Năm 2022, cả nước phấn đấu diện tích nuôi tôm đạt 750.000ha, sản lượng tôm các loại 980.000 tấn; kim ngạch xuất khẩu đạt trên 4 tỷ USD.
Ngành tôm phấn đấu xuất khẩu trên 4 tỷ USD
Phát biểu tại Hội nghị: “Phát triển ngành tôm năm 2022” diễn ra vào ngày 11/3 do Bộ NN-PTNT tổ chức, ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, chi phí nhiên liệu, phí vận chuyển quốc tế tiếp tục tăng là những yếu tố tác động mạnh mẽ lên giá thành sản phẩm đối với con tôm của Việt Nam trong năm 2022.
Theo ông Hòe, việc giá thành tăng dẫn đến làm giảm sức cạnh tranh của tôm Việt Nam so với tôm Ấn Độ, Ecuador và Indonesia. Ước tính trong năm nay, tăng trưởng về giá trị của tôm khoảng 7 - 10%; tăng trưởng về sản lượng tôm sẽ vào khoảng 2 -3%.
Năm 2021, mặc dù ngành nuôi trồng thủy sản nói chung, ngành tôm nói riêng tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của thời tiết khí hậu bất thường, đại dịch Covid-19, song sản lượng tôm nuôi các loại đạt 970.000 tấn, tăng 4,3 % so với năm 2020, trong đó tôm nước lợ đạt 920.000 tấn.
Theo Tổng cục Thủy sản, năm 2022, Việt Nam phấn đấu sản xuất khoảng 260.000 – 270.000 con tôm bố mẹ. Trong đó, tôm thẻ chân trắng 200.000 – 210.000 con, tôm sú 60.000 con; tôm giống khoảng 140 - 150 tỷ con (tôm thẻ chân trắng 100 - 110 tỷ con và tôm sú 30 - 40 tỷ con).
Diện tích nuôi tôm đạt 750.000 ha; sản lượng tôm các loại 980.000 tấn. Trong đó tôm sú 275.000 tấn, tôm thẻ chân trắng 675.000 tấn, còn lại là tôm khác.
Thống kê của VASEP cho thấy, trong năm 2022, Mỹ, EU và Nhật Bản vẫn là những thị trường chính xuất khẩu tôm của Việt Nam. Bên cạnh đó cần tập trung thêm các thị trường tiềm năng khác như: Canada, Australia, Anh… Riêng, thị trường Nga sẽ bị đứt đoạn do các nguy cơ về thanh toán, vận chuyển và sẽ khó phục hồi trong thời gian ngắn. Trong 2 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 550.428 tấn, tăng 46,3% so với cùng kỳ 2021.
Đại diện các địa phương có truyền thống nuôi tôm như Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu chia sẻ, bên cạnh những kết quả đã đạt được, ngành sản xuất nuôi tôm của nước ta vẫn còn bộc lộ những bất cập, hạn chế.
Điển hình là nguồn tôm bố mẹ phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu và khai thác từ tự nhiên. Trong nước mới cung cấp được một phần, dẫn tới người nuôi tôm cũng như doanh nghiệp chưa chủ động được trong sản xuất. Nhiều cơ sở chưa được kiểm tra cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản theo quy định của Luật Thuỷ sản, nhưng vẫn được cấp chứng nhận kiểm dịch.
Bên cạnh đó, giá thành sản xuất tôm ở nước ta vẫn còn cao hơn so với các nước trong khu vực. Nguyên nhân là do thức ăn nuôi tôm vẫn đang chiếm tỷ lệ lớn trong giá thành sản xuất (khoảng trên 65% giá thành nuôi tôm công nghiệp).
Ngoài ra, chi phí con giống cao do phải nhập khẩu tôm bố mẹ; giá cước vận chuyển vật tư tăng cao. Cộng thêm hạ tầng vùng nuôi chưa đảm bảo, nhất là hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản chủ yếu vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật.
Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đề nghị các địa phương đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ vào nuôi tôm. Trong đó, nhấn mạnh vai trò của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, cần đẩy mạnh nghiên cứu, nhân rộng sản xuất tôm bố mẹ chất lượng cao, hạn chế tối đa nhập khẩu.
“Các đơn vị, doanh nghiệp tăng cường tổ chức liên kết trong chuỗi tôm. Các cơ sở nuôi nhỏ lẻ cần liên kết thành hợp tác xã, tổ hợp tác…”, Thứ trưởng Tiến yêu cầu.
Mai Chiến
Là địa phương có số lượng sản phẩm OCOP đứng đầu cả nước, nhưng Hà Nội xác định không chạy…
TSKH. Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam đã có rất nhiều hoạt động…
Tại Hội thảo “Xây dựng chuỗi ngành hàng cà phê Việt Nam chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh…
Hiệp hội Sầu riêng tỉnh Đắk Lắk sẽ là một nhân tố quan trọng cùng với Bộ NN&PTNT xây dựng,…
Sự tăng cường hợp tác giữa Viện Môi trường Nông nghiệp (thuộc Bộ NN&PTNT) và Hiệp hội Nông nghiệp Hữu…
Cùng nhau phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn trên đất Lào là những nội dung chính…
Thái Nguyên hiện nay có hơn 500 HTX nông nghiệp với nhiều ngành nghề sản xuất, trong đó có nhiều…
Giám đốc Nguyễn Mạnh Cường và Viện trưởng Mai Văn Trịnh thống nhất: Trong thời gian sớm nhất, hai đơn…
Năm 2022 là năm khó khăn chung của nền kinh tế thế giới, nhưng thị trường hữu cơ Vương quốc…
Sự hợp tác giữa FAO và Bộ Nông nghiệp Indonesia sẽ đẩy nhanh sự phát triển của nền nông nghiệp…
Nếu có phương pháp xử lý và tận dụng tốt chất thải chăn nuôi, có thể đáp ứng thay thế…
Là nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, nhưng Việt Nam mới chỉ khai thác được 40 -…
Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại áp dụng công nghệ chuỗi khối sẽ giúp ích rất…
Quy trình sản xuất lúa hữu cơ được camera ghi lại và lưu trữ theo thời gian thực về toàn…
Liên minh châu Âu đang nỗ lực xây dựng “Đài quan sát thị trường phân bón” để giải quyết những…
Với lợi thế thổ nhưỡng thuận lợi, cây rau má được trồng hướng theo hữu cơ đã trở thành rau…
Hà Nội - Thủ đô đang phát triển du lịch nông nghiệp đặc biệt là các sản phẩm du lịch…
Là địa phương có số lượng sản phẩm OCOP đứng đầu cả nước, nhưng Hà Nội xác định không chạy…
TSKH. Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam đã có rất nhiều hoạt động…
Một công ty tại Mỹ đang cung cấp nhiều giải pháp toàn diện giúp ngăn ngừa lãng phí thực phẩm…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…