Trước những tin đồn tiêu cực liên quan đến người điều hành Tập đoàn GELEX, ông Nguyễn Văn Tuấn (biệt danh Tuấn “mượt”), hàng loạt cổ phiếu “họ” GEX đã liên tục trượt giá.
Ông Tuấn "mượt" nắm nhiều chức vụ ở nhiều doanh nghiệp
GELEX liên tục thâu tóm nhiều thương hiệu lớn
Tập đoàn GELEX được thành lập ngày 10/7/1990, chuyên về sản xuất công nghiệp thiết bị điện, vật liệu xây dựng, hạ tầng điện, nước, đầu tư phát triển bất động sản, khu công nghiệp và hệ sinh thái quanh khu công nghiệp.
Tháng 12/2015, Bộ Công Thương chào bán hơn 122 triệu cổ phiếu GEX của GELEX (tương đương hơn 78,7% vốn điều lệ). Phiên thoái vốn Nhà nước này thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư, khi cả trăm triệu cổ phiếu được thị trường mua nhanh chóng. Hàng loạt lệnh mua lớn với khối lượng nhiều triệu cổ phần được đặt liên tiếp, cho thấy các nhà đầu tư đã có sự chuẩn bị trước.
Đặc biệt, GELEX được biết đến là “ông trùm” mua bán và sáp nhập, từng thâu tóm nhiều thương hiệu lớn. Ở thời điểm 2015, GELEX sở hữu nhiều tên tuổi như: 65% cổ phần Công ty Dây cáp điện Việt Nam (CADIVI), 65,16% vốn tại Công ty Thiết bị điện (THIBIDI), 65,85% vốn tại Công ty Chế tạo điện cơ Hà Nội (HEM), 51,25% vốn tại Công ty chế tạo Bơm Hải Dương và 100% vốn tại Công ty Thiết bị điện Việt Nam.
Đến tháng 4/2021, Tập đoàn GELEX công bố hoàn thành việc nâng tỷ lệ sở hữu lên trên 50% tại Tổng Công ty Viglacera (doanh nghiệp trước đây trực thuộc Bộ Xây dựng). GELEX đã đăng ký mua vào 22,5 triệu cổ phiếu VCG của Viglacera trong thời gian từ ngày 8/3 đến ngày 6/4 nhằm tăng tỷ lệ sở hữu.
Hiện Tập đoàn GELEX được điều hành bởi Tổng Giám đốc kiêm thành viên HĐQT, ông Nguyễn Văn Tuấn, sinh năm 1984, quê gốc tỉnh Hà Nam.
Ngoài ra, ông Tuấn còn giữ nhiều chức vụ quan trọng tại nhiều doanh nghiệp lớn như: Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Dây cáp Điện Việt Nam (Cadivi, mã CVA), Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Viglacera (Vigalacera, mã VGC), Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần thiết bị điện GELEX (Gelex Electric, mã GEE), Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Hạ tầng GELEX.
Ông Tuấn “mượt” còn nắm giữ cổ phiếu của nhiều công ty khác như: Công ty Cổ phần Quản lý quỹ đầu tư MB (5,04%), Công ty TNHH MTV Quản lý quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (4,36%), Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu điện (3,09%).
GELEX còn thâu tóm khách sạn Melia Hà Nội, một khách sạn 5 sao nằm ở phố Lý Thường Kiệt, trung tâm Hà Nội. Tuy nhiên, tập đoàn này và cá nhân ông Tuấn chỉ được dư luận chú ý sau vụ nước sông Đà bị nhiễm dầu thải vào năm 2019. Công ty TNHH MTV Năng lượng GELEX nắm giữ lượng lớn cổ phần tại Công ty nước sạch Sông Đà.
Nợ phải trả của GELEX là 40.680 tỷ đồng, tăng 115% so với 18.937 tỷ đồng cuối năm 2020. Trong đó, phần vay nợ ngân hàng chiếm khoảng 50%, phần còn lại là các khoản phải trả khác, trong đó trên 6.600 tỷ đồng đến từ người mua trả trước và doanh thu chưa thực hiện.
Tại thời điểm 31/12/2021, tổng tài sản của Công ty đạt 61.189 tỷ đồng, tăng 2,25 lần so với đầu năm. Trong số 29.803 tỷ đồng tài sản ngắn hạn tại thời điểm cuối năm 2021, có tới 11.533 tỷ đồng là hàng tồn kho, tăng gần 4 lần so với thời điểm đầu năm.
Mặc dù phải thu ngắn hạn giảm 20% so với đầu năm xuống còn 5.067 tỷ đồng, song tập đoàn đang phải trích lập dự phòng phải thu khó đòi tới 536 tỷ đồng, tăng gấp 2,32 lần so với đầu năm.
