NAM ĐỊNH - Hiện nay, sâu bệnh đang bắt đầu “hoành hành” trên những cánh đồng lúa ở Nam Định. Để vụ xuân 2022 giành thắng lợi, ngành nông nghiệp tỉnh này đã có chỉ đạo tới các địa phương.
Ngành nông nghiệp Nam Định khyến cáo, nếu không tổ chức phun trừ kịp thời sẽ gây thiệt hại lớn đến năng suất lúa
Theo Chi cục Trồng trọt - BVTV Nam Định, hiện nay trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ lứa 2 bắt đầu vũ hóa rộ, mật độ phổ biến 0,2 - 0,5 con/m2, nơi cao 2 - 3 con/m2, cục bộ 4 - 5 con/m2; mật độ sâu và trứng phổ biến 10 - 15 con + quả/m2, nơi cao 20 - 50 con+quả/m2, cá biệt 100 con+quả/m2 (thấp hơn cùng kỳ vụ trước).
Sâu non lứa 2 sẽ nở rộ từ ngày 3 - 8/5, mật độ sâu phổ biến 20 - 30 con/m2, nơi cao 50 - 100 con/m2, cục bộ >200 con/m2. Đây là lứa sâu gây hại chính trong vụ, phân bố không đồng đều giữa các trà lúa và gây hại trực tiếp tới bộ lá đòng của cây lúa. Nếu không tổ chức phun trừ kịp thời sẽ gây thiệt hại lớn đến năng suất lúa.
Bên cạnh đó, rầy lứa 2 (chủ yếu rầy lưng trắng) sẽ nở rộ trùng với thời điểm sâu cuốn lá nở rộ, dự kiến mật độ phổ biến 200 - 500 con/m2, cao 1.000 - 1.500 con/m2, cục bộ >2.000 con/m2. Rầy lứa 2 có mật độ cao chủ yếu ở các huyện phía Nam tỉnh, phía Bắc tỉnh gây hại cục bộ, mức độ gây hại thấp hơn cùng kỳ vụ trước.
Bệnh khô vằn đã xuất hiện và phát triển trên tất cả các trà lúa, tỷ lệ bệnh phổ biến 3 - 5%, cao 7 - 10%, cục bộ >20%. Mức độ gây hại thấp hơn cùng kỳ năm trước. Bệnh sẽ tiếp tục lây lan mạnh trên các trà lúa từ nay đến cuối vụ.
Ngoài ra, lúa cỏ (lúa ma) và cỏ lồng vực cạn đang tiếp tục phát sinh và gây hại với mức độ cao hơn cùng kỳ vụ trước.
Để bảo vệ an toàn sản xuất vụ xuân 2022, ông Trần Ngọc Chính, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt - BVTV Nam Định yêu cầu các địa phương và đơn vị liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật để các hộ nông dân kiểm tra đồng ruộng, tự phân loại các trà lúa để có biện pháp chăm sóc bổ sung phù hợp;
Lưu ý không bón phân Urê khi lúa ôm đòng - sắp trỗ để giảm thiểu sự phát sinh, gây hại của các đối tượng sâu, bệnh cuối vụ, nhất là bệnh bạc lá trong điều kiện gặp mưa to, gió lớn...
Tổ chức đợt cao điểm phòng trừ dịch hại như phun trừ sâu cuốn lá nhỏ lứa 2, tập trung từ ngày 3 - 8/5 cho những diện tích có mật độ sâu từ 20 con/m2 trở lên (trà lúa cấy tốt sớm phun đầu lịch, trà lúa gieo cấy lại sau đợt rét đậm đầu vụ phun cuối lịch phòng trừ).
Cũng theo ông Chính, cần phun trừ rầy lứa 2 kết hợp với trừ sâu cuốn lá nhỏ cho những diện tích có mật độ rầy ≥ 30 con/khóm (1.000 con/m2). Đối với bệnh khô vằn nên phun trừ cho những diện tích bệnh chớm xuất hiện hoặc đã phun nhưng bệnh chưa dừng.
