Ông Hoàng Văn Mùi bên trại ếch thương phẩm của gia đình.
Điểm sáng các mô hình công nghệ cao
Mô hình nuôi ếch thương phẩm và sản xuất mộc dân dụng của gia đình ông Hoàng Văn Mùi ở thôn Xuân Lai, xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn là điểm sáng trong sản xuất nông nghiệp của thành phố Hà Nội.
Ông Mùi bật mí, nuôi ếch không khó, nhưng để đạt hiệu quả kinh tế cần môi trường nuôi bảo đảm và chọn được giống tốt. Đặc biệt, trong quá trình nuôi, cần tránh tiếng động mạnh đột ngột khiến ếch sợ hãi kém ăn, chậm lớn...
“Nhờ kinh nghiệm tích lũy, mỗi năm, gia đình xuất bán khoảng 120 vạn con ếch giống và 4 vạn ếch thương phẩm, trừ chi phí, thu lãi 700-800 triệu đồng/ năm. Bên cạnh đó, gia đình còn mở xưởng mộc, chuyên sản xuất các mặt hàng: Đồ thờ, nhà gỗ, tủ, bàn, ghế... thu nhập gần 2tỷ đồng/năm”, ông Mùi khoe.
Còn gia đình ông Triệu Quốc Trung (xã Vĩnh Phú, huyện Sóc Sơn) đã lựa chọn mô hình trồng nấm công nghệ cao, cho thu nhập 30 tỷ đồng/năm. Đồng thời, ông còn tạo công ăn việc làm thường xuyên cho hàng chục lao động dư thừa ở địa phương.
Tương tự, hộ anh Đỗ Phú Thăng (xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn) đã áp dụng công nghệ cao, an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn, hiện gia đình anh nuôi khoảng 600-800 con lợn, mỗi năm bỏ túi 1 tỷ đồng. Đến nay, toàn bộ hệ thống chuồng trại được xây được xây dựng với hệ thống xử lý môi trường bảo đảm an toàn cho chăn nuôi...
Những mô hình hiệu quả trên đều là kết quả tích cực từ phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi của Hội Nông dân huyện Sóc Sơn.
Xây dựng mô hình nông nghiệp công nghệ cao
Đến nay, Hội Nông dân (HND) Sóc Sơn đã xây được các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung trên địa bàn toàn huyện như: Mô hình bưởi diễn, rau an toàn, rau hữu cơ, hoa nhài, dưa lê siêu ngọt, chè an toàn, chuối tiêu hồng, đu đủ sạch, các vùng sản xuất lúa chất lượng cao với diện tích trên 5.000ha…
Mô hình trồng rau hữu cơ tại xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn.
Thông qua đó, đã tạo điều kiện thúc đẩy ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao khả năng tìm kiếm thị trường, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm và thu hút các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
Bên cạnh đó, HND huyện Sóc Sơn đã liên kết hỗ trợ củng cố các vùng sản xuất rau hữu cơ tại các xã Thanh Xuân, Tân Dân, Hiền Ninh, Phú Cường; hỗ trợ xây dựng tiêu chuẩn ISO đối với sản phẩm sản phẩm gà đồi Sóc Sơn, sản phẩm nấm công nghệ Hàn quốc tại Minh Phú; phối hợp triển khai xây dựng tiêu chuẩn VietGAP đối với sản phẩm rau an toàn xã Trung Giã 30ha.
Đồng thời, phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam - Hội Nông dân TP. Hà Nội thường xuyên tổ chức tốt các buổi hội thảo khoa học về sản xuất nông nghiệp an toàn, nông nghiệp công nghệ cao cho trên 800 lượt hội viên, hộ sản xuất kinh doanh giỏi tham dự, giúp bà con nông dân có thêm kiến thức áp dụng vào lao động sản xuất.
Đặc biệt, Hội Nông dân Sóc Sơn còn làm tốt công tác trưng bày, giới thiệu sản phẩm, tham gia hội chợ triển lãm, để quảng bá nông sản của huyện đến với người tiêu dùng. Trong ba năm qua, toàn huyện đã xây dựng thành công 78 sản phẩm OCOP.
