Nhờ sản xuất rau theo hướng hữu cơ, HTX Cuối Quý (huyện Đan Phương, thành phố Hà Nội) không phải lo đầu ra, thị trường tiêu thụ ổn định. Hơn nữa, giá bán rau tại HTX cao hơn bên ngoài.
Mang kiến thức về quê nhà
Sinh ra trong một gia đình làm nông, ngay từ nhỏ bà Cuối đã có tình yêu với nông nghiệp. Thời thiếu nữ, bà cũng như bao cô gái trong làng, luôn phụ giúp bố mẹ công việc đồng áng. Khi có mái ấm riêng, bà vẫn phải nhoài lưng “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, nhưng cuộc sống gia đình chẳng thay đổi nhiều, cái đói vẫn đeo bám vợ chồng bà.
Bà Cuối giới thiệu về rau sạch đang được canh tác tại trang trại.
Với suy nghĩ tích cực, mong muốn tìm kiếm công việc mới ở xứ Đài Loan để thay đổi bản thân, cuộc sống gia đình, năm 2000, bà Cuối khăn gói quần áo lên đường lập nghiệp ở mảnh đất mới.
Đặt chân tới đất nước xa lạ, bà Cuối được nhận làm công nhân tại trang trại chuyên sản xuất rau hữu cơ. Một phương thức canh tác rất mới đối với bà và ngay cả khi đó ở Việt Nam từ khóa “nông nghiệp hữu cơ” cũng chưa được biết đến nhiều như bây giờ.
Bà Cuối kể, rau trồng ở Đài Loan, năng suất cao gấp 2 - 3 lần đã đành, nhưng độ sạch còn gấp hơn thế rất nhiều lần. Nước trồng rau sạch đến nỗi hơn cả nước người uống, vì nhà chủ dùng nước máy để ăn nhưng cũng thứ nước ấy phải qua máy lọc mới dám đưa vào hệ thống tưới tự động cho rau.
Trước khi vào vụ mới, đất trồng được “khò” qua lửa để diệt sạch mầm bệnh gây hại. Phân gà được ủ hoai mục trên 6 tháng mới đem bón. Trường hợp phát hiện sâu ăn lá, công nhân chủ yếu bắt bằng tay là chính, hiếm khi sử dụng thuốc sinh học. Với canh tác theo hướng hữu cơ, chỉ hơn 1 ha nhưng lợi nhuận đem lại rất “khủng”.
Bà Cuối say mê với nông nghiệp hữu cơ đến mức dành trọn 16 năm để học tập kinh nghiệm và công nghệ sản xuất rau sạch tại Đài Loan. Thậm chí, bà còn “rủ” cả chồng là ông Nguyễn Đăng Quý sang nước bạn để “dạy” cho ông cách sản xuất rau kiểu này.
Rau sạch Cuối Quý được canh tác theo hướng hữu cơ, công nghệ cao.
Có cơ hội tiếp cận với nền nông nghiệp mới, vợ chồng bà Quý chịu khó học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, kiến thức chăm sóc, chăm bón… rau hữu cơ. Khi cả 2 vợ chồng có trong tay “kho tàng” kiến thức, bà Cuối bàn với ông Quý trở về quê xây dựng trang trại canh tác rau hữu cơ.
Năm 2016, vợ chồng bà trồng thử nghiệm trên chính mảnh đất của gia đình với diện tích rất nhỏ. Nào ngờ, niềm vui đã đến với vợ chồng bà Cuối khi rau thu hoạch đến đâu khách hàng mua hết đến đó.
Nhận thấy nguồn cung không đủ cầu, gia đình bà quyết định mở rộng diện tích canh tác. Tích tiểu thành đại, đến nay gia đình bà đã có trong tay một trang trại sản xuất rau sạch theo hướng hữu cơ rộng đến 15 ha. Rau được trồng trong nhà màng, với đầy đủ hệ thống thoát gió, thoát khí và tưới tiêu hiện đại.
Hiện nay, ngoài canh tác các loại rau theo mùa, gia đình bà còn trồng đa dạng các loại rau củ trái mùa, có giá trị kinh tế cao như su hào, măng tây, bông hẹ, cải bắp tí hon… nhằm đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng.
Ngon tại giống, sạch tại tâm
Với phương châm “ngon tại giống, sạch tại tâm”, bà Cuối kiên quyết đi theo nền nông nghiệp sạch, bền vững; không chạy theo số lượng mà tập trung nhiều vào chất lượng sản phẩm.
Bà Cuối ăn rau trực tiếp tại vườn để chứng minh rau hoàn toàn sạch, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.
Bà Cuối tâm sự, vận dụng kinh nghiệm đã học hỏi được ở nước bạn, bà áp dụng ngay vào mô hình của gia đình. Theo đó, chỉ sử dụng phân bón hữu cơ để làm “thức ăn” cho rau và sử dụng men vi sinh để phun trừ sâu ăn lá. Bằng cách, trộn men vi sinh với đường cát, sữa milo và ủ trong thời gian nhất định sau đó nghiền nát, lọc cặn bã rồi mới phun.
