Sau nhiều lần phải đóng 'học phí' vì thiếu kiến thức, ông Én nhận ra rằng muốn theo đuổi được nông nghiệp hữu cơ thành công, trước hết phải yêu đất như con.
Không kiên trì, không thể canh tác hữu cơ
Vườn bưởi của gia đình ông Trần Đình Én ở thôn Tân Trường, xã Thanh Hải (Lục Ngạn, Bắc Giang) được nhiều người khen đẹp như tranh vẽ. Trên diện tích hơn 1ha, gần 700 gốc bưởi da xanh, bưởi Diễn, bưởi đào… được ông trồng ngay hàng, thẳng lối, áp dụng kỹ thuật chăm sóc theo hướng hữu cơ với những nguyên tắc bất di bất dịch là bảo vệ đất và môi trường.
Ông Trần Đình Én tâm sự, nếu không kiên trì, sẽ không thể canh tác theo hướng hữu cơ thành công. Ảnh: Trung Quân.
Vào vụ thu hoạch, khu vườn vốn đã sạch sẽ, thoáng mát lại càng hấp dẫn khi được tô điểm thêm sắc vàng của bưởi chín. Khách du lịch gần xa nghe tiếng kéo về tham quan, trải nghiệm. Ai cũng nức lòng vì thực sự được tận hưởng những gì tinh túy nhất từ phương thức sản xuất an toàn, thân thiện với môi trường mang lại.
Hành trình canh tác theo hướng an toàn, hữu cơ của gia đình ông Én bắt đầu bằng việc phá bỏ những gốc vải đã già cỗi, năng suất thấp để chuyển sang trồng bưởi. Mảnh đất trồng vải ấy trước đây vốn màu mỡ, tơi xốp, nhưng qua năm tháng trồng vải đã trở nên chai lỳ tới mức đi trên đất mà như đi trên nền gạch do trước đây đã sử dụng quá nhiều phân bón và thuốc BVTV hóa học.
Ông Én chia sẻ, sau nhiều lần phải đóng “học phí” không hề nhỏ vì thiếu kiến thức và kỹ thuật, ông nhận ra rằng muốn canh tác theo hướng hữu cơ thì trước hết người trồng phải “yêu đất như con”. Nghĩa là đất phải được quan tâm, cải tạo tơi xốp, giun đất, hệ vi sinh vật có lợi phát triển mạnh. Khi trồng cây xuống không tốn nhiều công chăm sóc mà vẫn sinh trưởng, phát triển tốt.
Ông Én bảo muốn canh tác hữu cơ, phải 'yêu đất như con'. Ảnh: Trung Quân.
Để cải tạo đất, ông đặt mua phân chuồng từ các trại chăn nuôi lớn ủ hoai bằng chế phẩm vi sinh bón cho vườn cây, từng bước thay thế phân bón hóa học. Phân chuồng được bón 1 lần/năm sau mỗi vụ thu hoạch quả.
Sau khi bón phân hữu cơ, ông đầu tư mua thêm chế phẩm vi sinh đặc hiệu tưới trực tiếp lên trên để tăng lượng vi sinh vật có lợi, đẩy nhanh quá trình phân hủy của phân. Bên cạnh đó, ông còn ngâm ủ cá, đậu tương để tăng cường đạm cho cây thay thế đạm hóa học và bổ sung thêm các loại phân bón hữu cơ của Tập đoàn Quế Lâm.
Để phòng trị sâu bệnh cho vườn bưởi, ông tuyệt đối "nói không" với thuốc BVTV hóa học, thay vào đó dùng các chế phẩm có nguồn gốc thảo mộc được chế biến từ quế, sả, ớt, gừng, tỏi… để xua đuổi côn trùng, ruồi vàng. Ngoài ra, ông sử dụng đồng sunfat phối trộn với vôi tôi tạo thành dung dịch để diệt nấm, vi khuẩn.
“Canh tác theo hướng hữu cơ chi phí, công sức, thời gian bao giờ cũng cao hơn canh tác thông thường. Đơn cử như chế phẩm vi sinh có loại chỉ có 6 chai đã có giá lên tới 20 triệu đồng, trong khi nếu dùng hóa học thì chỉ cần mấy chục nghìn là có thể phun được cho cả vườn. Dọn cỏ nếu dùng thuốc trừ cỏ thì chỉ nửa buổi sáng là phun xong, trong khi làm bằng tay phải mất 5 - 7 ngày. Đặc biệt, phương pháp canh tác hữu cơ hiệu quả không thể hiện rõ ngay như hóa học mà có khi 3 - 4 năm sau mới nhìn thấy rõ, do đó nếu không kiên trì sẽ không thể làm được”, ông Én khẳng định.
Ông Én ngâm ủ cá, đậu tương để bón cho cây thay thế phân bón hóa học. Ảnh: Trung Quân.
Làm hữu cơ không chỉ dựa vào kinh nghiệm
Ông Én cũng cho rằng, để canh tác hữu cơ thành công, bản thân mỗi chủ vườn phải có sự am hiểu những tiêu chuẩn, yêu cầu của hữu cơ. Điều này không chỉ dựa trên kinh nghiệm mà còn phải trải qua quá trình học tập, trang bị thêm những kiến thức khoa học.
