Hiện có một số hãng hàng không đã đồng ý giảm chi phí vận chuyển cho nông sản xuất khẩu trong thời gian tới.
Ngành nông nghiệp “vượt khó”
Thời điểm tháng 8, tháng 9 của năm 2021, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các tỉnh phía Nam phải thực hiện giãn cách xã hội dẫn đến các chuỗi ngành hàng bị đứt gãy. Do đó, việc sản xuất, vận chuyển, chế biến rất khó khăn khiến hệ thống phân phối bị ngưng trệ, thị trường bị đứt gãy. Lúc đó ngành nông nghiệp không hình dung nổi sẽ vượt qua như thế nào để hoàn thành chỉ tiêu, rồi lập được kỷ lục mới về xuất khẩu nông lâm thủy sản như vậy.
“Đại dịch Covid-19 bùng phát đã tác động không nhỏ đến ngành nông nghiệp trong năm 2021. Song, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, từ Trung ương đến các địa phương, do đó toàn ngành đã gặt hái được nhiều kết quả thắng lợi. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản vẫn đạt 46,8 tỷ USD, vượt xa mục tiêu 42 tỷ USD mà Chính phủ đưa ra”, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho hay.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan
Theo Tư lệnh ngành nông nghiệp, kết quả này nói lên sự năng động, thích ứng, nhanh nhạy không chỉ trong bộ máy quản lý ngành nông nghiệp từ Trung ương đến địa phương mà còn thể hiện sự nỗ lực của doanh nghiệp và người dân, sự vào cuộc của hiệp hội ngành hàng nhằm kết nối, giữ vững thị trường.
Hàng chục triệu hộ nông dân trong bối cảnh chi phí đầu vào tăng, phải thực hiện giãn cách xã hội nhưng vẫn tạo ra được lượng nông sản lớn, giúp ngành nông nghiệp lấy được đà phục hồi nhanh, đảm bảo cung ứng đủ lương thực thực phẩm cho người dân trong thời điểm giãn cách xã hội, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Các tổ công tác đặc biệt của Bộ NN-PTNT đã có nhiều sáng kiến, giải pháp phù hợp, giúp người nông dân tiêu thụ sản phẩm, giúp các doanh nghiệp có nguyên liệu phục vụ chế biến.
Trong điều kiện mỗi địa phương có những quy định khác nhau trong phòng chống dịch thì vai trò kết nối, điều phối của các tổ công tác là rất quan trọng, từ đó mang lại kết quả chung, khẳng định vai trò “trụ đỡ” của ngành nông nghiệp.
Bộ trưởng chia sẻ thêm, năm 2021 có lẽ là nỗi ám ảnh lớn nhất đối với ngành nông nghiệp, đó là sự đứt gãy chuỗi giá trị của các ngành hàng do các địa phương thực hiện lệnh giãn cách xã hội và phòng, chống dịch thiếu thống nhất. Thậm chí, nhiều địa phương có sự lúng túng do đại dịch chưa có tiền lệ.
Nỗi ám ảnh thứ hai là "bão giá" vật tư đầu vào, từ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y... đều tăng cao. Chính vì giá vật tư đầu vào tăng cao nên cả giá trị xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng. Chúng ta nhập khẩu chủ yếu là vật tư đầu vào trong sản xuất nông nghiệp.
Điều đó nói lên hai điều. Một là, chuỗi cung ứng của nền nông nghiệp thời gian qua chưa được chú trọng, vì chúng ta cắt khúc giữa sản xuất với thị trường. Từ các cơ quan quản lý Trung ương đến địa phương chủ yếu là chỉ đạo sản xuất mà chưa quan tâm xúc tiến thị trường, chưa quan tâm đầu tư chuỗi logistics cả trong nước và nước ngoài.
Thứ hai, từ câu chuyện vật tư nông nghiệp tăng giá, chúng ta cũng thấy thế giới sau đại dịch rất "chông chênh". Do đứt gãy chuỗi giá trị toàn cầu, nền nông nghiệp sản lượng cao mà chi phí cũng cao.
Bởi vậy, chúng ta phải chấp nhận một thực tế rằng, giá trị gia tăng không tỷ lệ thuận với những con số tăng trưởng về giá trị xuất khẩu nông sản. Thu nhập của người nông dân tưởng chừng tăng mà không tăng tương xứng. Hai vấn đề lớn trên đã bộc lộ rõ qua bối cảnh dịch bệnh Covid-19.
Giảm chi phí vận chuyển nông sản xuất khẩu
Bộ trưởng Lê Minh Hoan bộc bạch, ông đã đi nhiều nước châu Âu và nhận ra rằng, giá trị xuất khẩu của Việt Nam những năm qua tăng cao nhưng thiếu bền vững, còn mang tính tự phát.
