Thứ ba 22/07/2025 07:55Thứ ba 22/07/2025 07:55 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Người đánh thức những “mùa vàng”

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Người đánh thức những “mùa vàng” đó là lão nông tri điền Nguyễn Hồng Phương, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Đường Gỗ Lộ, xã Long Thạnh, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.
Ông Nguyễn Hồng Phương đang thăm cánh đồng lúa
Ông Nguyễn Hồng Phương đang thăm cánh đồng lúa

m kinh tế tập thể với nòng cốt là HTX

Sinh ra và lớn lên ngay trên mảnh đất quê hương thuộc xã Long Thạnh, gia đình ông Nguyễn Hồng Phương nhiều đời gắn bó với sản xuất nông nghiệp. Sau nhiều năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, “dầm sương dãi nắng”, “đầu tắt mặt tối” trên cánh đồng rất vất vả quanh năm nhưng lợi nhuận thu được từ cây lúa cứ bấp bênh mãi và không được ổn định, ông thấy rằng cây lúa luôn phải “cõng” trên lưng những gánh “nặng” của: giống lúa, phân bón, thuốc trừ sâu, đầu ra của sản phẩm, được mùa mất giá,…khiến đời sống gia đình luôn trong cảnh thiếu trước hụt sau, bữa no bữa đói.

Cũng như bao gia đình khác ở địa phương, từ bao đời nay, vẫn còn giữ thói quen tư duy canh tác cũ, nhỏ lẻ, manh mún, mạnh ai nấy làm nên chẳng thể “khá” lên được ngay trên chính mảnh ruộng của mình. Phải làm sao để vươn lên thoát khỏi cái đói, cái nghèo đây? Để thoát khỏi “cái đói, cái nghèo”, ông miệt mài “tầm sư học đạo” học hỏi kinh nghiệm ở các mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi trong và ngoài địa bàn; tham gia các buổi tập huấn do Hội nông dân xã, huyện tổ chức; đọc sách, báo để mở rộng sự hiểu biết của mình trong sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn,…

Sau nhiều đêm trăn trở tìm lối ra trong sản xuất, ông nhận ra rằng muốn thoát khỏi “đói nghèo”, muốn kinh tế gia đình phát triển ổn định thì giải pháp tối ưu nhất đó là làm kinh tế tập thể với nòng cốt là HTX. Bởi các thành viên tham gia HTX sẽ phát huy tối đa trí tuệ, năng lực và tinh thần đoàn kết “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” của các thành viên. Mọi người cùng góp vốn, góp tài sản, góp sức trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi sẽ tạo nên một vùng nguyên liệu, cánh đồng mẫu lớn với chuỗi liên kết sản xuất hoàn chỉnh tạo thành một vòng khép kín, thuận lợi cho việc áp dụng thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất chế biến sản phẩm. Từ đó nâng cao số lượng, chất lượng hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trường, giúp khắc phục những khó khăn, hạn chế, thiếu sót mà mô hình kinh tế hộ nhỏ lẻ gặp phải.

Góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh nông sản và cải thiện, nâng cao đời sống mọi mặt cho người lao động, giảm sự phân hóa giàu nghèo, làm giàu trên chính thuở ruộng của mình, đưa sản xuất nông nghiệp ngày càng “khởi sắc”. Sau một thời gian kiên trì thuyết phục, động viên người dân trên địa bàn tham gia Hợp tác xã (HTX) năm 2015, HTX Đường Gỗ Lộ ra đời với 54 thành viên, 78 ha lúa chuyên canh 02 vụ chủ yếu giống lúa Jasmine 85, cùng với số vốn điều lệ ít ỏi 51 triệu đồng, vốn sản xuất kinh doanh 92 triệu đồng. Ban đầu tuy còn khó khăn, nhưng ai cũng phấn khởi tin vào sự đổi thay và một ngày mai tươi sáng.

