11:02 16/02/23 Print

Những tác động tích cực to lớn của chuyển đổi số trong nông nghiệp

Chuyển đổi số nông nghiệp là quá trình ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số từ sản xuất đến chế biến, phân phối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Để chuyển đổi số thành công trong nông nghiệp cần có sự kết hợp quan trọng của cả chính sách và trình độ dân trí.

Nhiều ứng dụng công nghệ phát huy tính hiệu quả

Điểm khác biệt cơ bản giữa nông nghiệp số và nông nghiệp truyền thống chính là ở việc áp dụng các công nghệ kỹ thuật số (dữ liệu lớn, điện toán đám mây, internet vạn vật…) vào toàn bộ hoạt động của ngành, làm thay đổi cách thức quản lý, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ truyền thống sang hiện đại và thông minh.

Ví dụ như ở Việt Nam, Tập đoàn FPT đã kết hợp cùng Fujitsu, Viện Rau Quả, các chuyên gia Nhật Bản để xây dựng mô hình trồng rau mới. Trung tâm Hợp tác Nông nghiệp thông minh FPT-Fujitsu được đặt tại Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội với quy mô 403m2 bao gồm khu vực nhà kính, khu vực nhà máy rau, khu vực trưng bày…

Trong mô hình này, công nghệ Akisai được ứng dụng để kết nối và điều khiển các yếu tố trong trang trại từ xa. Môi trường bên trong nhà kính được theo dõi, quản lý bằng máy tính để tạo ra môi trường tốt nhất cho cây cà chua và xà lách phát triển.

null

Hệ thống nhà máy trồng rau theo công nghệ Akisai có khả năng tự điều chỉnh độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng theo tiêu chuẩn của cây trồng. Ảnh: Thành Chung.

Tại khu vực nhà kính (trồng cà chua cỡ vừa), thông qua “SaaS ứng dụng trong nhà kính” hệ thống cảm biến sẽ thu thập mọi thông tin về môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, CO2, lượng ánh sáng, lượng mưa, hướng gió, tốc độ gió…) theo thời gian thực, từ đó tự động điều khiển mành che, cửa sổ, quạt…

Khu vực nhà máy rau, hệ thống cảm biến sẽ thu thập mọi thông tin về môi trường như nhiệt độ (bao gồm cả nhiệt độ trong nhà kính), độ ẩm, CO2, nhiệt độ của dung dịch dinh dưỡng, tốc độ truyền điện… từ đó có những điều chỉnh phù hợp với điều kiện phát triển của cây xà lách ít kali.

Akisai là một dịch vụ trong gói Giải pháp Xã hội thông minh của Fujitsu (Fujitsu Intelligent Society Sollution) được đưa ra thị trường vào năm 2012. Akisai ứng dụng các giải pháp công nghệ thông tin và truyền thông, tối ưu hóa quá trình canh tác theo từng loại giống cây trồng, địa điểm canh tác... giúp tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo hiệu quả cao và ổn định của nông nghiệp công nghệ cao.

nullHiệu quả của trang trại nuôi bò sữa công nghệ cao của Vinamilk.

Một ví dụ tiêu biểu khác trong việc chuyển đổi số ngành nông nghiệp thành công chính là Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk). Công ty này đã ứng dụng công nghệ IoT vào việc giám sát chăn nuôi. Từ chế độ ăn đến mọi khâu chăm sóc đều được theo dõi cẩn thận theo chuẩn nông nghiệp thông minh. Nhờ đó, khối lượng sữa thu được lên tới 23 lít/con/ngày. Trang trại cũng đã được chứng nhận là trang trại hữu cơ theo chuẩn châu Âu.

Hay nền tảng trực tuyến Made in Farm của Bayer kết nối trực tiếp nông dân sản xuất nhỏ với người tiêu dùng hoặc thương nhân. Nền tảng này giúp nông dân và người mua gặp gỡ, thương lượng, giao dịch trực tuyến. Nền tảng này đã có hơn 10 triệu euro giao dịch và kết nối 13 triệu người tiêu dùng.

Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường (Bộ NN-PTNT) cho biết, những năm gần đây, ngành nông nghiệp đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến nhiều các giải pháp chuyển đổi số và ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực.

Trong trồng trọt, công nghệ IOT, Big Data bắt đầu được ứng dụng thông qua các sản phẩm công nghệ số như phần mềm cho phép phân tích các dữ liệu về môi trường, loại cây và giai đoạn sinh trưởng của cây, người tiêu dùng có thể truy xuất và theo dõi các thông số này theo thời gian thực…

Công nghệ IOT, Blockchain, công nghệ sinh học được áp dụng rộng ở trang trại chăn nuôi quy mô lớn. Ngành chăn nuôi bò sữa ứng dụng công nghệ số nhiều nhất, với mô hình nổi bật là các trang trại hiện đại của Tập đoàn TH TrueMilk và Công ty Vinamilk.

nullCông nghệ số khiến cho các thông tin trong quá trình sản xuất nông nghiệp trở nên minh bạch.