Nghĩa là, chủ yếu do sự năng động của doanh nghiệp kết nối với thị trường nước ngoài để đưa hàng sang, chứ chúng ta chưa có đề án chiến lược xuất khẩu bền vững cho từng loại thị trường, kể cả cách thúc đẩy xuất khẩu vào từng thị trường.
Đa phần sản phẩm xuất khẩu của chúng ta sang thị trường nước ngoài là phục vụ người gốc Á sinh sống ở quốc gia đó, chứ chưa thâm nhập vững chắc vào các hệ thống phân phối lớn ở các quốc gia.
Bởi vậy, mặc dù giá trị xuất khẩu tăng nhanh, nhưng chưa có tính bền vững. Ví dụ, chúng ta thấy giá nhãn, vải thiều trên quầy kệ ở Nhật Bản và Mỹ có giá cao ngất ngưởng, chúng ta cảm thấy vui và tự hào. Nhưng thực ra, chi phí logistics đã chiếm phần lớn rồi.
Hiện, Bộ NN-PTNT đang tham vấn các đại sứ quán, thương vụ nước ngoài, trước mắt là khối EU và Trung Quốc để xây dựng đề án xuất khẩu nông sản bền vững, không để tới mùa vụ chúng ta mới thu gom để xuất khẩu, mà phải khởi tạo được vùng nguyên liệu chuẩn hóa.
Chúng ta phải bắt đầu từ vùng nguyên liệu tại địa phương, người nông dân chuẩn hóa theo quy trình canh tác và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật phù hợp với yêu cầu của thị trường.
Nếu nông sản không sạch thì chế biến cũng không sạch theo. Kể cả các doanh nghiệp, đơn vị logistics cũng phải tham gia vào, để tạo ra giá trị cạnh tranh nhiều hơn.
Sắp tới, Bộ NN-PTNT sẽ xây dựng liên minh Hiệp hội của các đơn vị xuất khẩu nông sản và lần đầu tiên có sự tham gia của các doanh nghiệp logistics để phối hợp giảm chi phí trung gian.
“Chúng tôi đã bàn với các hãng hàng không Bambo Airways và Vietjet Air, cơ bản các doanh nghiệp đồng ý giảm chi phí vận chuyển cho nông sản xuất khẩu. Khi đề án xuất khẩu nông sản bền vững được triển khai, tôi nghĩ chúng ta không chỉ xuất khẩu được 48,6 tỷ USD, mà còn cao hơn và vững chắc hơn”, Bộ trưởng Hoan nói.
Mai Chiến (t/h)
(HNMO) - Ngày 31-3, Liên minh Hợp tác xã thành phố Hà Nội khai mạc “Tuần lễ quảng bá, giới…
Tại Hội nghị kết nối hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc (Quảng Tây) trong thời…
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang phát triển mạnh mẽ, nhưng để tăng hiệu quả của chương…
Theo Sở NN-PTNT, toàn tỉnh Đồng Nai hiện có 3 mô hình được chứng nhận hữu cơ với tổng diện…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Phạm Văn Thành vừa ký ban hành Quyết định 685/QD-UBND về việc phê…
Trong 02 ngày (21 - 22/3), Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Viện Quản lý đất đai…
Tạp chí Hữu cơ Việt Nam có nhu cầu tuyển dụng phóng viên, biên tập viên, cụ thể:
Chiều 25/3, tại Trung tâm OCOP huyện Lạc Dương, lần đầu tiên Chợ phiên nông sản hữu cơ huyện Lạc…
Tiếp nối thành công của Giải thưởng Hữu cơ EU lần thứ nhất, việc đăng ký để dự thi tại…
Chương trình mỗi xã một sản phẩm đã đem lại những hiệu quả nhất định, nhưng cần phải nâng tầm…
(HNMO) - Ngày 31-3, Liên minh Hợp tác xã thành phố Hà Nội khai mạc “Tuần lễ quảng bá, giới…
Nhiều tỉnh, thành phố phía Nam đang tập trung phát triển nông nghiệp hữu cơ để theo kịp xu hướng…
Triển khai chương trình OCOP đã giúp nhiều địa phương trong tỉnh xây dựng được thương hiệu cho các sản…
Gặp không ít khó khăn trong thời gian đầu hoạt động do định kiến của xã hội, Thực phẩm chay…
“Nếu mã vùng trồng không được nhiều thì tại Việt Nam sẽ có hiện tượng “thắt cổ chày” xuất khẩu…
Tại Hội nghị kết nối hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc (Quảng Tây) trong thời…
Để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, đặc biệt giá trị sản phẩm lúa hàng hóa ở xã…
Khởi nghiệp (KN) với sản phẩm từ thiên nhiên, “KN xanh” để mang lại những giá trị thiết thực cho…
Ngành nông nghiệp Đồng Tháp đã tích cực hỗ trợ bà con nông dân về các biện pháp khoa học…
Với điều kiện tự nhiên, nguồn lực dành cho phát triển nông nghiệp hữu cơ bị hạn chế, Bắc Ninh…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…