Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 344/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 phê duyệt Đề án phát triển bền vững Mắc ca giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Cơ sở sản xuất mắc ca tại Lâm Đồng
Mục tiêu là phát triển mắc ca thành ngành hàng sản xuất hiệu quả, bền vững, góp phần thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và đảm bảo quốc phòng, an ninh của đất nước.
Đề án phấn đấu sản lượng mắc ca qua chế biến đạt khoảng 130.000 tấn hạt vào năm 2030, khoảng 500.000 tấn hạt vào năm 2050. Giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm mắc ca đạt khoảng 400 triệu USD vào năm 2030, khoảng 2,5 tỷ USD vào năm 2050, trong đó tỷ lệ sản phẩm mắc ca nguyên vỏ không vượt quá 40%.
Theo định hướng, quy mô diện tích trồng phấn đấu tổng diện tích mắc ca cả nước đạt từ 130.000 - 150.000 ha vào năm 2030, tập trung tại các tỉnh vùng Tây Bắc (khoảng 75.000 - 95.000 ha, chủ yếu tại các tỉnh: Điện Biên, Lai Châu), vùng Tây Nguyên (khoảng 45.000 ha, chủ yếu tại các tỉnh: Lâm Đồng, Đắk Nông, Kon Tum) và một số địa phương có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp với yêu cầu sinh thái của cây mắc ca (khoảng 10.000 ha), được Bộ NN-PTNT và các địa phương xác định quy mô và địa điểm cụ thể trên cơ sở đánh giá kỹ lưỡng tiềm năng, năng lực đầu tư, quỹ đất, hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường và nhu cầu thị trường.
Trên cơ sở tổng kết, đánh giá hiệu quả phát triển mắc ca giai đoạn 2021 - 2030, sẽ định hướng cụ thể về quy mô diện tích và vùng trồng mắc ca đến năm 2050, phấn đấu đạt khoảng 250.000 ha.
Về cơ sở chế biến, đến năm 2030 khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các cơ sở sơ chế, chế biến mắc ca gắn với vùng trồng nguyên liệu tại vùng Tây Bắc và Tây Nguyên; nâng cấp 65 cơ sở sơ chế, chế biến hiện có, xây dựng mới khoảng 300 - 400 cơ sở sơ chế, chế biến, công suất mỗi cơ sở từ 100 - 200 tấn hạt/năm; tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng khoảng 8 nhà máy chế biến sâu các sản phẩm Mắc ca có giá trị cao, công suất mỗi cơ sở từ 10.000 - 15.000 tấn hạt tươi/năm tại những địa phương có điều kiện thuận lợi.
Để phát triển thị trường tiêu thụ, giải pháp đặt ra đối với thị trường trong nước, các địa phương cần hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm mắc ca, gắn với chỉ dẫn địa lý; thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, tuyên truyền, giới thiệu để người tiêu dùng trong nước có đủ thông tin về sản phẩm mắc ca.
Đối với thị trường xuất khẩu, các địa phương tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ, Hiệp hội Mắc ca Việt Nam và doanh nghiệp thực hiện các biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu, tháo gỡ rào cản thương mại; tập trung thực hiện các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch sản phẩm nhân và hạt mắc ca nguyên vỏ, các sản phẩm mắc ca chế biến sâu vào thị trường các nước…
Mai Chiến
Hà Nội - Thủ đô đang phát triển du lịch nông nghiệp đặc biệt là các sản phẩm du lịch…
“Ở Việt Nam không kịp cô đơn, sự dễ thương của người dân chính là sợi dây níu chân tôi…
(Lào Cai) - Những năm gần đây, các mô hình nông nghiệp gắn với du lịch tại tỉnh Lào Cai…
Đây chính là chủ đề của chương trình “Hành trình văn hoá thương mại Việt Nam – châu Âu” sẽ…
Sản phẩm muối NanoSalt ngoài việc giảm được tới 50% độ mặn còn bổ sung thêm 60 vi khoáng, rất…
Bất chấp khuyến cáo của các cơ quan chức năng, nông dân vẫn ồ ạt mở rộng diện tích trồng…
(Hải Dương) Ở các khu ruộng khai thác cáy, người dân xã Thanh Xuân, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương…
Một chuyên gia thương mại quốc tế tại Tây Ban Nha đã quyết định từ bỏ công việc ở chốn…
Đây là mô hình hoạt động vô cùng đặc biệt tại một nông trại tại Berlin, Đức.
Với những việc nhỏ hàng ngày là phân loại rác thải sinh hoạt và xử lý rác thải hữu cơ…
Nếu có phương pháp xử lý và tận dụng tốt chất thải chăn nuôi, có thể đáp ứng thay thế…
Là nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, nhưng Việt Nam mới chỉ khai thác được 40 -…
Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại áp dụng công nghệ chuỗi khối sẽ giúp ích rất…
Quy trình sản xuất lúa hữu cơ được camera ghi lại và lưu trữ theo thời gian thực về toàn…
Liên minh châu Âu đang nỗ lực xây dựng “Đài quan sát thị trường phân bón” để giải quyết những…
Với lợi thế thổ nhưỡng thuận lợi, cây rau má được trồng hướng theo hữu cơ đã trở thành rau…
Hà Nội - Thủ đô đang phát triển du lịch nông nghiệp đặc biệt là các sản phẩm du lịch…
Là địa phương có số lượng sản phẩm OCOP đứng đầu cả nước, nhưng Hà Nội xác định không chạy…
TSKH. Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam đã có rất nhiều hoạt động…
Một công ty tại Mỹ đang cung cấp nhiều giải pháp toàn diện giúp ngăn ngừa lãng phí thực phẩm…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…