Trong lâm nghiệp, ứng dụng công nghệ DND mã mạch trong quản lý giống lâm nghiệp và lâm sản; công nghệ GIS và ảnh viễn thám để xây dựng các phần mềm phát hiện sớm và cảnh báo cháy rừng từ ảnh vệ tinh, phần mềm giám sát và phát hiện sớm mất rừng, suy thoái rừng...

Trong thủy sản, cũng chuyển đổi số mạnh mẽ như việc sử dụng thiết bị dò cá sử dụng sóng siêu âm, máy đo dòng chảy, điện thoại vệ tinh; máy thu lưới vây (đứng); hệ thống thu - thả lưới chụp, công nghệ GIS và hệ thống định vị toàn cầu (GPS) giúp quản lý đội tàu khai thác hải sản xa bờ.

Ứng dụng công nghệ sinh học chọn lọc, lai tạo các giống có năng suất, chất lượng cao, có khả năng kháng bệnh, chịu đựng tốt với môi trường, công nghệ nuôi thủy sản tuần hoàn (RAS), công nghệ biofloc, công nghệ nano, công nghệ nuôi lồng trên biển, công nghệ nuôi cá nước lạnh.

Công nghệ trí tuệ nhân tạo đã được sử dụng trong nuôi tôm nhằm phân tích các dữ liệu về chất lượng nước; quản lý thức ăn và sức khỏe của tôm nuôi. Công nghệ tự động hóa đã được áp dụng khá rộng rãi trong khâu chế biến thủy sản từ phân loại, hấp, đóng gói, dây chuyền sản xuất..., giúp giảm chi phí sản xuất, bảo đảm chất lượng sản phẩm thủy sản...

Gia tăng giá trị, nâng cao năng suất lao động

Nông nghiệp Việt Nam là một trong năm quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất về biến đổi khí hậu, có thể kể đến: bão lũ, dịch bệnh, lưu lượng nước ngọt giảm không đủ để phục vụ sản xuất nông nghiệp, giảm diện tích đất,… Hệ quả là làm giảm năng suất, giảm chất lượng sản phẩm và thậm chí thất thu trong nông nghiệp.

Việc ứng dụng công nghệ Data Analytics (phân tích dữ liệu) vào phân tích và quản lý, toàn bộ vùng khí hậu sẽ được cảnh báo rủi ro cho người dân sớm (72 giờ trước khi cơn bão đi qua), từ đó sẽ có biện pháp ứng phó kịp thời. Như vậy, chuyển đổi số giúp giảm thiểu rủi ro, thiệt hại do biến đổi khí hậu.

null

Bảo quản vải thiều bằng công nghệ CAS cho thấy hiệu quả tốt, sản phẩm đi xa hơn.

Thêm nữa, chuyển đổi số giúp nông dân kết nối trực tiếp với người tiêu dùng. Đây là điều cảm nhận thấy rõ nét thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào các thương lái để mang sản phẩm đến người tiêu dùng thì ngày nay, chuyển đổi số giúp người bán và người mua kết nối trực tiếp với nhau.

Điều này đã được chứng minh thực tế trong thời gian dịch Covid-19. Dịch bệnh bùng phát, ảnh hưởng lớn đến lượng tiêu thụ sản phẩm. Nhiều địa phương đã xúc tiến mua bán nông sản qua các kênh thương mại điện tử. Tiêu biểu là tỉnh Bắc Giang, nhờ sự kết nối, mở rộng các kênh tiêu thụ qua sàn thương mại điện tử mà tính đến ngày 28/6/2021, vải thiều bán tại thị trường trong nước đạt hơn 131.117 tấn, chiếm tỷ trọng trên 64%. Lượng vải xuất khẩu đạt 72.908 tấn, xấp xỉ 36%.

Gia tăng giá trị, nâng cao năng suất lao động

Hiện nay, một vài vùng nông thôn Việt Nam đã áp dụng công nghệ, thay đổi phương thức sản xuất, làm việc trên ruộng đồng bằng phương pháp điều khiển từ xa. Thực tế, nhiều địa phương tại Đồng bằng sông Cửu Long đã thí điểm công nghệ 4.0 vào sản xuất nông nghiệp và bước đầu đạt hiệu quả kinh tế cao. Việc canh tác từ khâu làm đất đến việc bón phân, bơm tưới và thu hoạch đều sử dụng các thiết bị hỗ trợ thông minh.

null

Ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp giúp giảm chi phí, nâng cao năng suất lao động, giá trị sản phẩm.

