Nắm bắt được thị hiếu tiêu dùng, người dân làng Thủy Trầm, đã phát triển nghề nuôi cá chép đỏ và xây dựng thành công thương hiệu cá chép đỏ Thủy Trầm nổi tiếng khắp cả nước.
Những ngày trước Tết ông Công, ông Táo, làng Thủy Trầm tại xã Tuy Lộc tất bật vào vụ.
Theo các cụ cao niên của làng kể lại, nghề ươm nuôi cá chép đỏ ở làng Thủy Trầm bắt đầu từ những năm 1960. Hiện cả làng có trên 30 ha nuôi cá chép đỏ của 670 hộ dân, trong đó 353 hộ trực tiếp sản xuất, kinh doanh cá, sử dụng hơn 1000 lao động tại chỗ. Hàng năm, người dân cung ứng từ 7.000 – 8.000 kg giống cá các loại cho thị trường.
Cá chép đỏ Thủy Trầm được nuôi trên đất tổ Hùng Vương nay đã “vượt cổng làng” đến với người dân ở mọi miền Tổ quốc, đáp ứng nhu cầu của mọi người dân trong ngày 23 tháng Chạp hằng năm.
Theo thông thường cá giống sẽ được tiến hành nuôi từ tháng 6, người nuôi cá chăm sóc sao cho đến khi cá thu hoạch có kích cỡ khoảng 3 ngón tay là vừa đẹp. Sau khi đánh bắt từ ao, cá bắt được nhanh chóng được chuyển sang một lưới ở ao bên cạnh để giúp cá không bị ngạt bùn.
Gia đình anh Nguyễn Công Thủy năm nay thả trên 3 tạ cá chép đỏ, anh nhẩm tính nếu giá cá năm nay giữ được như năm ngoái thì sau khi trừ chi phí, gia đình ông cũng thu lãi được trên 40 -50 triệu đồng.
Anh Nguyễn Công Thủy đang thu hoạch cá
Anh Thủy vừa bắt cá vừa chia sẻ: “Một số gia đình có điều kiện thích mua cá chép đỏ loại to từ 1-2 kg/con, có con hơn 2kg để thả phóng sinh. Ngoài ra, cá khoảng từ 40 - 50 con/kg thường được nhiều người ưa chuộng hơn. Nguồn thu từ các chép đỏ đã giúp chúng tôi cải thiện kinh tế gia đình”.
Chia tay anh Thủy, chúng tôi ghé thăm mô hình nuôi cá chép đỏ của gia đình ông Trần Văn Trọng vào đúng lúc gia đình ông đang khẩn trương bắt tay vào công việc tát ao, và để bắt cá kịp cho các thương lái đến lấy hàng.
Theo ông Trọng cho biết, cùng với lịch sử ra đời nghề nuôi cá chép đỏ ở địa phương, gia đình ông có tới 3 đời làm nghề này, từ đời cụ, đời ông, đời cha sau đó truyền lại cho ông, không phải học hỏi đâu xa cứ thế mà làm. Duy trì nghề truyền thống của ông cha, ông Trọng đã gắn bó với nghề từ thủa thiếu thời cho đến tận bây giờ.
Chia sẻ về kỹ thuật chăn nuôi cá chép, ông Trọng bật mí: "Các hộ gia đình phải trải qua kinh nghiệm lâu năm, nhiều lần “được, mất” mới đúc rút được kinh nghiệm để cho cá chép đỏ đẻ muộn thành công. Đó là phải hạn chế cho cá ăn, đồng thời để nước lưu cữu lâu. Tuy nhiên, nếu nước quá bẩn, sẽ dẫn đến tình trạng cá bị ngạt khí, chết. Khi đó, phải khắc phục bằng việc sử dụng máy sục nước".
Tên loại cá này được nhiều người biết đến và hiện tại nghề nuôi cá chép đỏ đã trở thành một sản phẩm chính được chú trọng phát triển kinh tế của xã Tuy Lộc.
Trao đổi với PV, ông Bùi Văn Chữ, Trưởng làng nghề sản xuất cá chép đỏ Thủy Trầm khấn khởi cho biết: “Người dân Thủy Trầm nuôi cá chép đỏ từ khoảng những năm 70. So với giống cá ở các nơi khác, cá chép đỏ Thủy Trầm có các ưu điểm là hình thức đẹp, màu đỏ rực rỡ như màu cờ, có đôi mắt xanh đen, khỏe mạnh, không có đốm trên thân cá”.
Tuy nhiên, một vài địa phương khác cũng nuôi được cá chép đỏ, nhưng cá chép đỏ Thủy Trầm được đông đảo người dân cả nước ưa chuộng nhất, do có mầu sắc đỏ đậm, nhiều chủng loại, mẫu mã đẹp và giá cả hợp lý.
