Mô hình chăn nuôi gà theo chuỗi liên kết ở Ba Vì. Ảnh: Xuân Hiền
Đồng thời, việc tổ chức sản xuất chăn nuôi theo chuỗi giá trị hiện đang là mô hình khá phổ biến trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Bởi hình thức này đảm bảo cho các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị sản xuất có thể chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm với nhau, đảm bảo việc điều tiết cung cầu thị trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm.
Trên địa bàn Thủ đô đã xây dựng được 141 chuỗi liên kết, với 59 chuỗi có nguồn gốc động vật. Một số chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi khép kín hoạt động hiệu quả như: Chuỗi sản xuất và cung cấp sản phẩm chăn nuôi bảo đảm an toàn thực phẩm A-Z của Hợp tác xã Chăn nuôi Hoàng Long (huyện Thanh Oai, Hà Nội), chuỗi trứng Tiên Viên...
Ngoài ra, còn có các mô hình chăn nuôi gà thịt theo hướng an toàn sinh học; ứng dụng chế phẩm sinh học, sử dụng thảo dược trong chăn nuôi gà thả vườn với tổng quy mô 300 nghìn con tại 63 điểm với 362 hộ tham gia ở các huyện Ba Vì, Sơn Tây, Thường Tín, Thạch Thất, Quốc Oai, Sóc Sơn, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Đan Phượng.
Là một trong những địa phương có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn, có tốc độ tăng trưởng cao, Hà Nội tập trung phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm, quy mô lớn…; đồng thời tập trung xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh và đến nay đã có 42 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm an toàn dịch bệnh.
Mô hình nuôi chim Đà Điểu ở huyện miền núi Ba Vì mỗi năm cho thu nhập hàng tỷ đồng. Ảnh: Xuân Hiền
Để xây dựng các cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh, bảo đảm sản phẩm đưa ra thị trường có kiểm soát, cùng với việc hình thành những trang trại chăn nuôi quy mô lớn, an toàn dịch bệnh, Hà Nội sẽ đẩy mạnh việc xây dựng chuỗi liên kết, gắn các cơ sở giết mổ với các hộ chăn nuôi quy mô lớn, tạo quy trình đồng bộ từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
Để phát triển chăn nuôi theo chuỗi, những năm qua, ngành nông nghiệp cùng chính quyền các địa phương đã tập trung vận động, khuyến khích các đơn vị, doanh nghiệp, hộ chăn nuôi ứng dụng công nghệ chăn nuôi trang trại có hiệu quả kinh tế cao, nhất là chăn nuôi tập trung.
Chú trọng việc nâng cao kiến thức, năng lực cho người chăn nuôi, từ đó nâng cao khả năng tiếp cận với khoa học công nghệ mới trong chăn nuôi, chuyển giao nhanh và áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
Đặc biệt, Hà Nội đang chú trọng chế biến sâu các sản phẩm từ động vật để vừa bảo đảm quản lý chất lượng an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, vừa góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển bền vững, hiệu quả.
Nhìn nhận từ thực tế cho thấy, việc hình thành các chuỗi liên kết chăn nuôi - tiêu thụ sản phẩm sẽ khắc phục được những khó khăn của ngành chăn nuôi trong giai đoạn hiện nay như: Được mùa - mất giá, ô nhiễm môi trường..., qua đó thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nâng cao thu nhập cho nông dân.
Phó Giám đốc Sở NN - PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường chia sẻ, trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi để phát triển bền vững. Ngành nông nghiệp tham mưu thành phố tiếp tục có cơ chế, chính sách ưu đãi về đất đai, vay vốn tín dụng, tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi xây dựng trang trại chăn nuôi theo hướng khép kín.
Cùng với đó, Hà Nội đẩy mạnh việc xây dựng chuỗi liên kết, gắn các cơ sở giết mổ với các hộ chăn nuôi quy mô lớn, tạo quy trình đồng bộ từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm kết hợp xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho sản phẩm chăn nuôi. Từ đó, giúp bà con ổn định đầu ra và phát triển theo hướng bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân.
Xuân Hiền
Các nghiên cứu khoa học cho thấy, thuốc trừ sâu hiện diện rộng rãi trong đất, nước và không khí,…
Nhằm giúp bà con nông dân, nhất là bà con nông dân có kiến thức trong chăn nuôi gà theo…
Ngày nay, con người mong muốn tìm thấy chất lượng 'bền vững', 'thân thiện với môi trường' và 'sạch' trong…
Công Thương - Với giá bán cao như một loại đặc sản, lợn bản, lợn mán mang lại nguồn thu…
Các sản phẩm hữu cơ thường được giới thiệu như một sản phẩm sạch và lành mạnh hơn. Nhãn hàng…
ĐNO - Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường, các nhà sản xuất nông nghiệp phải…
Làm nông nghiệp hữu cơ là tuân theo một hệ sinh thái thuận tự nhiên. Tiêu dùng thực phẩm hữu…
Phân bón côn trùng là một giải pháp thay thế bền vững cho các loại phân bón hóa học, đặc…
Xu hướng dịch chuyển dần sang tiêu dùng sản phẩm nông sản hữu cơ sẽ là tất yếu. Vì vậy,…
Triển khai chương trình OCOP đã giúp nhiều địa phương trong tỉnh xây dựng được thương hiệu cho các sản…
Nắm bắt nhu cầu của thị trường, đồng thời nhận thức rõ được những lợi ích khi sản xuất nông…
Với hơn 27 năm đồng hành cùng bà con nông dân ở khắp mọi miền Tổ quốc, thương hiệu gạo…
Với đặc thù địa bàn thường xuyên đón khách du lịch, dân cư sinh sống tập trung ở những vùng…
Chiều 30/5 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống…
Đắk Nông triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP từ năm 2018. OCOP đã có sức lan…
Với quyết tâm làm giàu trên quê hương, nhiều nông dân sinh sống trên vùng biên giới huyện Bù Đốp…
UBND huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương sẽ tổ chức chương trình hội thảo "Sản xuất nông nghiệp hữu cơ…
Bộ NN-PTNT đang đề xuất với Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển giá trị đa dụng hệ sinh…
Vinamilk cũng được xác nhận là công ty sữa đầu tiên tại Việt Nam có nhà máy và trang trại…
Hội nghị đã nghe báo cáo thực hiện Nghị quyết Hội nghị Người lao động năm 2022 và phương hướng,…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…