Thứ năm 17/07/2025 18:46Thứ năm 17/07/2025 18:46 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Phát triển nông nghiệp hữu cơ: Tiềm năng và thách thức

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Nông nghiệp hữu cơ đang trở thành xu hướng toàn cầu nhờ vào lợi ích bền vững đối với môi trường, sức khỏe con người và giá trị kinh tế và đang dần mở rộng và phát triển một cách nhanh chóng tại Việt Nam. Tuy nhiên, để thành công cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nước, doanh nghiệp, nông dân và người tiêu dùng nhằm giải quyết những thách thức hiện tại để phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững.

Phát triển nông nghiệp hữu cơ: Tiềm năng và thách thức
Nông nghiệp hữu cơ đang dần mở rộng và phát triển một cách nhanh chóng tại Việt Nam.

Nhiều quyết sách hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Theo Sở NN&PTNT Ninh Bình (nay là Sở Nông nghiệp và Môi trường) với nhiều chính sách được ban hành về phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Ninh Bình được các doanh nghiệp quan tâm, tích cực đầu tư vào sản xuất nông nghiệp an toàn, nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái gắn với nông nghiệp hữu cơ đối với nhiều đối tượng cây trồng, vật nuôi. Trong đó chú trọng sản xuất nông nghiệp hữu cơ đối với một số đối tượng đặc hữu, bản địa, có lợi thế cạnh tranh của địa phương.

Cụ thể, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2018/NĐ-CP về Nông nghiệp hữu cơ có hiệu lực tháng 10/2018. Từ thực tiễn sản xuất và căn cứ pháp lý quy định, ngay từ năm 2018 (vụ mùa 2018) Sở NN&PTNT Ninh Bình nay là Sở Nông nghiệp và Môi trường đã nghiên cứu và thử nghiệm sản xuất hữu cơ được triển khai với 3 mô hình lúa - cá theo mô hình hữu cơ quy mô 5ha/mô hình. Từ thành công bước đầu của những mô hình đó, Sở NN&PTNT Ninh Bình đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các chính sách của HĐND tỉnh cụ thể như NQ 39/2018/NQ-HĐND; NQ 113/2020/NQ-HĐND, trong đó có chính sách hỗ trợ sản xuất lúa theo mô hình hữu cơ.

Năm 2020 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 885/QĐ-TTg với mục tiêu tổng quát là phát triển nền nông nghiệp hữu cơ có giá trị gia tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường sinh thái, gắn với kinh tế nông nghiệp tuần hoàn phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ của khu vực và thế giới.

Hiện nay, canh tác hữu cơ đã được lan tỏa trong sản xuất trồng trọt, đảm bảo theo đúng định hướng chỉ đạo của Chính phủ, Bộ NN&PTNT (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) và của tỉnh Ninh Bình. Diện tích sản xuất lúa hữu cơ, rau quả theo mô hình hữu cơ từng bước tăng dần.

Bên cạnh thuận lợi và kết quả đã đạt được phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Ninh Bình cũng còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Như quy trình sản xuất hữu cơ rất khắt khe, cần thời gian dài để cải tạo đất, tạo nguồn nước tưới đáp ứng yêu cầu về chất lượng nên chi phí sản xuất cao.

Phát triển nông nghiệp hữu cơ: Tiềm năng và thách thức
Mô hình trồng lúa hữu cơ tại xã Khánh Trung (Yên Khánh, Ninh Bình).

Đặc biệt với những vùng thâm canh cao, trước đây đã sử dụng nhiều phân bón hóa học và hóa chất bảo vệ thực vật khi muốn chuyển sang sản xuất hữu cơ đòi hỏi thời gian chuyển đổi lâu, năng suất giảm và gặp khó khăn trong phòng chống sâu bệnh, cân bằng sinh thái bị phá vỡ trước đây cần thời gian để thiết lập lại.