Cùng với đó, HND huyện Sóc Sơn còn đẩy mạnh việc chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ; đưa giống cây trồng, vật nuôi có giá trị, phù hợp với địa phương vào sản xuất; tăng cường mở các lớp tập huấn kỹ thuật, bổ sung kiến thức kinh tế thị trường cho nông dân như: Mô hình chăn nuôi lợn sạch tại Việt Long, Phú Minh; trồng nấm công nghệ cao tại Minh Phú; trồng dưa lưới tại Minh Trí…
Hiện tại, Hội đã thành lập mới được 105 tổ hợp tác, trong đó có 3 hợp tác xã; 104 tổ hội nghề, 3 chi hội nông dân nghề nghiệp trên các lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt, dịch vụ nông nghiệp, thương mại.
Các mô hình được thành lập đã có sự giúp đỡ tích cực của tổ chức Hội về củng cố tổ chức, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ thị trường... hiện hoạt động hiệu quả và có hướng phát triển tốt.
Chủ tịch Hội ND huyện Sóc Sơn, ông Nguyễn Quốc Ân cho biết, hiện nay, các cấp HND huyện Sóc Sơn tích cực thi đua lao động sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hướng đến phát triển nông nghiệp hàng hóa, hiệu quả bền vững.
“Ngoài ra, Hội Nông dân huyện Sóc Sơn đã chủ động với định hướng xây dựng tiêu chuẩn chất lượng, có sự phối hợp tăng cường công tác giám sát qui trình sản xuất và chất lượng sản phẩm, góp phần tăng cường thương hiệu, uy tín của sản phẩm trên thị trường, củng cố bước đi vững chắc cho nông dân”, ông Ân nhấn mạnh.
Xuân Hiền
Xác định nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn là chiến lược phát triển của tỉnh, ngành nông nghiệp…
Nông trại của những mùi hương vùng Nam Ban, huyện Lâm Hà hình thành và phát triển từ năm 2017…
Sở NN&PTNT tỉnh Nam Định tổ chức toạ đàm kết nối doanh nghiệp nông nghiệp năm 2023 giới thiệu những…
Khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên và nắm bắt nhu cầu tiêu dùng rau sạch của thị…
Nông nghiệp sinh thái đang là hướng phát triển trên toàn cầu, là hướng đi cần thiết để đạt được…
Nông nghiệp Thái Bình từ nhiều năm trước đây đã xuất hiện các mô hình liên kết phát triển sinh…
Lạng Sơn đã thực hiện nhiều sáng kiến trong việc xây dựng các mô hình du lịch sinh thái cộng…
Nằm trong chương trình Lễ hội Hokkado tại Hạ Long năm 2023, ngày 17/11, tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Hokkaido…
Bằng những lợi thế và tiềm năng có sẵn, tỉnh Bến Tre đã tiến hành phát triển mô hình nông…
Phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch nông thôn là một chủ trương lớn được Nhà nước rất quan…
Sáng 9/12 tại xã Điền Lộc, huyện Phong Điền, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với UBND huyện Phong Điền…
Thời gian qua, một số HTX, doanh nghiệp ở huyện Châu Đức đã chú trọng xây dựng, mở rộng vùng…
Sáng 9/11/2023 tại Hà Nội, Hội nghị BCH Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam (VOAA) lần thứ 2,…
Từ khi sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, giá sầu riêng luôn ở mức cao, các…
Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao ngoài đảm bảo đời sống vật chất cho…
Nhân ngày doanh nhân Việt Nam, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao vinh dự…
Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã vinh dự nhận bằng khen của Cục…
Đồng hành với nông dân, thời gian qua, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Vân Hồ đã bám sát…
Tuyên Quang, một tỉnh nằm ở vùng Trung du miền núi phía Bắc, có nhiều tiềm năng, lợi thế phát…
Một lần nữa IFOAM châu Âu lên tiếng yêu cầu các thành viên của Nghị viện châu Âu (MEP) và…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…