Chủ tịch HĐQT HTX nông nghiệp Đường Gỗ Lộ (người đứng thứ 4, từ trái qua) giới thiệu mô hình trồng lúa với đoàn tham quan trong và ngoài tỉnh.
Chủ tịch HĐQT HTX nông nghiệp Đường Gỗ Lộ (người đứng thứ 4, từ trái qua) giới thiệu mô hình trồng lúa với đoàn tham quan trong và ngoài tỉnh.

Điểm sáng của mô hình kinh tế tập thể

Với vai trò “người đứng mũi chịu sào” nơi “đầu sóng, ngọn gió”, Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX Nguyễn Hồng Phương không ngừng trăn trở, nghĩ suy để cho con tàu HTX Đường Gỗ Lộ phát triển đúng hướng, đem lại giá trị cao để không phụ lòng mong mỏi, sự tin tưởng của các thành viên HTX đã gửi trọn niềm tin vào mình. Vạn sự khởi đầu nan, nhưng với sự nỗ lực không ngừng, lòng quyết tâm không mệt mỏi của Hội đồng quản trị và các thành viên HTX đã đưa HTX vượt qua mọi sóng gió, khó khăn ban đầu. Con tàu HTX Đường Gỗ Lộ từng bước phát triển, lớn mạnh sau 8 năm đi vào hoạt động.

Ông Nguyễn Hồng Phương tâm sự, tấm áo cũ đã chật, không còn phù hợp với tình hình thực tế phát triển của HTX và cần phải thay áo mới. Năm 2020, HTX Đường Gỗ Lộ tổ chức hội nghị thành viên lần thứ III, nhiệm kỳ 2020-2023 về việc sáp nhập HTX nông nghiệp Long Tiến II, HTX nông nghiệp Cây Bàng, HTX nông nghiệp Thịnh Phát vào HTX nông nghiệp nông dân Đường Gỗ Lộ, bởi nhiều năm liền chỉ có HTX nông nghiệp nông dân Đường Gỗ Lộ hoạt động có hiệu quả, các HTX còn lại chỉ hoạt động cầm chừng, chưa mang lại hiệu quả thiết thực cũng như chưa đáp ứng được tối đa hóa lợi nhuận trong phục vụ sản xuất cho thành viên HTX.

Sau khi sáp nhập, HTX nông nghiệp Đường Gỗ Lộ có trên 213 thành viên với diện tích sản xuất lúa 2 vụ 448,68 ha và 15 lao động thường xuyên. HTX Đường Gỗ Lộ sản xuất kinh doanh 9 dịch vụ, ngành nghề: bơm tát tưới tiêu nước; làm đất; thu hoạch nông sản; cung ứng lúa giống; bao tiêu sản phẩm nông sản cho thành viên; bao tiêu sản phẩm nông sản cho HTX bạn; bán điện năng lượng mặt trời; liên kết vật tư cho thành viên và phun thuốc bằng thiết bị bay không người lái.

Sự trưởng thành, phát triển của HTX đã chứng minh tính hiệu quả của kinh tế tập thể đối với người dân và trở thành nơi đáng tin cậy để người dân gửi gắm niềm tin, tham gia phát triển kinh tế gia đình, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất nông sản, ổn định đầu ra sản phẩm, làm giàu chính đáng. Chỉ riêng quy trình canh tác lúa thông minh, bơm tát nước, xuống giống, thu hoạch tập trung của HTX đã giúp người dân giảm từ 20kg lúa giống/công xuống còn 10kg, vừa tiết kiệm giống, phân bón, công sức mà sâu bệnh lại ít, kéo theo chi phí thuốc bảo vệ thực vật giảm. Tính cả quy trình sản xuất lúa của hợp tác xã, bà con có thể tiết giảm chi phí từ 3 - 4 triệu đồng/ha.

Theo Chủ tịch Hội đồng quản trị, cơ cấu giống chủ yếu của HTX có 03 loại giống chất lượng cao: DS1, Đài Thơm 8, Jasmine 85, trong đó, giống lúa Nhật (DS1) đưa vào sản xuất trọng tâm bởi ít sâu bệnh hại, năng xuất cao và thị trường tiêu thụ ổn định, lợi nhuận lại gấp 1,5 lần so với các giống lúa khác đã nâng cao thu nhập cho các thành viên HTX, đưa diện tích sản xuất giống DS1 của HTX đạt gần 200 ha.