“Gia đình canh tác rau theo hình thức 5 “không”. Đó là, không phun thuốc diệt cỏ; không phân bón hóa học; không thuốc BVTV; không kích thích tăng trưởng; không giống biến đổi gen nhằm bảo vệ môi trường và giữ chân thiên địch”, bà Cuối bật mí.
Nhờ kiên trì, theo đuổi phương pháp sản xuất rau theo hướng hữu cơ, trang trại sản xuất rau sạch của gia đình bà Cuối được nhiều khách hàng biết đến. Do đó, hầu như ngày nào, vợ chồng bà cũng phải thay phiên nhau tiếp khách hàng, người dân đến tham quan mô hình, học hỏi kinh nghiệm.
Tháp Chạp, tháng cuối cùng của năm nên nhu cầu của khách hàng, thị trường rất lớn; vợ chồng bà Cuối bất bật, vất vả hơn vì đơn hàng mỗi ngày một nhiều lên. Nhiều hôm thu hoạch thông trưa, quên ăn, quên ngủ để kịp giao hàng cho khách.
“Mỗi dịp tết đến xuân về, trang trại chuẩn bị 6 - 7 chủng loại rau để cung cấp cho thị trường, nhưng vẫn không đủ”, bà Cuối thổ lộ.
Rau sạch Cuối Quý đã lên "kệ" 3 chuỗi cửa hàng bán nông sản sạch ở Hà Nội.
Hôm chúng tôi đến tham quan và tác nghiệp, vợ chồng bà Cuối đang tất bật thu hoạch rau để xuất bán cho 1 nhà hàng trong vùng. Bớt chút thời gian, bà dẫn chúng tôi đi tham quan nơi sản xuất rau hữu cơ.
Vừa đi, bà Cuối vừa giới thiệu về quy mô, quy trình sản sản xuất rau sạch của gia đình bà. Dừng chân trong 1 nhà màng tràn ngập rau cải xanh mướt, bà Cuối cúi người ngắt 1 ngồng cải ăn trực tiếp như để chứng minh rau của gia đình bà hoàn toàn sạch.
“Tôi khẳng định rau của gia đình hoàn toàn sạch, có thể ăn trực tiếp, không cần phải rửa qua nước. Nhiều người đến đây tham quan, có yêu cầu tôi ăn rau trực tiếp tại ruộng, tôi vẫn sẵn lòng đáp ứng…”, bà Cuối nhấn mạnh.
Theo bà Cuối, hiện nay, gia đình bà đang cung cấp rau sạch cho 16 trường mẫu giáo trên địa bàn và 3 chuỗi cửa hàng rau sạch trên địa bàn thành phố. Trung bình mỗi địa chỉ sẽ đến nhận rau 1 - 2 lần/tuần và mỗi lần lấy khoảng 2 - 3 tạ rau.
Mai Văn Chiến
Hà Nội đã triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bước đầu cho hiệu quả, vừa…
Ngành công nghiệp khí sinh học đang được coi là một giải pháp tổng thể để quản lý chất thải,…
Với quyết tâm làm giàu trên quê hương, nhiều nông dân sinh sống trên vùng biên giới huyện Bù Đốp…
UBND huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương sẽ tổ chức chương trình hội thảo "Sản xuất nông nghiệp hữu cơ…
Sản xuất nông sản theo hướng hữu cơ, GAP mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp duy trì hệ…
Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn trên địa bàn, UBND huyện Lộc Hà…
Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã được Tập đoàn Quế Lâm triển khai tại Hà Tĩnh…
Sau rất nhiều thất bại trong việc theo đuổi giấc mơ làm nông nghiệp sạch, anh nông dân Tô Linh…
Mô hình “canh tác lúa sử dụng phân bón hữu cơ từ rơm” đã và đang được Sở Nông nghiệp…
Thời gian qua, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) triển khai thực hiện sản xuất nông nghiệp theo hướng chuỗi liên…
Trong cái nắng như xối lửa, 4 đội tham dự hội thi gặt lúa rươi hữu cơ trên cánh đồng…
Sự hợp tác này sẽ thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh, phát…
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) mới đây đã công bố gói hỗ trợ cho các nhà sản xuất sữa…
Hà Nội đã triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bước đầu cho hiệu quả, vừa…
Thời gian qua, thành phố Lai Châu đang tập trung phát triển các mô hình rau sạch hữu cơ hay…
Ngành công nghiệp khí sinh học đang được coi là một giải pháp tổng thể để quản lý chất thải,…
Nắm bắt nhu cầu của thị trường, đồng thời nhận thức rõ được những lợi ích khi sản xuất nông…
Với hơn 27 năm đồng hành cùng bà con nông dân ở khắp mọi miền Tổ quốc, thương hiệu gạo…
Với đặc thù địa bàn thường xuyên đón khách du lịch, dân cư sinh sống tập trung ở những vùng…
Chiều 30/5 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…