Đáng chú ý, tại thời điểm 31/12/2021, nợ phải trả của Gelex ghi nhận hơn 40,690 tỷ đồng, tăng 115% so với 18,937 tỷ đồng cuối năm 2020. Trong đó, nợ ngắn hạn tăng từ hơn 10.831 tỷ đồng thời điểm đầu năm lên gần 23.000 tỷ đồng cuối năm 2021. Nợ dài hạn cũng tăng từ hơn 8.105 tỷ đồng lên thành hơn 17.717 tỷ đồng. Hệ số nợ và hệ số nợ vay trên Tổng tài sản của Gelex năm 2021 lần lượt là 66% và 36%.
Trong đó, vay nợ ngân hàng là hơn 9.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 50% dư nợ dài hạn của GEX. Cụ thể, dư nợ lớn nhất của công ty là khoản vay tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (CTG) gần 2.900 tỷ đồng. Ngân hàng Landesbank Baden-Wuerttemberg và Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (TCB) cho GELEX vay hơn lần lượt hơn 1.627 tỷ đồng; 1.090 tỷ đồng. Gelex cùng khoản vay hơn 815 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCB).... Các khoản vay dài hạn của Gelex có lãi suất từ 5%/năm đến 10,4%/năm.
So với đầu năm, vốn chủ sở hữu của Gelex cũng tăng mạnh từ mức 8.208 tỷ đồng lên 20.477 tỷ đồng vào cuối năm. Nguyên nhân là do đợt phát hành tăng vốn gần 293 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu hồi giữa năm và phát hành hơn 70 triệu cổ phiếu để trả cổ tức vào cuối năm.
Hết năm 2021, GELEX ghi nhận doanh thu 28.585 tỷ đồng, tăng 59%; lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 2.054 tỷ đồng, tăng 72% so với 2020 (theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2021 của GELEX).
Cổ phiếu GEX tiếp tục lao dốc
Tuy nhiên, hàng loạt cổ phiếu “họ” GEX bắt đầu giảm mạnh từ 2 tuần trước do xuất hiện những tin đồn thao túng thị trường, lừa đảo liên quan đến ông Tuấn “mượt”.
Chốt phiên gia dịch 2 tuần trước, mã GEX của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đứng mức 34.050 đồng/cổ phiếu, giảm sàn 6,97%, tương đương mỗi cổ phiếu “bốc hơi” 2.550 đồng. Với hơn 851 triệu cổ phiếu đang lưu hành, vốn hóa thị trường của GELEX bị “thổi bay” hơn 2.100 tỉ đồng. Đây là phiên lao dốc thứ 4 liên tiếp của GEX, khiến giá mỗi cổ phiếu giảm 16,5% tương đương mất 6.800 đồng.
Các cổ phiếu khác liên quan đến ông Tuấn “mượt” cũng thi nhau lao dốc. Cổ phiếu VGC của Tổng Công ty Viglacera giảm sàn 6,9% về 53.900 đồng, “bay” 4.000 đồng/cổ phiếu. Trong 4 ngày giao dịch gần nhất, cổ phiếu mã VGC đều giảm, với 2 phiên “nằm sàn”.
Mã IDC của Tổng Công ty IDICO cũng “nằm sàn” với mức giảm xấp xỉ 10%, khiến mỗi cổ phiếu bị rơi mất 7.200 đồng. Với 300 triệu cổ phiếu đang lưu hành, chỉ tính riêng phiên cuối tuần, vốn hóa thị trường IDICO sụt giảm hơn 2.100 tỷ đồng.
Mã VIX của Công ty cổ phần Chứng khoán VIX giảm 6,85% rơi về 20.400 đồng, tương đương mất 1.500 đồng mỗi cổ phiếu. Trước đó, mã VIX cũng trải qua 3 ngày “đỏ lửa”, giảm hơn 10%, từ 24.400 đồng/cổ phiếu về 21.900 đồng/cổ phiếu.
Hai mã MHC của Công ty cổ phần MHC và PLX của Công ty cổ phần Đầu tư Khu công nghiệp Dầu khí Long Sơn cũng giảm lần lượt 6,7% và 13,1%.
Tính chung trong cả tuần, cổ phiếu GEX giảm 13,4%, VGC giảm 15,6%, IDC giảm 19,5%, VIX giảm 11,3%, MHC giảm 8,6% và PXL giảm 19,3%.