Việc đưa vào áp dụng các tiêu chuẩn (TCVN) trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ còn gặp nhiều khó khăn như quy hoạch vùng trồng vì chưa được triển khai hợp lý do nông nghiệp hữu cơ cần có vùng cách ly với nông nghiệp truyền thống; Hoạt động ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ đòi hỏi cán bộ kỹ thuật, người sản xuất phải có đủ trình độ để tiếp cận và sử dụng công nghệ, tuy nhiên lực lượng này còn mỏng, cần có thời gian đào tạo nâng cao;…

Nâng cao nhận thức cho người sản xuất

Theo ông Nguyễn Hữu Ngọc - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh cho biết hiện các chủ trương, chính sách khuyến khích, hỗ trợ đối với phát triển nông nghiệp hữu cơ đang được triển khai từ trung ương tới địa phương, trong đó có tỉnh Hà Tĩnh. Đây là yếu tố thuận lợi tạo đà cho nông nghiệp hữu cơ phát triển sâu rộng và đa dạng cả về sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi. Nhận thức của các hộ sản xuất, kinh doanh đối với sản xuất hữu cơ là sản xuất bền vững, mang lại môi trường sống an toàn, nâng cao sức khỏe, tuổi thọ.

Nguồn lao động trẻ, có kiến thức, hiểu biết về công nghệ thông tin, nắm bắt nhanh về kĩ thuật sản xuất ở địa phương sẵn sàng có thể đáp cho phát triển nông nghiệp hữu cơ. Đây là yếu tố thuận lợi lớn cho phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và nông nghiệp hữu cơ nói riêng.

Hiện tại, đa số các mô hình sản xuất hữu cơ bước đầu có sự liên kết với doanh nghiệp trong sản xuất, hướng dẫn quy trình kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm, điển hình như tập đoàn Quế Lâm. Đây là yếu tố quan trọng tạo lòng tin, sự quyết tâm thay đổi, hướng đến mô hình sản xuất kinh doanh theo hướng hiệu quả, bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái.

Cũng theo ông Ngọc thì bên cạnh những thuận lợi tỉnh Hà Tĩnh còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển nông nghiệp hữu cơ như: Các hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh mới tiếp cận với sản xuất hữu cơ, chưa có nhiều kiến thức, kinh nghiệm đối với mô hình sản xuất này. Phần lớn diện tích đất sản xuất nông nghiệp của người dân còn manh mún, nhỏ lẻ, tự phát nên khó trong việc gom diện tích để lập đội, nhóm sản xuất hữu cơ; bên cạnh đó, thói quen của người sản xuất trong việc sử dụng phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật hóa học để đáp ứng nhu cầu về năng suất và sản lượng còn rất phổ biến. Vì vậy, việc tổ chức sản xuất để đáp ứng quy định nghiêm ngặt của tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ là một thách thức lớn.

Phát triển nông nghiệp hữu cơ: Tiềm năng và thách thức
Hà Tĩnh đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2030: Diện tích nhóm đất nông nghiệp sản xuất hữu cơ đạt khoảng 2 - 2,5% tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp. (Ảnh minh họa)

Nhu cầu về vốn vay ưu đãi của các hộ sản xuất, kinh doanh là rất cao trong khi việc tiếp cận nguồn vốn của các tổ chức tín dụng còn nhiều hạn chế. Do hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không có tài sản thế chấp, các hộ nông dân thiếu vốn đầu tư ban đầu cho sản xuất.

Đặc biệt, cơ chế chính sách, nguồn lực đầu tư chưa đủ mạnh để thúc đẩy các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ quy mô lớn, tập trung theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ, mà hiện tại chỉ mới phát triển các mô hình quy mô nhỏ, có liên kết với một số doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế của tỉnh. Chưa hình thành được chuỗi cung ứng từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ bền vững, hiệu quả chưa cao.

Sản xuất hữu cơ còn nhỏ lẻ

Theo Sở NN&PTNT (nay là Sở Nông nghiệp và Môi trường) tỉnh Tuyên Quang, với lợi thế vùng nông sản hàng hóa tập trung trong đó có vùng lòng hồ Thủy điện Tuyên Quang với diện tích trên 8.000 ha có chất lượng nước tốt, thuận lợi cho nghề nuôi cá lồng bè công nghệ cao gắn với chế biến. Một số vùng đất có độ cao trên 1.000 m so với mực nước biển, khí hậu, chất đất, nguồn nước chưa bị ô nhiễm rất thuận lợi cho sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ, trong đó có vùng trồng chè Shan tuyết là giống đặc sản của tỉnh với diện tích hiện có trên 1.000 ha. Cùng với các hệ sinh thái rừng tự nhiên đại ngàn dưới Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Na Hang - Lâm Bình thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái.

