Từ cuối năm 2020 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi (cám công nghiệp) tăng khoảng 17 lần. Điều này, khiến người chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn, thua lỗ do chi phí đầu vào tăng cao.
Cần tự chủ nguyên liệu đầu vào
Trao đổi với báo chí, ông Tống Xuân Chinh - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) cho biết, trong hệ thống chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi đóng vai trò quan trọng, chiếm 65 - 70% chi phí sản xuất; chăn nuôi chuyển nhanh chóng từ chăn nuôi nhỏ lẻ nông hộ sang chăn nuôi trang trại, đặc biệt là chăn nuôi trang trại quy mô vừa và lớn, khép kín. Do vậy, trong quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa hệ thống chăn nuôi không thể không gắn với thức ăn công nghiệp.
Một số giống ngô sinh khối có triển vọng. Ảnh: Mai Chiến
Theo thống kê sơ bộ, hiện cả nước có 269 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi hỗn hợp; phần lớn các nhà máy đều có công nghệ sản xuất hiện đại, tuy nhiên nguyên liệu đầu vào cho hệ thống sản xuất mới là quan trọng.
“Tôi cho rằng, cần phải tự chủ nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Năm 2021, sản lượng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cần sử dụng lên đến 33 triệu tấn, trong đó 65% phụ thuộc nhập khẩu.
Trong bối cảnh của thị trường thế giới có nhiều biến động, xung đột Nga – Ukraine, nhiều quốc gia tăng tỷ lệ dự trữ lương thực, thậm chí cấm xuất khẩu; thiên tai, hạn hán ảnh hưởng đến năng suất ngô, đậu tương; đứt gãy chuỗi cung ứng hậu Covid-19 đã khiến giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng mạnh”, ông Chinh nhấn mạnh.
Là địa phương có số lượng đàn vật nuôi đứng đầu cả nước, ông Nguyễn Ngọc Sơn - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội thông tin, hiện nay đàn gia cầm toàn thành phố có khoảng 39 triệu con; đàn lơn 1,5 triệu con; trâu bò 164.000 con.
Do biến động về mặt giá, người chăn nuôi không tính được đầu vào, đầu ra nên bà con thường bị động. Hiện nay, đàn gia cầm chiếm trên 90% cung cấp cho Hà Nội.
Thế nhưng, trước những khó khăn như vậy, người chăn nuôi ở địa bàn Hà Nội đã biết nắm bắt cơ hội, chuyển cơ chế thị trường từ chăn nuôi gà giống sang nuôi gà thương phẩm. Nhiều hộ chuyển từ chăn nuôi lợn sang nuôi bò để tận dụng được sản phẩm nông nghiệp làm thức ăn phục vụ làm thức cho vật nuôi…
“Để giảm thiểu chi phí, các hộ nông dân đã biết tận dụng các phế phẩm nông nghiệp như rơm, thân đậu... để ủ làm thức ăn cho vật nuôi. Một trong những kết quả đáng mừng đó là 15.000 con bò sữa ở Hà Nội cũng được bà con sử dụng phế phẩm ủ làm thức ăn đảm bảo chất dinh dưỡng”, ông Sơn cho hay.
Nhìn nhận lại vấn đề, ông Tống Xuân Chinh cho rằng, trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi tăng cao như hiện nay, việc phát triển các vùng nguyên liệu ngô, đậu tương là rất cần thiết để chủ động ít nhất 50% nguồn nguyên liệu trong nước, giảm dần phụ thuộc vào nhập khẩu.
“Riêng trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, chúng ta vẫn phải chạy bằng 2 chân, đó là sử dụng thức ăn công nghiệp để đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sản xuất thực phẩm đáp ứng thức ăn cho gần 100 triệu dân. Thứ 2 là phải làm sao giảm một phần phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, từ đó giúp giảm giá thành thức ăn chăn nuôi”, ông Chinh cho hay.
Hào hứng trồng ngô sinh khối
Chăn nuôi đại gia súc ở nước ta đang phát triển mạnh, đặc biệt là nghề chăn nuôi bò sữa, bò thịt chất lượng cao được xác định là một trong những sản phẩm chăn nuôi lợi thế, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ chăn nuôi.
Người dân chủ động nguồn thức ăn xanh cho đàn gia súc. Ảnh: Mai Chiến
Nhu cầu thức ăn xanh, trong đó có ngô cho đàn đại gia súc khoảng 2,5 triệu con trâu; 5,6 triệu bò thịt và 350.000 bò sữa là rất lớn. Nắm bắt được nhu cầu thức ăn xanh cho chăn nuôi bò sữa, bò thịt, một số địa phương đã chủ động chuyển đổi diện tích trồng ngô năng suất thấp sang trồng ngô lấy thân làm thức ăn cho gia súc (còn gọi là ngô sinh khối).
Hòa Bình là tỉnh có thế mạnh phát triển ngành chăn nuôi; do có quỹ đất đồi rừng khá lớn, vị trí địa lý, hệ thống đường giao thông tương đối thuận lợi; vì vậy có thể phát triển chăn nuôi đa dạng, đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc.