Hàng năm, người dân bắt đầu nuôi cá chép đỏ từ tháng 6 âm lịch để phục vụ Tết ông Công ông Táo. Thời gian còn lại vẫn nuôi các loại cá thương phẩm khác. Ngoài kinh nghiệm được lưu truyền giữa các thế hệ trong gia đình, trong quá trình thâm canh, huyện, xã cũng thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn tại địa phương để tăng thêm hiểu biết thâm canh, áp dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi cá cho bà con nơi đây.
Nghề nuôi cá chép đỏ không chỉ là mục đích kinh tế mà còn là nét văn hóa truyền thống đã có từ bao đời của người dân nơi đây.
Điều đáng nói là qua thời gian, người dân trong làng đã tự tìm chọn những con cá đẹp về màu sắc, ngoại hình, khỏe về thể chất để nhân giống, chủ động và đảm bảo được nguồn cung cá bột tại địa phương.
Với các đặc điểm này, cá chép đỏ Thủy Trầm được nhiều người ưa thích, từng bước có chỗ đứng và khẳng định được thương hiệu trên thị trường.
Năm 2011, tỉnh Phú Thọ đã công nhận Làng nghề sản xuất cá chép đỏ Thủy Trầm và tạo điều kiện đầu tư cơ sở vật chất, nhất là hệ thống cấp thoát nước phát triển làng nghề. Tháng 12/2017, Cục Sở hữu trí tuệ cũng đã chứng nhận thương hiệu cá chép đỏ Thủy Trầm.
Cá trước khi giao cho các thương lái phải khỏe, nên người dân bắt cá lên rất cẩn thận chăm sóc trong bể
Về thăm Làng Thủy Trầm, xã Tuy Lộc vào những ngày này, thấy không khí vui tươi lao động khẩn trương của người dân nơi đây, từng mẻ cá, từng đoàn người đang chuẩn bị thu hoạch thành quả của mình sau một năm làm việc vất vả.
Nhờ nuôi cá chép đỏ mà đời sống của nhân Thôn Thủy Trầm tăng lên rõ rệt, nhiều nhà xây được nhà cao cửa rộng…thôn Thủy Trầm đã tích cực góp phần vào xây dựng nông thôn thôn mới ở địa phương.
Xuân Hiền
Một ngôi nhà Hữu cơ được thiết kế vô cùng độc đáo nằm ở bãi biển phía Bắc Sydney (Australia)…
Nếu đã từng đặt chân đến Hà Giang, đến thăm những bản làng vùng sâu, vùng xa, hẳn bạn sẽ…
Mỗi ha trong suốt vụ lúa sẽ tạo ra khoảng 25 tấn bèo hoa dâu. Chúng tự phân hủy thành…
Người sáng lập thương hiệu rượu vang Dry Farm Wines, ông Todd White cho biết, ông nguyện cả đời làm…
Huyền thoại của CLB Manchester United và đội tuyển Anh, David Beckham đang có một dự án nhỏ về vườn…
Ngày 9-11-2023, tại xã Tiên Long (Châu Thành), Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp Bến…
Nhân dịp sinh nhật lần thứ 9, WinCommerce tổ chức chuỗi sự kiện kéo dài xuyên suốt tháng 11 tại…
Hướng đến lối sống tiêu dùng xanh, tiêu dùng bền vững, nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp hữu cơ…
Tận dụng lợi thế từ nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương là quả Hồng vành khuyên, chị Vương…
Tháng 10 về, trên những cánh đồng ở xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai, lúa bắt đầu ngả vàng. Bông…
Đây chính là tôn chỉ của Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao với nhiều…
Với định hướng lấy chất lượng sản phẩm làm “kim chỉ nam”, Supe Lâm Thao luôn tập trung nghiên cứu,…
Nông nghiệp sinh thái, Nông nghiệp xanh, Nông nghiệp Hữu cơ, Nông nghiệp chính xác, Nông nghiệp thông minh, Nông…
Từ món ăn dân dã, những người dân từ tỉnh Thừa Thiên Huế vào huyện Đạ Tẻh lập nghiệp ở…
Nhiều nông dân xã Đức Lĩnh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã mạnh dạn chuyển đổi, cải tạo những vùng đất…
Thực hiện Kế hoạch số số 282/KH-UBND ngày 16/11/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án phát…
Là “anh cả” trong làng phân bón Việt Nam, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm…
Với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, xã hội, vị trí địa lý... Vĩnh Phúc là tỉnh có…
Ngày 04/12/2023 tại Khách sạn Crow, TP. Thái Nguyên, Chi hội Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) Trường Đại học Nông…
Trong sản xuất nông nghiệp, con người đã phát thải ra một lượng lớn khí nhà kính khiến cho tình…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…