Ngoài ra, hệ thống tưới tiêu và giám sát đều được thực hiện qua điện thoại. Những ứng dụng này giúp giảm một nửa chi phí sản xuất và công sức lao động, giảm 50% lượng khí thải nhà kính, tăng năng suất 30%, từ đó giúp tăng thu nhập cho người nông dân.

Chuyển đổi số còn giúp ích tăng cường chất lượng sản phẩm nông nghiệp bằng các công nghệ ứng dụng trong chuyển đổi số nông nghiệp như: Big Data, công nghệ sinh học sẽ giúp bạn phân tích dữ liệu về môi trường, đất đai, ánh sáng và chất lượng các loại cây trồng. Từ đó, người nông dân sẽ có quyết định đúng đắn hơn như lượng phân bón, thời gian canh tác, phụ thuốc bảo vệ thực vật,…

Để chuyển đổi số trong nông nghiệp, nhiều ý kiến cho rằng, các chính sách được ban hành cần phù hợp với thực tiễn sản xuất, có tính thực tiễn cao nhằm huy động các nguồn lực để phát triển đồng bộ, toàn diện nông nghiệp thông minh 4.0, từ đó, chủ động đầu tư công nghệ phù hợp với từng vùng sinh thái và quy mô sản xuất để tạo ra một luồng sinh khí mới.

Đặc biệt, đầu tư vào tư duy cho người dân là quan trọng nhất. Nếu có tư duy tốt, có các chương trình phát triển tư duy trực tiếp cho người dân, cứ cho 1 triệu người, có khoảng 10 nghìn người áp dụng tư duy chuyển đổi số thì cũng làm thay đổi cả triệu người. Trong đó, sự kết hợp của cả chính sách và trình độ dân trí để chuyển đổi số thành công trong nông nghiệp là điều quan trọng hơn cả.

Hải Sơn

Ý kiến bạn đọc

0 đánh giá Những tác động tích cực to lớn của chuyển đổi số trong nông nghiệp

0
Chọn đánh giá của bạn

0 bình luận

Tin tức liên quan

Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại: Chìa khoá để đáp ứng các yêu cầu của thị trường khó tính

Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại: Chìa khoá để đáp ứng các yêu cầu của thị trường khó tính

Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại áp dụng công nghệ chuỗi khối sẽ giúp ích rất…

Quy trình sản xuất lúa hữu cơ được camera ghi lại người tiêu dùng có thể kiểm chứng

Quy trình sản xuất lúa hữu cơ được camera ghi lại người tiêu dùng có thể kiểm chứng

Quy trình sản xuất lúa hữu cơ được camera ghi lại và lưu trữ theo thời gian thực về toàn…

Xây dựng mã số vùng trồng hướng đến nền nông nghiệp hoàn chỉnh

Xây dựng mã số vùng trồng hướng đến nền nông nghiệp hoàn chỉnh

Xây dựng mã số vùng trồng là một trong những giải pháp quan trọng để hướng tới nền nông nghiệp số…

Sơn La: Nhàn như... nông dân canh tác chỉ việc ngồi ấn nút điều khiển

Sơn La: Nhàn như... nông dân canh tác chỉ việc ngồi ấn nút điều khiển

Ứng dụng công nghệ nông nghiệp thông minh vào sản xuất giúp nhiều nông dân ở Sơn La tiết kiệm…

Áp dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển nông nghiệp bền vững

Áp dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển nông nghiệp bền vững

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đưa ra định hướng Chiến lược phát triển khoa học, công…

Truy xuất nguồn gốc nông sản, thực phẩm là một trong 8 trọng tâm trong chuyển đổi số nông nghiệp

Truy xuất nguồn gốc nông sản, thực phẩm là một trong 8 trọng tâm trong chuyển đổi số nông nghiệp

Đây là nhấn mạnh của ông Nguyễn Quốc Toản, Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông…

TikTok Việt Nam ký hợp tác nâng cao năng lực số cho chương trình OCOP quốc gia

TikTok Việt Nam ký hợp tác nâng cao năng lực số cho chương trình OCOP quốc gia

Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp (Bộ NN-PTNT) và TikTok ký kết Hợp tác Chiến lược Nâng cao…

Cần có mã số, truy xuất nguồn gốc trong nuôi chim yến phục vụ xuất khẩu

Cần có mã số, truy xuất nguồn gốc trong nuôi chim yến phục vụ xuất khẩu

Hiện nay Việt Nam đang có gần 24.000 nhà nuôi chim yến, với sản lượng 150 – 200 tấn 1…

Hành trình gắn “tai mắt đặc biệt” cho sản phẩm hữu cơ PGS

Hành trình gắn “tai mắt đặc biệt” cho sản phẩm hữu cơ PGS

Việc gắn hệ thống truy xuất nguồn gốc QR Code cho sản phẩm hữu cơ PGS không nững ngăn chặn…

