Cơ sở nước mắm Tuyết Hoa được Chi cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản Nghệ An chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Anh Long và chị Tuyết Hoa thử độ chín của mắm
Khôi phục nghề nước mắm truyền thống
“Ai đi qua Nghệ Tĩnh mà không dừng Quỳnh Lưu…” – là câu hát mở đầu trong bài hát Gương mặt Quỳnh Lưu được tác giả Đôn Truyền muốn gửi gắm khi nhắc về mảnh đất với nhiều điều lưu luyến, gây nhớ thương Quỳnh Lưu (Nghệ An). Quả thật vậy, Quỳnh Lưu (Nghệ An) là vùng đất nổi tiếng với những đặc sản từ biển. Trong đó, đặc sản được người dân cả nước biết đến chính là nước mắm.
Làng Quỳnh xưa có truyền thống vươn khơi, bám biển làm nước mắm theo phương pháp thủ công lâu đời. Hiện nay, với các công nghệ kỹ thuật hiện đại, nước mắm được sản xuất dựa trên các công nghệ khoa học tiên tiến, hiếm ai còn giữ được nghề làm nước mắm truyền thống của cha ông.
Tuy nhiên, tại vùng đất Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An vẫn còn một cơ sở trăn trở nối nghiệp nghề làm nước mắm truyền thống của cha ông xưa, đó là cơ sở Nước mắm Tuyết Hoa.
Chủ cơ sở của nước mắm Tuyết Hoa là anh Hồ Long. Anh Hồ Long là con trai út của bà Phiến, là người làm nghề nước mắm truyền thống nổi tiếng lâu đời. Nước mắm bà Phiến là một trong hàng trăm cơ sở làm nước mắm cá trỏng (cá cơm) truyền thống - nơi cung cấp nước mắm cho người dân toàn tỉnh Nghệ An và các tỉnh lân cận.
Công cụ ủ cá để làm nước mắm Tuyết Hoa phải là chum sành làm bằng đất nung.
Để thương hiệu nước mắm bà Phiến không biến mất trên thị trường, anh Hồ Long đã ngày đêm trăn trở, suy nghĩ tìm phương hướng phát triển nước mắm gia truyền theo phương pháp thủ công.
Sau khi bàn bạc, thống nhất, anh đã đi đến thống nhất đặt tên thương hiệu nước mắm gia truyền của mình là Tuyết Hoa. Tên thương hiệu này được lấy cảm hứng từ tên của chị Tuyết Hoa (vợ anh Hồ Long).
Để làm được nước mắm theo phương pháp cổ truyền, nguồn nguyên liệu cần có là cá và muối, hai nguồn nguyên liệu này rất sẵn có ở xã Sơn Hải (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) vì xã Sơn Hải có chiều dài giáp biển lớn, có số lượng ngư dân và diêm dân bám biển nhiều nên nguồn nguyên liệu dồi dào, sạch sẽ, có nguồn gốc.
Sản phẩm nước mắm Tuyết Hoa có mặt khắp các tỉnh thành cả nước.
Để khẳng định cho thương hiệu nước mắm sạch của mình, anh Hồ Long cho biết: “Nếu người dân nào, cơ quan nào, tổ chức nào phát hiện nước mắm Tuyết Hoa có hóa chất, cơ sở sẽ tự nguyện đóng cửa và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Làm nghề gì cũng vậy, chữ Tâm phải đặt lên hàng đầu, phải có niềm đam mê nghề nghiệp, đặt sức khỏe và sự an toàn của cộng đồng lên trên hết.
Có như vậy mới tạo được thương hiệu vững bền, lâu dài, không nên chạy theo lợi nhuận trước mắt, sử dụng hóa chất để tạo ra nước mắm rồi gắn mác thương hiệu truyền thống là một tội ác”.
Kỳ công chọn nguồn nguyên liệu
Nhận thức được vấn đề đó, để sản phẩm nước mắm được thơm ngon, có độ dinh dưỡng cao, mang đậm hương vị biển Quỳnh, đậm chất truyền thống quê nhà thì khâu lựa chọn cá và sử dụng muối là cực kỳ quan trọng.
Để lựa chọn được cá tươi, ngon dùng để làm nước mắm, anh Hồ Long đã phải ngày đêm thức khuya, dậy sớm, theo dõi các chuyến tàu thuyền của ngư dân để nắm bắt được lộ trình tàu ra khơi, tàu cập bến để việc thu mua cá tận bến, tận thuyền đảm bảo tươi ngon, không sử dụng cá đã qua đông lạnh.
Anh Long giới thiệu sản phẩm, quy trình ủ cá làm nước mắm với phóng viên Tạp chí điện tử Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam.