Năm 2022, HTX ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với công ty Lộc Trời cho các HTX và tổ hợp tác trong huyện Giồng Riềng 1.430 ha lúa; 26 thành viên HTX đăng ký sản xuất lúa sạch với diện tích 50,01 ha và đã được cấp giấy chứng nhận VIETGAP. Với chi phí chi phí sản xuất trung bình 17 triệu đồng/ha, năng suất bình quân 10-12 tấn/ha, lợi nhuận trung bình 71 triệu đồng/ha. Người nông dân không phải rơi vào điệp khúc được mùa, mất giá như các năm đã qua, thành viên HTX và người dân lân cận rất phấn khởi vui mừng vì vụ mùa bội thu, được mùa, được giá.

Từ năm 2023 đến nay, HTX hợp tác với doanh nghiệp Tuyết Trinh, huyện Thới Lai, thành Phố Cần Thơ, bao tiêu sản phẩm diện tích 160 ha lúa Đài Thơm 8 và OM 18; ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với công ty Tập đoàn Lộc Trời 1.430 ha lúa; hợp đồng với doanh nghiệp Huy Quang Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang, bao tiêu 85 ha lúa DS1. Năm 2023, HTX tham gia cuộc thi mỗi phường xã một sản phẩm do Uỷ ban nhân dân huyện Giồng Riềng tổ chức với sản phẩm gạo DS1 đã đạt OCOP 3 Sao.

Ông Nguyễn Hồng Phương, xác định định hướng phát triển của HTX trong thời gian tới đó là đưa sản phẩm gạo DS đến với người tiêu dùng; đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của HTX; phát triển thương hiệu và mở rộng quy mô HTX lên tầm cao mới.

Với những cống hiến không mệt mỏi vì sự phát triển của HTX, ông Nguyễn Hồng Phương nhiều năm liền đạt danh hiệu: Người sản xuất nông nghiệp giỏi cấp huyện; nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh. Ông cũng vinh dự được nhận bằng khen của Bộ trưởng bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn; giấy khen của Cục Trưởng cục bảo vệ thực vật – bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn; bằng khen của Tỉnh ủy Kiên Giang; bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang; giấy khen của Ủy ban nhân dân huyện Giồng Riềng; 06 năm liền HTX đạt danh hiệu đơn vị dẫn đầu khối thi đua nông nghiệp huyện Giồng Riềng. HTX Đường Gỗ Lộ được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh “Hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc năm 2024”.

Bài liên quan

Nới rộng "cửa" vốn: Hợp tác xã và liên hiệp Hợp tác xã được vay đến 5 tỷ đồng

Nới rộng "cửa" vốn: Hợp tác xã và liên hiệp Hợp tác xã được vay đến 5 tỷ đồng

Khu vực kinh tế tập thể, với hạt nhân là các hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã, từ lâu đã được xác định là thành phần kinh tế quan trọng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển nông nghiệp, nông thôn và kinh tế - xã hội của đất nước. Với việc Nghị định 156/2025/NĐ-CP chính thức cho phép hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã được các tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản đảm bảo tối đa đến 5 tỷ đồng, hứa hẹn tạo cú hích mạnh mẽ cho sự phát triển của mô hình kinh tế này
Nâng cao chất lượng và mở rộng thị trường rau hữu cơ

Nâng cao chất lượng và mở rộng thị trường rau hữu cơ

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã tổ chức đoàn công tác thăm các mô hình dự án Tăng cường chuỗi giá trị cây trồng an toàn tại tỉnh phía Bắc Việt Nam.
Đưa nông nghiệp hữu cơ về vùng sâu vùng xa, tiềm năng lớn nhưng còn nhiều trăn trở

Đưa nông nghiệp hữu cơ về vùng sâu vùng xa, tiềm năng lớn nhưng còn nhiều trăn trở