Phát triển nông nghiệp hữu cơ: Tiềm năng và thách thức
Chè Shan tuyết là giống đặc sản của tỉnh với diện tích hiện có trên 1.000 ha. (Ảnh minh họa)

Với tiềm năng đó, Tuyên Quang là điểm đến tiềm năng cho các nhà đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, dược liệu, chế biến nông lâm thủy sản, du lịch sinh thái.

Theo báo cáo, sản xuất hữu cơ trên địa bàn tỉnh hiện nay còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát, hàng hóa chưa đa dạng, sức cạnh tranh trên thị trường thấp. Sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, theo tiêu chuẩn hữu cơ còn ít chưa có nhiều mô hình sản xuất hữu cơ hiệu quả để tuyên truyền, nhân rộng. Quy trình sản xuất hữu cơ yêu cầu khắt khe, khó áp dụng, nguồn vật tư đầu vào gặp nhiều khó khăn, chi phí đầu tư cho sản xuất hữu cơ cao hơn so với sản xuất thông thường... do đó việc mở rộng diện tích sản xuất hữu cơ còn chậm, số lượng tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất hữu cơ chưa nhiều.

Số doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm hoặc liên kết sản xuất, tiêu thụ với nông dân thông qua hợp đồng còn ít; xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm còn nhiều hạn chế...

Đặc biệt, việc áp dụng hệ thống đảm bảo cùng tham gia PGS mặc dù được IFOAM công nhận nhưng cũng chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận chính thức để áp dụng vào các chính sách hỗ trợ sản xuất của tỉnh.

Lợi ích của sản xuất hữu cơ là bảo vệ đa dạng sinh học, cân bằng hệ sinh thái tự nhiên; duy trì và nâng cao sức khỏe của con người trong tất cả các khâu từ canh tác, chế biến, phân phối đến tiêu dùng; tăng cường sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững; giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ nguồn nước, đất đai và không khí; nâng cao chất lượng dinh dưỡng của thực phẩm, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như ung thư, tim mạch, tiểu đường,...; tăng cường sức đề kháng của con người, giúp phòng chống bệnh tật; thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Nông nghiệp hữu cơ đang có xu hướng phát triển tại nhiều địa phương, nhưng để phát triển bền vững, ổn định cần sự chung tay, góp sức của cả Nhà nước, nhà khoa học, nhà sản xuất.

Bài liên quan

Hà Tĩnh: Nông dân làm giàu nhờ nghề nuôi ong

Hà Tĩnh: Nông dân làm giàu nhờ nghề nuôi ong

Từ một nghề truyền thống, nuôi ong lấy mật đang trở thành hướng phát triển kinh tế tiềm năng, tạo ra công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho người dân ở địa phương.
Hà Tĩnh: 13.000 ha đất nông nghiệp không thể sản xuất lúa vụ hè thu

Hà Tĩnh: 13.000 ha đất nông nghiệp không thể sản xuất lúa vụ hè thu

Thời điểm này, nhiều diện tích lúa hè thu đã phát triển xanh tốt thì trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn có hơn 13.000 ha đất nông nghiệp không thể sản xuất.
Tiềm năng phát triển nông nghiệp hữu cơ Hà Tĩnh

Tiềm năng phát triển nông nghiệp hữu cơ Hà Tĩnh

Ngày 27/6/2025, Liên minh HTX tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Diễn đàn “Nâng cao hiệu quả sản xuất Nông nghiệp hữu cơ và kết nối tiêu thụ sản phẩm cho các Hợp tác xã”.
Hà Tĩnh: Ngăn chặn tình trạng hàng giả vật tư nông nghiệp

Hà Tĩnh: Ngăn chặn tình trạng hàng giả vật tư nông nghiệp

Hà Tĩnh đang siết chặt kiểm tra chất lượng giống và vật tư nhằm phát hiện, ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại, buôn bán hàng giả trong sản xuất.
Khẳng định vai trò “cầu nối” đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với người nông dân