Mã GEX tăng vào tuần trước nhưng đến cuối tuần và đầu tuần này lại sụt giảm mạnh
Tại cuối phiên sáng ngày 18/4, cổ phiếu GEX đang giao dịch ở quanh vùng 32.200 đồng/CP
Tuần trước, tín hiệu tích cực đã đến với GEX khi giá nhích dần. Hôm 14/4, mã GEX có giá dao động trong khoảng 36.200 đồng/cổ phiếu (tính đến trưa 14/4), tăng 0,2% so với phiên trước đó. Nếu GEX vẫn tiếp tục tăng, các mã cổ phiếu khác của “họ” GEX có khả năng sẽ dần hồi phục.
Tuy nhiên, chốt phiên cuối tuần qua và mở đầu phiên tuần này, GEX đã liên tục lao dốc. Giá cổ phiếu sáng 18/4 của GEX tiếp tục đỏ, với chỉ 32.200 đồng/cổ phiếu, khiến cho tổng giá trị của GEX không ngừng sụt giảm. Cũng trong sáng 18/4, các mã VIX, MHC, PXL tiếp tục đỏ sàn. Chỉ có VGC (52.100 đồng/cổ phiếu), IDC (62.000 đồng/cổ phiếu) đem lại chút hi vọng với sắc xanh, nhưng vẫn ở mức thấp nếu so với thời điểm cuối tháng 3.
Về tin đồn bị xử lý do liên quan đến phát hành trái phiếu, Lãnh đạo GEX đã có phản hồi trên Người lao động cách đây ít hôm rằng, GEX là một công ty đại chúng quy mô lớn luôn tuân thủ thực hiện công bố thông tin đầy đủ, đúng quy định. "Chúng tôi thông báo mọi hoạt động của công ty vẫn diễn ra như thường lệ, tập thể ban điều hành và các phòng ban chuyên môn tích cực tập trung xử lý các công việc chuyên môn để triển khai nhiệm vụ đại hội cổ đông. Các thông tin về tình hình tài chính kinh doanh và các hoạt động khác của GEX được thể hiện minh bạch và công bố trên website chính thức của công ty. GEX mong muốn cổ đông, nhà đầu tư thận trọng và sáng suốt trước những tin đồn thất thiệt". |
Hà Dũng (t/h)
Xu hướng làm nông sạch thuận tự nhiên hiện đã lan đến cộng đồng người Churu ở Lâm Đồng. Bằng…
Chảo Thị Yến (sinh năm 1990), là người Dao Tuyển ở thôn Ngám Xá, xã Nậm Chạc, huyện Bát Xát,…
Giữa ồn ào náo nhiệt của Thủ đô, giữa thời đại internet bùng nổ khiến văn hoá đọc đang mai…
Nhiều loại vật tư nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, khiến giá bán đến tay nông dân quá…
Ngoài công việc chuyên môn, anh Phạm Thanh Nhiên, Bí thư Chi đoàn ấp Giồng Nổi (xã Tam Ngãi, H.Cầu…
Trung tướng, Tiến sĩ Khoa học Quân sự Đoàn Sinh Hưởng sinh ra tại xã Bình Ngọc, huyện Hải Ninh,…
Tốt nghiệp đại học, Thái xin đi làm công nhân gốm nhưng thu nhập ít ỏi không thể phụ giúp…
Nhiều nông dân tỉnh Bắc Giang đã đổi đời, trong đó có người thu về hàng tỷ đồng/năm từ trồng…
Những ngày đầu tháng 8, trời Hà Nội dần chuyển sang thu, cái nóng oi ả của mùa hè phải…
Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam cảnh báo hiện có một nhóm đối tượng lừa đảo…
Trong các ngày từ 2-3/10/2023, Hội Nông nghiệp hữu cơ tỉnh Tuyên Quang phối hợp với Hiệp hội Nông nghiệp…
Dự án Organicity là cơ hội để người dân ở khắp nơi trên thế giới khám phá những giá trị…
Đại hội Hữu cơ châu Âu do IFOAM châu Âu và Ecovalia phối hợp tổ chức đã diễn ra thành…
Ngày 1/10 đã diễn ra Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2023-2028 Hội Hữu nghị Việt – Đức tỉnh…
Thịt trâu gác bếp là món ăn đặc sản thường thấy trong bữa ăn của người Thái đen. Món thịt…
Mới đây, huyện Chiêm Hoá (Tuyên Quang) đã tổ chức Lễ đón nhận Quyết định Chứng nhận Tri thức về…
Sáng 30/9, Ban Chỉ đạo tổ chức kỷ niệm những ngày lễ lớn và phát triển du lịch tỉnh Yên…
Những năm gần đây, ngành Nông nghiệp tỉnh Kon Tum đã có bước tiến lớn cả về năng suất, sản…
Sóc Sơn là huyện có diện tích đất nông nghiệp lớn, nhiều gò đồi, tỷ lệ lao động trong lĩnh…
Với mục tiêu nâng cao giá trị cho sản phẩm cam sành của địa phương bằng việc chế biến sâu…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…