Trong những năm gần đây, nông nghiệp hữu cơ ngày càng được quan tâm như một hướng đi tất yếu của nền sản xuất nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trước áp lực ngày càng lớn từ biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên và nhu cầu tiêu dùng thực phẩm an toàn, mô hình sản xuất này được xem là giải pháp toàn diện. Tuy nhiên, tại nước ta, nông nghiệp hữu cơ vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu và chủ yếu tập trung ở các khu vực có điều kiện thuận lợi. Câu hỏi đặt ra là: liệu có thể đưa nông nghiệp hữu cơ về chiều sâu, vùng xa, những khu vực thường được xem là “vũng trũng” của phát triển nông nghiệp được không?
Quảng Trị: Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp bền vững

Quảng Trị: Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp bền vững

Để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ, Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Trị đã chỉ đạo Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao công nghệ và Đổi mới sáng tạo Quảng Trị tập trung nghiên cứu sản xuất các loại chế phẩm sinh học và được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu cao trên nhiều lĩnh vực.
Đắk Lắk: Chủ động thích ứng, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp

Đắk Lắk: Chủ động thích ứng, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, việc tổ chức sản xuất nông nghiệp hiệu quả, bền vững đang trở thành yêu cầu cấp thiết đối với các địa phương. Nhằm đảm bảo sản xuất vụ Hè Thu 2025 đạt kết quả cao nhất, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành văn bản hướng dẫn khung lịch thời vụ và cơ cấu giống cây trồng, đồng thời triển khai kế hoạch sản xuất chi tiết đến từng huyện, thị xã, thành phố trong toàn tỉnh.
Đâu là nguyên nhân khiến nông dân chưa thực sự mặn mà với nông nghiệp hữu cơ?

Đâu là nguyên nhân khiến nông dân chưa thực sự mặn mà với nông nghiệp hữu cơ?

Ở nhiều quốc gia phát triển, nông nghiệp hữu cơ đã chiếm một tỉ trọng đáng kể trong tổng sản lượng nông nghiệp và mang lại giá trị kinh tế cao. Tại Việt Nam, tuy khái niệm nông nghiệp hữu cơ đã không còn xa lạ, nhưng trên thực tế, số lượng nông dân tham gia vào mô hình sản xuất này vẫn còn khá khiêm tốn. Nhiều địa phương triển khai mô hình hữu cơ đã gặp không ít khó khăn trong việc mở rộng quy mô do nông dân không mặn mà tham gia.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Nghệ An: Nông dân khẩn trương thu hoạch và gia cố vườn tược trước bão số 3 Wipha

Nghệ An: Nông dân khẩn trương thu hoạch và gia cố vườn tược trước bão số 3 Wipha

Trước diễn biến nhanh và khó lường của bão số 3 Wipha, nhiều địa phương ở Nghệ An đã chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh. Ngay trong sáng 20/7, khi thời tiết tạm hửng nắng, người dân các vùng sản xuất nông nghiệp đồng loạt ra đồng thu hoạch hoa màu, củng cố giàn leo, khơi thông mương rãnh nhằm bảo vệ thành quả lao động trước khi mưa bão ập đến.
Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 3: Gia tăng giá trị cho nông sản hữu cơ

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 3: Gia tăng giá trị cho nông sản hữu cơ

Để nông nghiệp hữu cơ miền núi không còn dừng lại ở những mô hình điểm mà thực sự thành một ngành kinh tế xanh bền vững, cần phải tối ưu lợi thế cạnh tranh, nâng tỷ lệ lợi nhuận trên mỗi đơn vị sản phẩm.
Những “hạt mầm” doanh nhân nông thôn vươn lên từ gian khó

Những “hạt mầm” doanh nhân nông thôn vươn lên từ gian khó

Không còn đơn thuần là người sản xuất nhỏ lẻ, nhiều nông dân Hà Tĩnh đang từng bước chuyển mình, hình thành mô hình kinh tế có quy mô, chất lượng và tư duy thị trường. Từ những hộ gia đình làm ăn giỏi, khu vực nông thôn đang dần xuất hiện những doanh nhân mới – làm nông bằng tinh thần chủ động, sáng tạo và dám nghĩ dám làm.
HTX Tân Thọ: Đưa sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn tâm quốc tế