Cần xây dựng mã số vùng trồng, chuyển đổi số khi Nhật Bản từ chối nhập khẩu thanh long

Cần xây dựng mã số vùng trồng, chuyển đổi số khi Nhật Bản từ chối nhập khẩu thanh long

Sau thị trường Trung Quốc, đến lượt Nhật Bản cũng đòi hỏi phải có mã số vùng trồng đối với…

Tin mới cập nhật

Tận dụng tốt chất thải chăn nuôi có thể thay thế 70% lượng phân hóa học

Tận dụng tốt chất thải chăn nuôi có thể thay thế 70% lượng phân hóa học

Nếu có phương pháp xử lý và tận dụng tốt chất thải chăn nuôi, có thể đáp ứng thay thế…

Xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới, nhưng Việt Nam mới khai thác được 40-50% tiềm năng

Xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới, nhưng Việt Nam mới khai thác được 40-50% tiềm năng

Là nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, nhưng Việt Nam mới chỉ khai thác được 40 -…

Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại: Chìa khoá để đáp ứng các yêu cầu của thị trường khó tính

Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại: Chìa khoá để đáp ứng các yêu cầu của thị trường khó tính

Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại áp dụng công nghệ chuỗi khối sẽ giúp ích rất…

Quy trình sản xuất lúa hữu cơ được camera ghi lại người tiêu dùng có thể kiểm chứng

Quy trình sản xuất lúa hữu cơ được camera ghi lại người tiêu dùng có thể kiểm chứng

Quy trình sản xuất lúa hữu cơ được camera ghi lại và lưu trữ theo thời gian thực về toàn…

Tối ưu hóa sử dụng phân bón, dùng phân hữu cơ sẽ giúp EU giảm sự phụ thuộc vào khí đốt

Tối ưu hóa sử dụng phân bón, dùng phân hữu cơ sẽ giúp EU giảm sự phụ thuộc vào khí đốt

Liên minh châu Âu đang nỗ lực xây dựng “Đài quan sát thị trường phân bón” để giải quyết những…

Thu nhập tiền tỷ nhờ trồng rau má hướng theo hữu cơ tại xã Yên Thắng

Thu nhập tiền tỷ nhờ trồng rau má hướng theo hữu cơ tại xã Yên Thắng

Với lợi thế thổ nhưỡng thuận lợi, cây rau má được trồng hướng theo hữu cơ đã trở thành rau…

Phát triển du lịch nông nghiệp để khai thác nâng cao giá trị nông nghiệp tại Thủ đô

Phát triển du lịch nông nghiệp để khai thác nâng cao giá trị nông nghiệp tại Thủ đô

Hà Nội - Thủ đô đang phát triển du lịch nông nghiệp đặc biệt là các sản phẩm du lịch…

Hà Nội đặt chất lượng sản phẩm OCOP lên hàng đầu, không chạy theo số lượng

Hà Nội đặt chất lượng sản phẩm OCOP lên hàng đầu, không chạy theo số lượng

Là địa phương có số lượng sản phẩm OCOP đứng đầu cả nước, nhưng Hà Nội xác định không chạy…

Chuyến công tác đặc biệt của Chủ tịch Hà Phúc Mịch tại TP. Hồ Chí Minh

Chuyến công tác đặc biệt của Chủ tịch Hà Phúc Mịch tại TP. Hồ Chí Minh

TSKH. Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam đã có rất nhiều hoạt động…

100 triệu tấn thực phẩm bị lãng phí mỗi năm, người Mỹ quyết bảo vệ giá trị của ‘nguồn sống’

100 triệu tấn thực phẩm bị lãng phí mỗi năm, người Mỹ quyết bảo vệ giá trị của ‘nguồn sống’

Một công ty tại Mỹ đang cung cấp nhiều giải pháp toàn diện giúp ngăn ngừa lãng phí thực phẩm…

Tin đọc nhiều

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…

Vĩnh Phúc: Ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, có đi ăn cỗ tiếp xúc với nhiều người

Vĩnh Phúc: Ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, có đi ăn cỗ tiếp xúc với nhiều người

Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…

Thêm nhiều nước EU cấm tiêu thụ mì Hảo Hảo: Tổng Giám đốc Acecook Việt Nam đang 'nói dối'?

Thêm nhiều nước EU cấm tiêu thụ mì Hảo Hảo: Tổng Giám đốc Acecook Việt Nam đang 'nói dối'?

Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…

Tam Đảo - Vĩnh Phúc: Khách du lịch bị hành hung vì thắc mắc việc thu vé trông giữ xe “cắt cổ”?

Tam Đảo - Vĩnh Phúc: Khách du lịch bị hành hung vì thắc mắc việc thu vé trông giữ xe “cắt cổ”?

Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…