Mô hình trồng lúa hữu cơ của HTX Nông nghiệp Nam Phương Tiến đã được công nhận sản phẩm OCOP.
Đến nay, toàn huyện Chương Mỹ, (T.P Hà Nội) có 59 sản phẩm OCOP được đánh giá, phân hạng và xếp loại 3 sao trở lên vào cuối năm ngoái. Trong đó, có 01 sản phẩm được đánh giá phân hạng tiềm năng 5 sao, có 47 sản phẩm phân hạng 4 sao, 11 sản phẩm phân hạng 3 sao, huyện đang phấn đấu thêm 40 sản phẩm được đánh giá phân hạng vào cuối năm 2021.
Được biết, trên địa bàn huyện Chương Mỹ cũng có 559 trang trại chăn nuôi, gieo trồng; 6 mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp; 10 mô hình liên kết chuỗi trong sản xuất nông nghiệp; 258 sản phẩm đã cấp mã truy xuất nguồn gốc QRCode. 175/208 làng có nghề, 35 làng nghề truyền thống đã được công nhận.
Bên cạnh đó, Chương Mỹ có hàng trăm sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp xây dựng được thương hiệu, xác lập chỗ đứng vững chắc trên thị trường như: rau an toàn Chúc Sơn, gạo hữu cơ Đông Phú, trà cà gai leo SADU, các sản phẩm từ mây tre đan, trứng gà Tiên Viên… được người tiêu dùng tin tưởng, đón nhận.
Cánh đồng rau sạch ở Chúc Sơn.
Nhờ vậy, mà huyện Chương Mỹ đã xác định khai thác tối đa tiềm năng sẵn có về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Đặc biệt là sản xuất nông nghiệp nhằm đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân địa phương.
Trò chuyện với PV, ông Nguyễn Văn Tĩnh, làng nghề Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ tâm sự: "Từ khi tham gia sản phẩm OCOP đã đạt được chứng nhận 4 sao, sản phẩm cơ sở mây tre đan của tôi được nhiều người biết đến và đặt hàng. Thấy được lợi ích mà Chương trình OCOP mang lại, tôi mạnh dạn đầu tư sản xuất, thuê thêm nhân công để làm ra nhiều sản phẩm chất lượng cung ứng cho thị trường".
Đặc biệt, huyện Chương Mỹ đã phát huy tốt tiềm năng, lợi thế tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện Chương trình OCOP và coi đây là nhiệm vụ then chốt trong phát triển kinh tế, gắn với xây dựng nông thôn mới. Đây là những kết quả đáng khích lệ, góp phần xóa đói giảm nghèo, từng bước đưa Chương Mỹ trở thành huyện giầu đẹp, văn minh.
Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp gắn với công nghệ nhà lưới và nông nghiệp sản xuất ngoài trời.
Đồng thời, huyện Chương Mỹ đã chỉ đạo các xã rà soát, đánh giá các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp... để cùng phối hợp nhịp nhàng với ban chỉ đạo Chương OCOP để xây dựng cơ sở dữ liệu, làm nền tảng xây dựng các sản phẩm OCOP.
Ngoài ra, địa phương này cũng đẩy mạnh thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và phấn đấu có sản phẩm nông nghiệp được xếp hạng 5 sao.
Bưởi của HTX Nam Phương Tiến đã được bà con nơi đây xây dựng thành sản phẩm OCOP từ năm 2020.
Theo đó, huyện Chương Mỹ đã tập trung xây dựng và thực hiện hiệu quả các chương trình phát triển chuyên canh, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, từng bước nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp và đem lại thu nhập cao cho bà con nhân dân nơi đây.
Cụ thể, một số chủ thể tiêu biểu có nhiều sản phẩm OCOP được cấp sao như: Công ty TNHH Mỹ nghệ Hoa Sơn với các sản phẩm hộp mây tết hoa, ủ ấm nước đan họa tiết, túi mây đan họa tiết, khay chữ nhật kết hợp sơn mài...; Công ty TNHH mây tre đan Việt Quang với các sản phẩm bộ đèn đan vảy rồng, bát bộ ba, làn đan mắt cáo, khay chữ nhật; HTX Rau quả sạch Chúc Sơn với các sản phẩm rau củ quả...