Đối với bệnh đạo ôn cổ bông, cần phun phòng bệnh lúc lúa trỗ 3 - 5% số bông (ruộng trỗ trước phun trước, ruộng trỗ sau phun sau) cho các giống nhiễm như: BC15, TBR225, khang dân 18, Q5, X21, đài thơm 8, nếp..., đặc biệt là trà lúa trỗ bông trước ngày 15/5, những diện đã nhiễm bệnh đạo ôn lá và khi lúa trỗ gặp mưa.
“Nếu các đối tượng dịch hại cần phòng trừ xuất hiện cùng 1 lúc có thể phối hợp các loại thuốc nhưng vẫn giữ nguyên nồng độ của mỗi loại. Trong thời gian 4 giờ sau phun gặp mưa phải phun trừ lại”, ông Chính nhấn mạnh.
Đối với lúa cỏ (lúa ma), ông Chính đề nghị các địa phương hướng dẫn bà con nông dân tăng cường điều tra, phát hiện lúa cỏ để nhổ bỏ bằng tay, đây là biện pháp diệt cỏ hiệu quả cao để hạn chế nguồn lây lan. Những diện tích nhiễm nặng lúa cỏ không cho thu hoạch (>70%) cần cắt, tiêu hủy toàn bộ cây lúa hoặc làm thức ăn cho gia súc, không được để lúa cỏ trên ruộng, bờ ruộng, kênh mương nhằm tránh lây lan, phát tán nguồn bệnh sang vùng khác.
Ngoài ra, tích cực tiêu diệt chuột bằng biện pháp thủ công như đào bắt kết hợp với các loại bẫy. Tuyệt đối không dùng điện và các biện pháp dễ gây nguy hiểm cho người, vật nuôi để diệt chuột.
Mai Chiến
Sáng 9/11/2023 tại Hà Nội, Hội nghị BCH Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam (VOAA) lần thứ 2,…
Một lần nữa IFOAM châu Âu lên tiếng yêu cầu các thành viên của Nghị viện châu Âu (MEP) và…
Ngày 04/12/2023 tại Khách sạn Crow, TP. Thái Nguyên, Chi hội Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) Trường Đại học Nông…
Hệ thống đảm bảo cùng tham gia PGS Tuyên Quang là thành viên của Hội Nông nghiệp hữu cơ tỉnh…
Trong khuôn khổ chương trình hoạt động tại Malaysia, ngày 30-11 vừa qua, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang…
Trong tương lai, KienlongBank sẽ phát huy vai trò chủ động của ngành Ngân hàng với trách nhiệm dành cho…
Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) không chỉ tạo ra những sản phẩm an toàn, đáp ứng nhu cầu ngày càng…
Cá hồi có lẽ là loài cá được ưa chuộng nhất thế giới bởi mùi vị thơm ngon và bổ…
Để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, xứ sở chuột túi đang thúc đẩy các quy định mạnh…
Theo đuổi Nông nghiệp Hữu cơ phải rất kiên trì bởi phải mất vài năm các loại cây mới cho…
Sáng 9/12 tại xã Điền Lộc, huyện Phong Điền, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với UBND huyện Phong Điền…
Thời gian qua, một số HTX, doanh nghiệp ở huyện Châu Đức đã chú trọng xây dựng, mở rộng vùng…
Sáng 9/11/2023 tại Hà Nội, Hội nghị BCH Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam (VOAA) lần thứ 2,…
Từ khi sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, giá sầu riêng luôn ở mức cao, các…
Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao ngoài đảm bảo đời sống vật chất cho…
Nhân ngày doanh nhân Việt Nam, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao vinh dự…
Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã vinh dự nhận bằng khen của Cục…
Đồng hành với nông dân, thời gian qua, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Vân Hồ đã bám sát…
Tuyên Quang, một tỉnh nằm ở vùng Trung du miền núi phía Bắc, có nhiều tiềm năng, lợi thế phát…
Một lần nữa IFOAM châu Âu lên tiếng yêu cầu các thành viên của Nghị viện châu Âu (MEP) và…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…