Thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng trên sông Đuống. Ảnh: Báo Dân Việt
Đơn cử như huyện Lương Tài được biết đến là một địa phương có phong trào nuôi cá lồng trên sông phát triển khá mạnh. Nhờ chất lượng nước tốt và lưu tốc dòng nước sông Thái Bình thuận lợi, việc nuôi cá lồng trên sông mang lại hiệu quả kinh tế cao, đời sống người chăn nuôi giảm bớt khó khăn, có cơ hội vươn lên làm giàu chính đáng.
Năm ngoái, toàn huyện Lương Tài có khoảng gần 800 lồng nuôi cá; sản lượng ước đạt khoảng 17.000- 18.000 tấn, chiếm một phần ba sản lượng cá lồng toàn tỉnh Bắc Ninh. Gia đình ông Đỗ Văn Nên ở xã Trung Kênh, huyện Lương tài có 80 lồng nuôi cá, mỗi năm trừ chi phí thu lãi khoảng 2 tỷ đồng từ tiền xuất bán cá thành phẩm.
Ông Đỗ Văn Nên chia sẻ: “Nuôi lồng cá trên sông giúp nâng cao mật độ nuôi khoảng 20 lần so với nuôi cá trong ao đất. Nếu bảo đảm được nguồn nước sạch, chăm sóc đúng kỹ thuật, hiệu quả kinh tế nuôi cá lồng trên sông mang lại gấp nhiều lần so với cách nuôi cá truyền thống”.
Được biết, trong năm 2022 diện tích nuôi trồng thủy sản trong ao đất khoảng đạt 4.787 ha, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, số lượng lồng nuôi trên sông đạt 2.485 lồng tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2021. Nhờ đó, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 40.500 tấn, tăng 2,21% so cùng kỳ và giá trị sản xuất thủy sản ước đạt 1240,78 tỷ đồng (giá năm 2010).
Hiện nay, sản xuất thủy sản, đặc biệt là nuôi cá lồng trên sông ở Bắc Ninh tiếp tục duy trì và phát triển cũng có vai trò quan trọng góp phần thay đổi cơ cấu đàn cá thả nuôi theo hướng nâng cao giá trị kinh tế, năng suất, sản lượng và tăng thu nhập cho người nuôi, đồng thời tạo việc làm, cải thiện đời sống cho các hộ nuôi trồng thủy sản.
Theo đó, trên sông Đuống, sông Thái Bình tại một số huyện Gia Bình, Lương Tài, Tiên Du, Thuận Thành, Quế Võ do nguồn nước có các yếu tố thủy lý, thủy hóa thuận lợi lên các hội nuôi các lồng tiếp khai thác, phát triển lồng nuôi để nuôi các đối tượng cá chép lai, cá trắm cỏ, cá điêu hồng, nheo Mỹ (cá lăng đen).
Ngoài ra, trong những năm gần đây đối tượng cá tầm, cá ngạnh sông, cá chép giòn… có giá trị kinh tế cao ngày càng được quan tâm đưa vào nuôi, góp phần quan trọng làm tăng hiệu quả kinh tế, đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản theo hướng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Để có được thành quả đáng khích lệ trên, Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Ninh đã thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các hộ nuôi để hướng dẫn quản lý, chăm sóc phòng trị bệnh; thông tin, hướng dẫn kịp thời các biện pháp phòng chống nắng, nóng, bảo vệ các lồng nuôi trong mùa mưa bão, đặc biệt là tổ chức quan trắc môi trường và bệnh thủy sản để có hướng dẫn phòng trị bệnh kịp thời.
Ông Nguyễn Hữu Thọ, Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Bắc Ninh chia sẻ: Năm 2021 có 3 mô hình chuyển tiếp là mô hình nuôi cá lăng nha bằng lồng trên sông, mô hình nuôi baba gai toàn đực trong ao đất, mô hình nuôi cá nheo mỹ (lăng đen) bằng lồng trên sông an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP đã được thực hiện và nghiệm thu đạt kết quả tốt, có khả năng nhân rộng.
Đồng thời, đẩy mạnh tập huấn cho nông dân quy trình nuôi cá lồng trên sông theo hướng VietGAP; đa dạng hóa các loại cá nuôi, hướng vào các đối tượng thủy sản nước ngọt có giá trị cao, các đối tượng thủy đặc sản như cá lăng chấm, trắm giòn, chép giòn, tầm… Tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, gắn với truy xuất nguồn gốc để tiêu thụ và quảng bá sản phẩm cho nhân dân.
Khuyến khích liên kết sản xuất theo chuỗi giữa doanh nghiệp và người nuôi hoặc hình thành các hợp tác xã, tổ hợp tác tạo điều kiện về nguồn lực đầu tư nhằm phát triển nghề nuôi cá lồng theo hướng tập trung, tăng giá trị sản phẩm, gắn với thị trường tiêu thụ.
Xuân Hiền
Nhiếp ảnh gia Kinh Quốc đã ghi lại Hồ Gươm lung linh đêm hội. Tháp Rùa, Cầu Thê Húc tỏa…
Với nhiều góc máy độc đáo, nhiếp ảnh gia Hồng Vĩnh đã đưa người xem tới nhiều cung bậc cảm…
Vĩnh Phúc – Người dân ở phường Tiền Châu, thành phốPhúc Yên có thu nhập ổn định hơn nhờ bán…
Hà Nội - Những ngày này, người dân làng hoa Tây Tựu đang tất bật chăm sóc các loại hoa,…
Cả một năm công sức vun trồng trông chờ vào dịp Tết của những người nông dân trồng hoa có…
Đến hết năm 2022, cả nước có 6.009/8.225 xã (73,06%) đạt chuẩn NTM; 255 đơn vị cấp huyện thuộc 58…
Để mẹ không phải xa nhà, Trần Mai Ril quyết định khởi nghiệp trồng nấm để bố mẹ sum họp…
(Thanh Hóa) Để các sản phẩm OCOP bay xa đòi hỏi các chủ thể không ngừng nghiên cứu, sáng tạo,…
Hơn 30 năm sau, tôi gặp lại Hồng Khiêm ngày nào nay đã là NSND…
Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát huy nội lực, thúc đẩy…
Nhiếp ảnh gia Kinh Quốc đã ghi lại Hồ Gươm lung linh đêm hội. Tháp Rùa, Cầu Thê Húc tỏa…
Với nhiều góc máy độc đáo, nhiếp ảnh gia Hồng Vĩnh đã đưa người xem tới nhiều cung bậc cảm…
Vĩnh Phúc – Người dân ở phường Tiền Châu, thành phốPhúc Yên có thu nhập ổn định hơn nhờ bán…
Hà Nội - Những ngày này, người dân làng hoa Tây Tựu đang tất bật chăm sóc các loại hoa,…
Nhờ "biến" rác thải sinh hoạt tại nguồn thành phân bón hữu cơ nên người dân giảm được chi phí…
Ngày 18/1, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ - Bùi Văn Quang đã đến thăm chúc Tết cán bộ, chiến…
Quy trình trồng rau hữu cơ được Bác Tôm kiểm soát chặt chẽ, đồng thời đảm bảo vệ sinh an…
Cả một năm công sức vun trồng trông chờ vào dịp Tết của những người nông dân trồng hoa có…
(Hà Nội) Thủ đô đang thực hiện nhiều biện pháp để gia tăng tiêu thụ nông sản, nhất là trong…
Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống sản xuất bảo vệ tài nguyên đất, hệ sinh thái và sức khoẻ…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…