NAM ĐỊNH - Phấn đấu đến năm 2050, nông thôn Nam Định không còn hộ nghèo và trở thành “nơi đáng sống”, văn minh, xanh - sạch - đẹp với điều kiện sống, thu nhập dân cư nông thôn tiệm cận và kết nối chặt chẽ, hài hòa với đô thị.
Mô hình rau thủy canh ở huyện Hải Hậu, Nam Định
Ông Trần Anh Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định cho biết, tỉnh đặt mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, phát triển nông nghiệp dựa trên lợi thế của tỉnh, theo hướng hiện đại nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, bền vững và khả năng cạnh tranh nông sản, đảm bảo an ninh lương thực, góp phần quan trọng trong việc ổn định kinh tế - xã hội, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Bên cạnh đó, nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống, vai trò và vị thế của người tham gia sản xuất nông nghiệp; tạo việc làm phi nông nghiệp để phát triển sinh kế đa dạng, giảm nghèo bền vững cho người dân nông thôn.
Ngoài ra, đẩy mạnh phát triển nông thôn toàn diện, hiện đại kết nối với đô thị. Phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu, theo hướng nông nghiệp sinh thái có hiệu quả cao, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.
Theo ông Dũng, Nam Định phấn đấu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ngành nông nghiệp đạt bình quân khoảng 2,0 - 2,5%/năm; tỷ trọng ngành nông lâm, thủy sản chiếm xấp xỉ 10% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết đạt trên 30%. Tỷ lệ lao động nông nghiệp được đào tạo đạt trên 75%. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng gấp trên 1,7 lần so với năm 2020.
Hộ nghèo đa chiều giảm xuống còn dưới 0,15%. 100% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 80% số huyện đạt chuẩn NTM nâng cao; có 35% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, có ít nhất 3 huyện đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường nông thôn, phấn đấu giảm phát thải khí nhà kính 10% so với năm 2020.
“Phấn đấu đến năm 2050, Nam Định trở thành một trong những tỉnh phát triển khá của cả nước, trong đó nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả cao, thân thiện với môi trường. Nông thôn không còn hộ nghèo và trở thành “nơi đáng sống”, văn minh, xanh - sạch - đẹp với điều kiện sống, thu nhập dân cư nông thôn tiệm cận và kết nối chặt chẽ, hài hòa với đô thị”, ông Dũng thông tin.
Ông Dũng cho biết, “Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050” trên địa bàn tỉnh Nam Định “ra đời” nhằm cơ cấu sản xuất lại ngành nông nghiệp gắn với lợi thế canh tranh và yêu cầu thị trường.
Theo đó, tập trung phát triển các cây trồng, vật nuôi, thủy sản chủ lực của tỉnh: Lúa (lúa chất lượng cao, lúa đặc sản), rau - củ (theo hướng hữu cơ, VietGAP…), hoa - cây cảnh (hoa cúc, hoa ly, cây bonsai, cây thế), lợn (lợn thịt và lợn sữa), gà (thịt và trứng), tôm nước lợ (tôm thẻ chân trắng, tôm sú), ngao theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với chuỗi liên kết bền vững; áp dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa, phát triển công nghiệp chế biến nông sản, đảm bảo an toàn thực phẩm, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu gắn với truy xuất nguồn gốc, đáp ứng nhu cầu thị trường, bảo đảm an ninh lương thực và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Mai Chiến - Việt Hải
Dự án Organicity là cơ hội để người dân ở khắp nơi trên thế giới khám phá những giá trị…
Thịt trâu gác bếp là món ăn đặc sản thường thấy trong bữa ăn của người Thái đen. Món thịt…
Ngày 15/9, Công ty cổ phần công nghệ dược liệu Bắc Hà ở thôn Nam Đội Thân, xã Nông Thượng…
Bạn sẽ nghĩ gì khi khách đến nhà dùng bữa tối nhưng vẫn mang đồ uống cho riêng mình dù…
Từ một loại trái cây dại, giờ đây nho rừng trở thành đặc sản được nhiều người săn đón. Loại…
TP. Cần Thơ sẵn sàng cho "Ngày hội du lịch sinh thái Phong Điền - Cần Thơ lần thứ X…
Các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 đã được nước chủ nhà Ấn Độ tặng những…
Tác hại của thuốc trừ sâu có lẽ nhiều người biết, nhưng việc thuốc trừ sâu có thể tìm thấy…
Theo thống kê và dự đoán, do nhu cầu ngày càng tăng về thức ăn hữu cơ cho thú cưng,…
Sau nhiều năm liên tiếp được biết đến như Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam, Vinamilk tiếp tục được…
Trong các ngày từ 2-3/10/2023, Hội Nông nghiệp hữu cơ tỉnh Tuyên Quang phối hợp với Hiệp hội Nông nghiệp…
Dự án Organicity là cơ hội để người dân ở khắp nơi trên thế giới khám phá những giá trị…
Đại hội Hữu cơ châu Âu do IFOAM châu Âu và Ecovalia phối hợp tổ chức đã diễn ra thành…
Ngày 1/10 đã diễn ra Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2023-2028 Hội Hữu nghị Việt – Đức tỉnh…
Thịt trâu gác bếp là món ăn đặc sản thường thấy trong bữa ăn của người Thái đen. Món thịt…
Mới đây, huyện Chiêm Hoá (Tuyên Quang) đã tổ chức Lễ đón nhận Quyết định Chứng nhận Tri thức về…
Sáng 30/9, Ban Chỉ đạo tổ chức kỷ niệm những ngày lễ lớn và phát triển du lịch tỉnh Yên…
Những năm gần đây, ngành Nông nghiệp tỉnh Kon Tum đã có bước tiến lớn cả về năng suất, sản…
Sóc Sơn là huyện có diện tích đất nông nghiệp lớn, nhiều gò đồi, tỷ lệ lao động trong lĩnh…
Với mục tiêu nâng cao giá trị cho sản phẩm cam sành của địa phương bằng việc chế biến sâu…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…