Khẳng định vai trò “cầu nối” đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với người nông dân

Với nhiều đổi mới thiết thực, hoạt động khuyến nông Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025 đã tạo tiền đề vững chắc để bước sang một giai đoạn mới với tầm nhìn xa hơn, cách làm linh hoạt hơn.
Tuyên Quang: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội

Tuyên Quang: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội

Chiều 19/5, đồng chí Nguyễn Thế Giang, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì cuộc họp về tiến độ thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 4 và Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) năm 2025. Dự họp có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị liên quan của tỉnh, huyện Na Hang.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Chàng trai người Tày theo đuổi trà hữu cơ

Chàng trai người Tày theo đuổi trà hữu cơ

Tốt nghiệp đại học rồi lấy bằng thạc sĩ, cơ hội làm việc tại phố thị rộng mở nhưng anh Hoàng Văn Tuấn quyết định trở về quê phát triển cây chè theo hướng hữu cơ, kết hợp với du lịch trải nghiệm đồi chè. Trái ngọt đã đến với anh sau nhiều năm kiên trì, bên bỉ với những giọt mồ hôi mặn chát đã lăn trên má.
Nghị quyết 68 là cơ sở khơi thông động lực phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 là cơ sở khơi thông động lực phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68-NQ/TW, được Ban Chấp hành Trung ương ban hành ngày 4 tháng 5 năm 2025, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong nhận thức và hành động của Đảng và Nhà nước ta về vai trò then chốt của kinh tế tư nhân trong giai đoạn phát triển mới.
Hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ - Kỳ 2:  Quy trình để người nông dân tham gia chứng nhận PGS

Hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ - Kỳ 2: Quy trình để người nông dân tham gia chứng nhận PGS

Để đạt được chứng nhận PGS, người sản xuất phải trải qua một quá trình học tập để hiểu biết về tiêu chuẩn và kỹ thuật, được kiểm tra nghiêm ngặt sự tuân thủ, thông qua các hoạt động đánh giá, có sự tham gia của nhiều bên liên quan như nông dân, tổ chức điều phối, người tiêu dùng và chuyên gia... Quá trình này không chỉ đánh giá tính tuân thủ về mặt kỹ thuật mà còn chú trọng đến sự gắn kết và hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất.
Những thách thức và hành trình trong chuỗi nông sản xuất khẩu của Việt Nam

Những thách thức và hành trình trong chuỗi nông sản xuất khẩu của Việt Nam

Một chuỗi nông sản xuất khẩu là một hệ thống phức tạp, liên kết từ người nông dân sản xuất nguyên liệu thô đến tay người tiêu dùng ở thị trường nước ngoài. Để một sản phẩm nông nghiệp Việt Nam có thể vươn ra thế giới, nó phải trải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của nhiều chủ thể và tuân thủ các quy định nghiêm ngặt.
Hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ - Kỳ 1: Những bước đi đầu tiên gắn liền với chứng nhận PGS

Hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ - Kỳ 1: Những bước đi đầu tiên gắn liền với chứng nhận PGS

PGS là chứng nhận đảm bảo sản phẩm được sản xuất tuân theo các quy trình của sản xuất. Hiểu một cách đơn giản, PGS là hệ thống chứng nhận sản xuất nông nghiệp theo các nguyên tắc và quy chuẩn hữu cơ, được thống nhất với sự tham gia của nhiều bên trong chuỗi sản xuất – cung ứng – tiêu thụ.
Chè Shan Tuyết Khau Mút - Giấc mơ xanh giữa đại ngàn Tuyên Quang

Chè Shan Tuyết Khau Mút - Giấc mơ xanh giữa đại ngàn Tuyên Quang

Trong nhiều thập kỷ qua, nền nông nghiệp đã chứng kiến sự "bùng phát" của việc sử dụng hóa chất trong sản xuất, đặc biệt là thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học. Ban đầu, đó là giải pháp nhanh chóng và hiệu quả để nâng cao năng suất, bảo vệ mùa màng trước sâu bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng và thiếu kiểm soát các loại hóa chất này đã để lại hậu quả nghiêm trọng khiến đất đai ngày càng bạc màu, hệ sinh thái bị xáo trộn, những vi sinh vật có ích trong đất bị tiêu diệt, thiên địch bị phá vỡ khiến sâu bệnh tái phát ngày càng khó kiểm soát.
Bài cuối: Phát triển nông nghiệp sạch gắn với xây dựng nông thôn mới, hướng đi bền vững ở Minh Tân