Theo thống kê, hiện tại toàn tỉnh Hòa Bình có khoảng 115.700 con trâu, 85.890 con bò. Với số lượng đàn trâu, bò lớn như hiện nay, ngoài thức ăn được chế biến từ các nhà máy thì thức ăn thô xanh có vị trí quan trọng đối với đàn trâu, bò; chiếm đến 80% khẩu phần thức ăn hàng ngày.
Để đáp ứng được nguồn thức ăn xanh cho đàn gia súc, người dân một số địa phương trong tỉnh Hòa Bình đã chủ động chuyển đổi diện tích trồng ngô năng suất thấp sang trồng ngô sinh khối làm thức ăn cho gia súc.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh này có khoảng 2.000 - 3.000ha ngô sinh khối. Trong đó, các địa phương trồng nhiều là thành phố Hòa Bình, huyện Đà Bắc, Lạc Sơn và Cao Phong. Năng suất thu được khoảng 50 tấn cây tươi/ha. Lợi nhuận thu về từ 35 - 45 triệu đồng/ha/vụ.
Những năm qua, sản xuất chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Năm 2021, tổng đàn trâu, bò ước đạt 122.000 con; trong đó đàn trâu 17.500 con, đàn bò 104.500 con. Tổng đàn bò sữa là 15.500 con.
Với tổng đàn trâu bò như trên, nhu cầu về thức ăn thô xanh rất lớn. Vì vậy, một số địa phương có diện tích đất vùng bãi có thể trồng ngô được cả 3 vụ/năm như xã Vĩnh Thịnh, Kim Xá, An Tường, Cao Đại (huyện Vĩnh Tường); xã Hồng Châu, Liên Châu, Trung Kiên (huyện Yên Lạc); xã Bắc Bình, Thái Hòa (huyện Lập Thạch),... đã chuyển đổi một phần diện tích trồng ngô lấy hạt truyền thống trước đây sang trồng ngô sinh khối với diện tích trên 1.300ha.
Là Doanh nghiệp đầu mối thu mua rồi cung cấp lại cho các đơn vị chăn nuôi gia súc lớn, hàng năm Công ty TNHH Minh Phát (tỉnh Vĩnh Phúc) thu mua khoảng 10.000 tấn thức ăn xanh, tương đương diện tích sản xuất ngô từ 6.000 - 7.000ha.
Ông Lê Thanh Tuấn, Giám đốc Công ty chia sẻ, giá thu mua hiện nay dao động từ 800 - 900 đồng/kg tại ruộng. Dự kiến trong thời gian tới, nhu cầu thu mua của Công ty lên đến 22.000 - 25.000 tấn/năm, tương đương diện tích sản xuất ngô từ 14.500 - 16.500ha.
Mai Chiến
Trong không khí đầu năm mọi người cùng vui vẻ du xuân, nhiều khách du lịch lựa chọn trải nghiệm…
Lõi ngô là một phế phẩm nông nghiệp trước kia thường bị vứt đi hoặc cho bò ăn, nhưng giờ…
Phú Thọ - Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn huyện Cẩm Khê phát huy lợi thế đã…
Thái Nguyên - Sáng 1-2, tại Nhà văn hóa xóm La Đuốc, xã Tân Kim, huyện Phú Bình, 2000 cây…
Với mong muốn gửi trao tới khách hàng may mắn, tài lộc trong năm mới, Ngân hàng TMCP Kiên Long…
Nhiếp ảnh gia Kinh Quốc đã ghi lại Hồ Gươm lung linh đêm hội. Tháp Rùa, Cầu Thê Húc tỏa…
Với nhiều góc máy độc đáo, nhiếp ảnh gia Hồng Vĩnh đã đưa người xem tới nhiều cung bậc cảm…
Vĩnh Phúc – Người dân ở phường Tiền Châu, thành phốPhúc Yên có thu nhập ổn định hơn nhờ bán…
Hà Nội - Những ngày này, người dân làng hoa Tây Tựu đang tất bật chăm sóc các loại hoa,…
Cả một năm công sức vun trồng trông chờ vào dịp Tết của những người nông dân trồng hoa có…
Đó là lời khuyên của các chuyên gia để phân bón hữu cơ có thêm nhiều cơ hội phát triển…
Hà Nội đang phấn đấu trở thành hình mẫu của cả nước về phát triển nông nghiệp gắn với đô…
Bắc Kạn - Mô hình xây dựng, cải tạo hệ thống chuồng trại trong chăn nuôi, sử dụng ủ phân…
Trong không khí đầu năm mọi người cùng vui vẻ du xuân, nhiều khách du lịch lựa chọn trải nghiệm…
Liên minh châu Âu vừa công bố các đề xuất nhằm làm giảm "sự suy giảm đáng báo động" về…
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, qua lần kiểm tra thứ 3, Ủy ban châu Âu…
Đà Nẵng - Giá rau xanh tại Đà Nẵng tăng cao do hụt nguồn cung tại địa phương. Ngay sau Tết,…
Lõi ngô là một phế phẩm nông nghiệp trước kia thường bị vứt đi hoặc cho bò ăn, nhưng giờ…
Sau những động thái về mở cửa các cửa khẩu tại vùng biên cùng với đó Trung Quốc hiện là…
Từ ngày 1/2 đến 3/2, thời tiết ấm hơn giúp ngư dân Quảng Trị, Quảng Ngãi đi chuyến biển đầu…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…