Ví dụ, chuyển từ canh tác sử dụng vật tư đầu vào hoàn toàn hóa học sang sử dụng vật tư hữu cơ phải được thực hiện từng bước để cây trồng quen dần với sự thay đổi trong cách tiếp nhận nguồn dinh dưỡng.
Cá ngâm chỉ tưới từ 1 - 2 lần/vụ, không để nước cốt nguyên chất mà phải pha loãng cùng nước với tỷ lệ 1 lít nước cốt pha với khoảng 300 lít nước.
Không xới đất sâu quá 25cm khi bón phân vùi, chỉ xới tạo thoáng bón phân bề mặt và sử dụng thêm chế phẩm vi sinh để đẩy nhanh quá trình phân hủy phân hữu cơ. Bởi lẽ, khi bón vùi phân hữu cơ quá sâu, nếu không làm đúng kỹ thuật rễ cây dễ bị tổn thương. Phân lấp xuống tưới nước hoặc gặp mưa sẽ ngấm vào những đầu rễ đang bị tổn thương dẫn tới hiện tượng cây bị xót, chậm phát triển.
Nhờ canh tác hữu cơ, sinh thái, chất lượng cũng như giá bán bưởi của gia đình ông Én luôn cao. Ảnh: Trung Quân.
Việc bón phân bón hữu cơ cho cây bưởi cần kết thúc trước khi thu hoạch quả khoảng 4 tháng, bởi nếu vẫn bón phân tới gần thời điểm thu hoạch quả, cây sẽ vẫn ở trạng thái xanh tốt, quả không chín hoặc chín muộn hơn so với thời vụ, dẫn tới mất giá vì nhỡ "thời điểm vàng" tiêu thụ...
Với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kinh nghiệm và kiến thức khoa học, trung bình mỗi năm vườn bưởi của gia đình ông Én thu được từ 7 - 10 tấn bưởi da xanh, 4 - 5 vạn quả bưởi Diễn và nhiều loại bưởi khác. Nhờ canh tác hữu cơ nên chất lượng bưởi được nâng cao, giá bán luôn cao hơn so với các hộ canh tác thông thường từ 7.000 - 10.000 đồng/quả. Đặc biệt, canh tác theo hướng hữu cơ đã giúp ông Én có nhiều điều kiện thuận lợi để mở cửa vườn phát triển du lịch trải nghiệm. Từ đó, giúp việc tiêu thụ cũng như giá bán bưởi cao và thuận lợi hơn.
Theo Trung Quân(nongsanviet.nongnghiep.vn)
Một ngôi nhà Hữu cơ được thiết kế vô cùng độc đáo nằm ở bãi biển phía Bắc Sydney (Australia)…
Nếu đã từng đặt chân đến Hà Giang, đến thăm những bản làng vùng sâu, vùng xa, hẳn bạn sẽ…
Mỗi ha trong suốt vụ lúa sẽ tạo ra khoảng 25 tấn bèo hoa dâu. Chúng tự phân hủy thành…
Người sáng lập thương hiệu rượu vang Dry Farm Wines, ông Todd White cho biết, ông nguyện cả đời làm…
Huyền thoại của CLB Manchester United và đội tuyển Anh, David Beckham đang có một dự án nhỏ về vườn…
Ngày 9-11-2023, tại xã Tiên Long (Châu Thành), Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp Bến…
Nhân dịp sinh nhật lần thứ 9, WinCommerce tổ chức chuỗi sự kiện kéo dài xuyên suốt tháng 11 tại…
Hướng đến lối sống tiêu dùng xanh, tiêu dùng bền vững, nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp hữu cơ…
Tận dụng lợi thế từ nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương là quả Hồng vành khuyên, chị Vương…
Tháng 10 về, trên những cánh đồng ở xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai, lúa bắt đầu ngả vàng. Bông…
Hệ thống đảm bảo cùng tham gia PGS Tuyên Quang là thành viên của Hội Nông nghiệp hữu cơ tỉnh…
Trong thời đại hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường và sức khỏe con người ngày càng được quan…
Dự án khuyến nông Trung ương giai đoạn 2022-2024 “Chăn nuôi gà thịt bản địa hướng theo hữu cơ và…
Định hướng đến năm 2030, Hải Phòng sẽ có 97 vùng sản xuất lúa, rau và cây ăn quả hữu…
Chế phẩm sinh học, chất dinh dưỡng để trồng rau thủy canh được Duy Tân Farm nhập từ các nước…
Được thành lập năm 1995, đến nay Liên minh HTX tỉnh Tuyên Quang đã có sự phát triển mạnh mẽ.…
Gạo ST24, ST25, Lộc Trời 28, Nàng Hoa 9, Nếp A Sào và TBR39-1 của ba công ty Việt Nam…
Trong khuôn khổ chương trình hoạt động tại Malaysia, ngày 30-11 vừa qua, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang…
Nông nghiệp Hữu cơ là xu thế của thời đại, vì thế Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc…
Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) không chỉ tạo ra những sản phẩm an toàn, đáp ứng nhu cầu ngày càng…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…