HTX Rau quả sạch Chúc Sơn chủ yếu trồng các loại rau cải bắp, su hào, súp lơ và hành lá...
Đây là một chương trình mang lại giải pháp hữu hiệu góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện, sớm đưa Chương Mỹ hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM thành công trong thời gian sớm nhất và trở thành một niềm quê đáng sống.
Với sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền địa phương cùng với tinh thần thi đua, sáng tạo trong nhân dân, Chương trình OCOP của huyện Chương Mỹ sẽ tiếp tục phát triển, các sản phẩm OCOP của huyện sẽ ngày càng có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Để Chương trình OCOP đạt được hiệu quả cao như hôm nay, thời gian qua, Chương Mỹ đã tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm OCOP được chú trọng thông qua các điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm trên địa huyện; tổ chức hội chợ, triển lãm, ký kết các biên bản ghi nhớ hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, giao lưu sản phẩm OCOP giữa Chương Mỹ và các tỉnh, thành trong cả nước…
Thông qua đó, tạo động lực và điều kiện để các chủ thể đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, hoàn thiện sản phẩm, mở rộng thị trường.
“Hiện nay, huyện Chương Mỹ đang tập trung phát triển thêm các sản phẩm của làng nghề mây tre đan Phú Nghĩa, mô hình chăn nuôi gà thảo dược của HTX Nông nghiệp công nghệ cao, phấn đấu được công nhận sản phẩm OCOP của thủ đô.
Ngoài ra, huyện cũng không ngừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia vào Chương trình OCOP để gia tăng giá trị kinh tế, thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới”, ông Nguyễn Văn Học, Phó trưởng Phòng Kinh tế huyện Chương Mỹ cho hay.
Xuân Hiền – Ngọc Ánh
Xác định nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn là chiến lược phát triển của tỉnh, ngành nông nghiệp…
Nông trại của những mùi hương vùng Nam Ban, huyện Lâm Hà hình thành và phát triển từ năm 2017…
Sở NN&PTNT tỉnh Nam Định tổ chức toạ đàm kết nối doanh nghiệp nông nghiệp năm 2023 giới thiệu những…
Khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên và nắm bắt nhu cầu tiêu dùng rau sạch của thị…
Nông nghiệp sinh thái đang là hướng phát triển trên toàn cầu, là hướng đi cần thiết để đạt được…
Nông nghiệp Thái Bình từ nhiều năm trước đây đã xuất hiện các mô hình liên kết phát triển sinh…
Lạng Sơn đã thực hiện nhiều sáng kiến trong việc xây dựng các mô hình du lịch sinh thái cộng…
Nằm trong chương trình Lễ hội Hokkado tại Hạ Long năm 2023, ngày 17/11, tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Hokkaido…
Bằng những lợi thế và tiềm năng có sẵn, tỉnh Bến Tre đã tiến hành phát triển mô hình nông…
Phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch nông thôn là một chủ trương lớn được Nhà nước rất quan…
Đây chính là tôn chỉ của Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao với nhiều…
Với định hướng lấy chất lượng sản phẩm làm “kim chỉ nam”, Supe Lâm Thao luôn tập trung nghiên cứu,…
Nông nghiệp sinh thái, Nông nghiệp xanh, Nông nghiệp Hữu cơ, Nông nghiệp chính xác, Nông nghiệp thông minh, Nông…
Từ món ăn dân dã, những người dân từ tỉnh Thừa Thiên Huế vào huyện Đạ Tẻh lập nghiệp ở…
Nhiều nông dân xã Đức Lĩnh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã mạnh dạn chuyển đổi, cải tạo những vùng đất…
Thực hiện Kế hoạch số số 282/KH-UBND ngày 16/11/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án phát…
Là “anh cả” trong làng phân bón Việt Nam, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm…
Với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, xã hội, vị trí địa lý... Vĩnh Phúc là tỉnh có…
Ngày 04/12/2023 tại Khách sạn Crow, TP. Thái Nguyên, Chi hội Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) Trường Đại học Nông…
Trong sản xuất nông nghiệp, con người đã phát thải ra một lượng lớn khí nhà kính khiến cho tình…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…