Bài cuối: Phát triển nông nghiệp sạch gắn với xây dựng nông thôn mới, hướng đi bền vững ở Minh Tân

Minh Tân một xã, thuộc huyện Kiến Xương nằm ở phía Đông Nam tỉnh Thái Bình, từ lâu đã được biết đến là vùng đất nông nghiệp trù phú với những cánh đồng lúa bạt ngàn và nguồn lợi thủy sản đa dạng từ sông, hồ, ao, đầm. Tuy nhiên, trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nhu cầu về thực phẩm an toàn ngày càng tăng, Kiến Xương đang tập trung vào việc phát triển mô hình nông nghiệp sạch và song hành cùng đó là xây dựng nông thôn mới, nhằm mang lại cuộc sống sung túc và bền vững hơn cho người dân. Đây là một hành trình đầy thử thách nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội.
Nới rộng "cửa" vốn: Hợp tác xã và liên hiệp Hợp tác xã được vay đến 5 tỷ đồng

Nới rộng "cửa" vốn: Hợp tác xã và liên hiệp Hợp tác xã được vay đến 5 tỷ đồng

Khu vực kinh tế tập thể, với hạt nhân là các hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã, từ lâu đã được xác định là thành phần kinh tế quan trọng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển nông nghiệp, nông thôn và kinh tế - xã hội của đất nước. Với việc Nghị định 156/2025/NĐ-CP chính thức cho phép hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã được các tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản đảm bảo tối đa đến 5 tỷ đồng, hứa hẹn tạo cú hích mạnh mẽ cho sự phát triển của mô hình kinh tế này
Xây dựng chuỗi giá trị liên kết: Bài học phát triển thị trường nông sản ở Xín Mần

Xây dựng chuỗi giá trị liên kết: Bài học phát triển thị trường nông sản ở Xín Mần

Xín Mần, mảnh đất biên cương Hà Giang (nay là tỉnh Tuyên Quang) , đang chứng kiến sự đổi thay mạnh mẽ nhờ hướng đi đúng đắn trong phát triển nông nghiệp. Bằng việc xây dựng chuỗi giá trị liên kết chặt chẽ "2 nhà" nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp, nhiều nông sản đặc trưng của huyện đã vượt qua biên giới, khẳng định vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế.
Thiên đường Hữu cơ Eifel: Nơi đất mẹ được trân trọng

Thiên đường Hữu cơ Eifel: Nơi đất mẹ được trân trọng

Ẩn mình giữa những ngọn đồi xanh mướt và những khu rừng rậm rạp của vùng núi Eifel phía tây nước Đức, một phong trào nông nghiệp lặng lẽ nhưng mạnh mẽ đã bén rễ và nở rộ. Nơi đây không chỉ là một vùng đất với vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ mà còn là một hình mẫu tiêu biểu cho sự phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững, nơi mà đất màu được xem như một kho báu vô giá và được chăm sóc bằng tất cả sự tận tâm.
Theo dấu chân những người làm lúa sạch - Bài 4: Nơi hội tụ lúa, rươi, cua, cáy ở Minh Tân

Theo dấu chân những người làm lúa sạch - Bài 4: Nơi hội tụ lúa, rươi, cua, cáy ở Minh Tân

Thái Bình, mảnh đất được mệnh danh là "quê lúa" của Việt Nam, luôn ẩn chứa những câu chuyện thú vị về nông nghiệp và văn hóa địa phương. Nằm trong lòng tỉnh Thái Bình, Hợp tác xã Nông nghiệp Minh Tân thuộc huyện Kiến Xương là một ví dụ điển hình cho sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và đổi mới, nơi những sản vật đặc trưng như lúa, rươi, cua và cáy đã trở thành niềm tự hào của người dân và là nguồn sống bền vững.
Ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp

Ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp

Ngành nông nghiệp Việt Nam cần chuyển đổi mạnh mẽ trong bối cảnh đảm bảo an ninh lương thực, biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính