Huy động sức mạnh “tổng lực” với sự tham gia của cả hệ thống chính trị và đặc biệt là người dân tham gia thực hiện cùng hưởng lợi giúp cho chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) trở thành những điểm sáng.
Nhiều con đường bê tông ở vùng nông thôn của huyện Lục Ngạn đã trở nên sạch đẹp.
Ông Nguyễn Thế Thi, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết, huyện vùng cao Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) hiện có 29 xã, thị trấn với 380 thôn bản với 1.383 nhân khẩu, trong đó có 12 xã vùng cao. Đời sống kinh tế - xã hội còn chậm phát triển, huyện còn 9 xã đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực 2. Lục Ngạn có 8 dân tộc cùng sinh sống (Kinh, Tày, Nùng, Cao Lan, Sán Dìu, Sán Chí, Dao, Hoa), trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 49%.
Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng nhờ cách làm linh hoạt, sáng tạo nên chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) của huyện Lục Ngạn những năm qua đã đạt được rất nhiều kết quả tích cực. Diện mạo NTM trên địa bàn huyện đã lan tỏa ở khắp nơi. Những con đường bê tông rộng rãi, sạch đẹp, những công trình văn hóa, thể thao, y tế, trường học… đã khoác lên mình hình hài tươi mới. Những ngôi nhà cao tầng khang trang ngày càng nhiều hơn…
Đến nay, toàn huyện Lục Ngạn đã có 14 xã về đích nông thôn mới. Đặc biệt, trong năm 2022, huyện đăng ký 3 thôn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu gồm: Thôn Hạ Long (xã Giáp Sơn), thôn Ngọc Nương (xã Mỹ An) và thôn Chể (xã Phượng Sơn).
Đáng chú ý, thôn Hạ Long (xã Giáp Sơn) đã có quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn Thôn nông thôn mới kiểu mẫu khi đã hoàn thành 7/7 tiêu chí theo quy định. Cụ thể, 100% đường trục thôn và ngõ xóm được cứng hoá. Thôn Hạ Long đã xây dựng hơn 4km đường trục thôn và ngõ, xóm được lắp đặt đèn chiếu sáng. Người dân trong thôn đã đóng góp hơn 622,2 triệu đồng cho xây dựng nông thôn mới.
Thôn Hạ Long (xã Giáp Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) đón nhận danh hiệu thôn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2022 và được nhận thưởng của UBND huyện Lục Ngạn.
Ngoài ra, công tác thu gom, xử lý rác thải, bảo vệ môi trường tại thôn Hạ Long được duy trì tốt. Nhân dân trong thôn đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng, vật nuôi, tăng cường liên kết sản xuất, góp phần tăng giá trị sản xuất/đơn vị diện tích.
Hiện thôn Hạ Long có 30% số hộ có thu nhập hơn 100 triệu đồng trở lên. Tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 1,84%. Kinh tế phát triển, người dân tập trung xây dựng nhà ở, công trình phụ trợ khang trang, sạch đẹp, hợp vệ sinh. Nhân dân tích cực chỉnh trang đường làng, ngõ xóm và xây dựng thiết chế văn hoá, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá, thể thao tại cộng đồng. Nhờ vậy, đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân được nâng cao rõ rệt.
Tổ công tác kiểm tra, thẩm định một số tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu tại thôn Hạ Long.
“Trong những năm qua, chính quyền địa phương và nhân dân huyện Lục Ngạn đã không ngừng nỗ lực, quyết tâm phấn đấu xây dựng nông thôn mới ngày càng khang trang, sáng xanh - sạch đẹp. Trong đó, huyện đã chỉ đạo các xã tiếp tục tập trung làm hồ sơ công trình, hồ sơ chứng minh các tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu…
Ngoài ra, huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và người dân về xây dựng nông thôn mới với phương châm “Xây dựng nông thôn mới là quá trình liên tục, lâu dài, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc”. Phát huy những kết quả đã đạt được như vậy, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục nhân rộng các mô hình đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu để các địa phương học tập.
Cùng với đó, huyện cũng tập trung tuyên truyền những cách làm hay, sáng tạo, sự tham gia của cộng đồng trong thực hiện nông thôn mới kiểu mẫu để nâng cao ý thức tự giác, tự chủ, khơi dậy, phát huy năng động sáng tạo của người nông dân trong tổ chức thực hiện”, ông Nguyễn Thế Thi, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn chia sẻ.
Vải thiều Lục Ngạn - đặc sản nổi tiếng thơm ngon của tỉnh Bắc Giang có đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội tại huyện vùng cao Lục Ngạn.
Có thể nói, phong trào thi đua “Bắc Giang chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 - 2025 đã lan tỏa mạnh mẽ đến đời sống nhân dân huyện miền núi Lục Ngạn những năm gần đây. Đó chính là sức mạnh “tổng lực” với sự tham gia của cả hệ thống chính trị và đặc biệt là người dân tham gia thực hiện cùng hưởng lợi.
Tư duy và nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xây dựng nông thôn mới chuyển biến rõ nét. Các nguồn lực đã được hội tụ, quyền làm chủ và nội lực trong nhân dân “lấy sức dân làm lợi cho dân” phát huy mạnh mẽ.
Mô hình liên kết sản xuất Dưa chuột lai xuất khẩu do Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật Nông nghiệp huyện Lục Ngạn triển khai, giúp người dân tăng thu nhập, đời sống ổn định, bộ mặt nông thôn mới của địa phương đa dạng.
“Trong giai đoạn tới, huyện Lục Ngạn sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, phấn đấu hoàn thành các tiêu chí, đặc biệt là xây dựng nông thôn mới tại các xã còn lại trên địa bàn. Mục tiêu chung của huyện sẽ là xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước theo hướng hiện đại.
Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra vào năm 2030”, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn Nguyễn Thế Thi cho biết thêm.
Hạ Vy
Nhiếp ảnh gia Kinh Quốc đã ghi lại Hồ Gươm lung linh đêm hội. Tháp Rùa, Cầu Thê Húc tỏa…
Với nhiều góc máy độc đáo, nhiếp ảnh gia Hồng Vĩnh đã đưa người xem tới nhiều cung bậc cảm…
Vĩnh Phúc – Người dân ở phường Tiền Châu, thành phốPhúc Yên có thu nhập ổn định hơn nhờ bán…
Hà Nội - Những ngày này, người dân làng hoa Tây Tựu đang tất bật chăm sóc các loại hoa,…
Cả một năm công sức vun trồng trông chờ vào dịp Tết của những người nông dân trồng hoa có…
Đến hết năm 2022, cả nước có 6.009/8.225 xã (73,06%) đạt chuẩn NTM; 255 đơn vị cấp huyện thuộc 58…
Để mẹ không phải xa nhà, Trần Mai Ril quyết định khởi nghiệp trồng nấm để bố mẹ sum họp…
(Thanh Hóa) Để các sản phẩm OCOP bay xa đòi hỏi các chủ thể không ngừng nghiên cứu, sáng tạo,…
Hơn 30 năm sau, tôi gặp lại Hồng Khiêm ngày nào nay đã là NSND…
Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát huy nội lực, thúc đẩy…
Bón phân hữu cơ giúp cây trồng đảm bảo chất dinh dưỡng; nguồn đất luôn tơi xốp, không bị bạc…
Nhiếp ảnh gia Kinh Quốc đã ghi lại Hồ Gươm lung linh đêm hội. Tháp Rùa, Cầu Thê Húc tỏa…
Với nhiều góc máy độc đáo, nhiếp ảnh gia Hồng Vĩnh đã đưa người xem tới nhiều cung bậc cảm…
Vĩnh Phúc – Người dân ở phường Tiền Châu, thành phốPhúc Yên có thu nhập ổn định hơn nhờ bán…
Hà Nội - Những ngày này, người dân làng hoa Tây Tựu đang tất bật chăm sóc các loại hoa,…
Nhờ "biến" rác thải sinh hoạt tại nguồn thành phân bón hữu cơ nên người dân giảm được chi phí…
Ngày 18/1, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ - Bùi Văn Quang đã đến thăm chúc Tết cán bộ, chiến…
Quy trình trồng rau hữu cơ được Bác Tôm kiểm soát chặt chẽ, đồng thời đảm bảo vệ sinh an…
Cả một năm công sức vun trồng trông chờ vào dịp Tết của những người nông dân trồng hoa có…
(Hà Nội) Thủ đô đang thực hiện nhiều biện pháp để gia tăng tiêu thụ nông sản, nhất là trong…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…