồng/kg. Nếu gà có trọng lượng cao hơn thì anh không bán theo cân mà theo giá thương lượng. Trừ chi phí gia đình anh “bỏ túi” hơn 600 triệu đồng/năm", anh Tuyến khoe.
Hơn nữa, nguồn phân gà sinh học lại chứa nhiều dưỡng chất có lợi, giúp cây trồng phát triển tốt hơn. Từ hiệu quả trên, anh Tuyến cho hay, trong thời gian tới sẽ tiếp tục kết nối với nông dân, đặc biệt là nông dân khó khăn để có thể hỗ trợ kỹ thuật cũng như tạo sinh kế ổn định, giúp họ thoát nghèo.
Ông Chu Xuân Cừ - quyền Chủ tịch HND huyện Ba Vì, TP Hà Nội cho biết: "Mô hình chăn nuôi gà trên đệm lót sinh học của gia đình anh Tuyến là hướng đi bền vững, phù hợp với xu hướng sản xuất nông nghiệp sạch, không gây ô nhiễm môi trường đồng thời tạo sinh kế ổn định, lâu dài cho người dân. Thông qua mô hình này, trong thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền và nhân rộng để người dân học hỏi, áp dụng phát triển kinh tế gia đình".
Xuân Hiền
Những năm gần đây, ngành Nông nghiệp tỉnh Kon Tum đã có bước tiến lớn cả về năng suất, sản…
Sóc Sơn là huyện có diện tích đất nông nghiệp lớn, nhiều gò đồi, tỷ lệ lao động trong lĩnh…
Người tiêu dùng EU ngày càng quan tâm, chú trọng đến cách sản xuất sản phẩm có ảnh hưởng đến…
Nhiều hợp tác xã ở Hải Dương đã và đang bắt kịp xu hướng tiêu dùng xanh bằng việc thay…
Trong trồng trọt, kinh tế tuần hoàn không còn các khái niệm “kết thúc vòng đời” mà thay thế bằng…
Sản xuất và tiêu dùng xanh - bền vững là một trong những xu hướng tất yếu không chỉ ở…
Không biết từ bao giờ, người Na Hang (Tuyên Quang) lưu truyền câu: “Mận Hồng Thái, gái Thượng Lâm”. Câu…
Chiều 14/09, Trong khuôn khổ Hội chợ AgroViet 2023, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp…
Sản xuất chè hữu cơ và áp dụng quy trình sản xuất sạch, Công ty cổ phần chè Chiềng Đi,…
Mới đây, Hội Nông dân tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi sâu canxi, trùn quế…
Đại hội Hữu cơ châu Âu do IFOAM châu Âu và Ecovalia phối hợp tổ chức đã diễn ra thành…
Ngày 1/10 đã diễn ra Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2023-2028 Hội Hữu nghị Việt – Đức tỉnh…
Thịt trâu gác bếp là món ăn đặc sản thường thấy trong bữa ăn của người Thái đen. Món thịt…
Mới đây, huyện Chiêm Hoá (Tuyên Quang) đã tổ chức Lễ đón nhận Quyết định Chứng nhận Tri thức về…
Sáng 30/9, Ban Chỉ đạo tổ chức kỷ niệm những ngày lễ lớn và phát triển du lịch tỉnh Yên…
Những năm gần đây, ngành Nông nghiệp tỉnh Kon Tum đã có bước tiến lớn cả về năng suất, sản…
Sóc Sơn là huyện có diện tích đất nông nghiệp lớn, nhiều gò đồi, tỷ lệ lao động trong lĩnh…
Với mục tiêu nâng cao giá trị cho sản phẩm cam sành của địa phương bằng việc chế biến sâu…
Xu hướng làm nông sạch thuận tự nhiên hiện đã lan đến cộng đồng người Churu ở Lâm Đồng. Bằng…
Một nhà máy phân bón Hữu cơ sẽ được xây dựng với kinh phí 20 triệu USD tại thành phố…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…