Đối với nguyên liệu là muối, muối được anh Long thu mua để cho thật khô ráo trong thời gian 3 năm mới đem ra để ướp và ủ cá làm nước mắm. Để nước mắm được ngon và giữ đúng hương vị của cá thì việc ủ và ướp cá phải đúng tỷ lệ, đúng thời gian, phơi đủ nắng.
Công cụ sử dụng để ướp cá phải là chum sành làm bằng đất nung. Quá trình đảo cá, tinh lọc để có những giọt nước mắm thơm ngon cũng là một khâu quan trọng. Nước mắm Tuyết Hoa chỉ có một loại duy nhất được chắt lọc qua nhiều lần, được gọi là Nước mắm loại 1.
Kể từ khi thành lập, thương hiệu nước mắm Tuyết Hoa đã có mặt khắp mọi miền đất nước, được nhân dân ưa chuộng vì nước mắm Tuyết Hoa vẫn giữ nguyên được vị tươi ngon của cá, vì mặn mòi riêng biệt của biển Quỳnh.
Sản phẩm nước mắm Tuyết Hoa được Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Nghệ An chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm để sản xuất kinh doanh.
Ngày 15/10/2020, cơ sở nước mắm Tuyết Hoa được Chi cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản Nghệ An chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Bản thân ông Hồ Hữu Long cũng được xác nhận có kiến thức cơ bản về an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành.
Ngoài đam mê với nghề nghiệp truyền thống, anh Hồ Long còn đam mê với việc làm từ thiện, giúp đỡ những cảnh đời khó khăn trong xã hội. Vừa qua, để người nghèo có một cái tết no ấm hơn, anh đã kết hợp cùng Hội thiện tâm Đình Lộc và Cộng sự ủng hộ 30 lít nước mắm mang thương hiệu Tuyết Hoa cùng nhiều nhu yếu phẩm khác.
Ngoài đam mê làm nước mắm, anh Hồ Long còn đam mê làm công tác từ thiện.
Mong rằng, nước mắm Tuyết Hoa luôn giữ được hồn cốt, hương vị của biển Quỳnh xứ Nghệ để thương hiệu ngày càng uy tín, sản phẩm có mặt khắp mọi miền đất nước và hướng tới việc xuất khẩu nước mắm sạch ra nước ngoài.
Cơ sở nước mắm Tuyết Hoa có địa chỉ tại xóm 13, xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An được Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và thủy sản Nghệ An chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm để sản xuất kinh doanh. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: Anh Hồ Hữu Long - Điện thoại: 035447019 |
Văn Sáng – Nguyễn Trưng
Các nghiên cứu khoa học cho thấy, thuốc trừ sâu hiện diện rộng rãi trong đất, nước và không khí,…
Nhằm giúp bà con nông dân, nhất là bà con nông dân có kiến thức trong chăn nuôi gà theo…
Ngày nay, con người mong muốn tìm thấy chất lượng 'bền vững', 'thân thiện với môi trường' và 'sạch' trong…
Công Thương - Với giá bán cao như một loại đặc sản, lợn bản, lợn mán mang lại nguồn thu…
Các sản phẩm hữu cơ thường được giới thiệu như một sản phẩm sạch và lành mạnh hơn. Nhãn hàng…
ĐNO - Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường, các nhà sản xuất nông nghiệp phải…
Làm nông nghiệp hữu cơ là tuân theo một hệ sinh thái thuận tự nhiên. Tiêu dùng thực phẩm hữu…
Phân bón côn trùng là một giải pháp thay thế bền vững cho các loại phân bón hóa học, đặc…
Xu hướng dịch chuyển dần sang tiêu dùng sản phẩm nông sản hữu cơ sẽ là tất yếu. Vì vậy,…
Triển khai chương trình OCOP đã giúp nhiều địa phương trong tỉnh xây dựng được thương hiệu cho các sản…
Nắm bắt nhu cầu của thị trường, đồng thời nhận thức rõ được những lợi ích khi sản xuất nông…
Với hơn 27 năm đồng hành cùng bà con nông dân ở khắp mọi miền Tổ quốc, thương hiệu gạo…
Với đặc thù địa bàn thường xuyên đón khách du lịch, dân cư sinh sống tập trung ở những vùng…
Chiều 30/5 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống…
Đắk Nông triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP từ năm 2018. OCOP đã có sức lan…
Với quyết tâm làm giàu trên quê hương, nhiều nông dân sinh sống trên vùng biên giới huyện Bù Đốp…
UBND huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương sẽ tổ chức chương trình hội thảo "Sản xuất nông nghiệp hữu cơ…
Bộ NN-PTNT đang đề xuất với Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển giá trị đa dụng hệ sinh…
Vinamilk cũng được xác nhận là công ty sữa đầu tiên tại Việt Nam có nhà máy và trang trại…
Hội nghị đã nghe báo cáo thực hiện Nghị quyết Hội nghị Người lao động năm 2022 và phương hướng,…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…