HTX Tân Thọ: Đưa sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn tâm quốc tế

Không chỉ tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động địa phương với thu nhập ổn định, hợp tác xã còn sở hữu 3 sản phẩm OCOP và đưa các sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu vươn tầm quốc tế.
Thị trường nông sản 20/7/2025: Giá lúa gạo ổn định, cà phê tăng mạnh trở lại

Thị trường nông sản 20/7/2025: Giá lúa gạo ổn định, cà phê tăng mạnh trở lại

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo, tiêu ổn định, đáng chú ý cà phê tăng mạnh trở lại từ 1.700 đến 2.000 đồng/kg so với hôm qua.
Thị trường nông sản 19/7/2025: Giá lúa gạo bình ổn, cà phê giảm nhẹ

Thị trường nông sản 19/7/2025: Giá lúa gạo bình ổn, cà phê giảm nhẹ

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo bình ổn, tiêu tiếp đà giảm, trong khi đó cà phê giảm nhẹ từ 200 - 500 đồng/kg so với hôm qua.
Thị trường nông sản 18/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng nhẹ trở lại

Thị trường nông sản 18/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng nhẹ trở lại

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu giữ nguyên, đáng chú ý cà phê trong nước tăng nhẹ trở lại so với hôm qua.
Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 2: Duy trì chất lượng đường dài

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 2: Duy trì chất lượng đường dài

Trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, duy trì tiêu chuẩn hữu cơ là một hành trình không ngừng nghỉ và đầy thách thức. Để duy trì chất lượng đường dài, mở rộng quy mô, người sản xuất nông nghiệp hữu cơ cần xây dựng tuân thủ các quy định và xây dựng hệ thống quản lý chặt chẽ.
Phát triển nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tại Thuận An

Phát triển nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tại Thuận An

Xã Thuận An được thành lập trên cơ sở hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số các xã Lệ Chi, Dương Quang và một phần diện tích tự nhiên, dân số các xã Phú Sơn, Đặng Xá trước đây, tổng diện tích tự nhiên 2.967ha, trong đó có 94ha đất phát triển đô thị còn lại là đất khu vực nông thôn.
Thị trường nông sản 17/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê quay đầu giảm mạnh

Thị trường nông sản 17/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê quay đầu giảm mạnh

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu giảm, đáng chú ý cà quay đầu giảm mạnh từ 2.900 đến 3.000 đồng/kg so với hôm qua.
Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 1: Khởi đầu từ những cộng đồng tử tế

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 1: Khởi đầu từ những cộng đồng tử tế

Tại vùng Trung du và miền núi phía Bắc, giữa những phép tính lợi nhuận ngắn hạn, có những cộng đồng đang chọn chuyển đổi hữu cơ để thực hiện một phép cộng khác - cộng sự sẻ chia, cộng ý thức, cộng trách nhiệm. Họ là những cộng đồng tử tế, tiên phong vẽ thêm màu xanh bền vững cho bức tranh nông nghiệp hữu cơ miền Bắc Việt Nam..
Kết hợp rừng ngập mặn làm du lịch sinh thái – Tiềm năng và hướng phát triển bền vững

Kết hợp rừng ngập mặn làm du lịch sinh thái – Tiềm năng và hướng phát triển bền vững

Rừng ngập mặn (RNM) là một hệ sinh thái độc đáo và vô cùng quan trọng, không chỉ đóng vai trò bảo vệ bờ biển, điều hòa khí hậu mà còn sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, đa dạng sinh học phong phú. Chính những đặc điểm này đã mở ra một tiềm năng to lớn cho việc phát triển du lịch sinh thái (DLST) tại các khu vực có RNM. Việc kết hợp DLST với RNM không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng mà còn góp phần nâng cao nhận thức về bảo tồn, thúc đẩy sự phát triển bền vững.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính